Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Sự phát triển của thai nhi 15 tuần tuổi và thay đổi của mẹ

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 15

Khi thai nhi 15 tuần tuổi, bạn đang ở giữa giai đoạn của sự thay đổi trọng lượng cơ thể. Cố gắng duy trì tư thế hợp lý khi đi lại sẽ giúp bạn tránh khỏi chứng  đau lưng khi mang thai và mệt mỏi cơ bắp không cần thiết. Nếu phải nâng vật nặng, bạn hãy nhớ lấy thế tì vào hai đầu gối và sử dụng bốn cơ lớn và mạnh ở bắp đùi của mình để giúp nâng lên. Bên cạnh đó, mẹ còn phải đối mặt với nhiều sự thay đổi khác trong tuần 15 của thai kỳ. Hãy cùng Huggies tìm hiểu thêm về những thay đổi của mẹ và sự phát triển của thai nhi tuần 15 nhé!

>> Tham khảo: 

Mang thai 15 tuần là bao nhiêu tháng?

Bước vào tuần thứ 15 có nghĩa là mẹ đã vượt qua tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ và đang bắt đầu tuần thứ 3 của tháng 4. Mẹ vẫn còn một chặng đường khoảng 5 đến khi bé chào đời.

>> Tham khảo thêm:

Mẹ vẫn còn một chặng đường khoảng 5 đến khi bé chào đời

Mẹ vẫn còn một chặng đường khoảng 5 đến khi bé chào đời (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ có biết:

Giai đoạn mang thai 15 tuần đã rất gần đến giây phút mẹ chào đón bé chào đời, vì vậy đừng quên chuẩn bị những vật dụng cần thiết nhé! Tã Huggies Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ châu  u. Đồng thời, sản phẩm còn kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Thiết kế siêu mỏng nhẹ kèm bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội giúp duy trì khô thoáng tới 12 tiếng,... Do tã không chứa hóa chất độc hại, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn tã cho bé mà không còn lo ngại rằng làn da bé nhạy cảm của bé sẽ bị kích ứng. Dòng sản phẩm có kích thước từ NB (sơ sinh), S, M, L, XXL cho đến XXL cực kỳ dễ dàng cho bố mẹ khi chọn mua. Với những ưu điểm vượt trội, Huggies Naturemade là một gợi ý tuyệt vời cho các bé yêu.
Ngoài ra, dòng tã Tràm Trà Tự Nhiên mới của thương hiệu Huggiessản phẩm bỉm, tã đầu tiên có chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé, ngăn ngừa hăm tã. Công nghệ bong bóng 3D giúp khóa ẩm và ngăn thấm ngược đến 99%, đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Tã tràm trà cũng có kích thước từ NB cho tới tận size XXXL cho bé >20kg, mẹ thoải mái lựa chọn nhé.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé (Nguồn: Huggies)

Thai nhi 15 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Mẹ có thể dựa trên sự phát triển sau đây để chắc chắn về các dấu hiệu thai nhi 15 tuần tuổi khỏe mạnh: 

Thai 15 tuần đường kính lưỡng đỉnh là bao nhiêu?

Thai nhi tuần 15 đang phát triển một cách nhanh chóng. Chỉ trong hai tuần vừa rồi, trọng lượng của bé đã tăng gấp đôi, và chiều dài tính từ đầu đến mông giờ đã được khoảng 10,1 cm.

>> Xem thêm chiều dài của thai nhi từ tuần 9 đến tuần 14:

Thai nhi 15 tuần tuổi có nhịp tim chưa?

Em bé vẫn còn rất gầy, da kéo căng trên cơ thể bé nhỏ. Làn da vẫn còn mờ mờ trong, có thể nhìn thấy các mạch máu phía bên trong. Bạn có thể tự tính nhịp tim của em bé lúc này, bằng cách đo nhịp tim của mình (bấm mạch ở cổ tay), rồi nhân lên gấp đôi.

>> Tham khảo: Hướng dẫn chi tiết khi khám tại bệnh viện phụ sản Trung Ương 2023

Thai nhi 15 tuần phát triển tay chân chưa?

Đôi chân của thai nhi 15 tuần có vẻ như không cân xứng lắm với phần còn lại của cơ thể. Chân dài hơn tay, có thể gập lại ở đầu gối và mắt cá. Canxi đã bắt đầu tích lũy trong các xương nhỏ để giúp xương phát triển, vì vậy, bạn hãy nhớ bổ sung các thực phẩm từ sữa trong chế độ ăn uống của mình.

Bầu 15 tuần xác định giới tính em bé được chưa?

Đến tuần này thì đã có thể xác định rõ giới tính của em bé qua màn hình siêu âm. Nếu đó là một bé gái, buồng trứng sẽ chứa tất cả số lượng trứng mà bé sẽ có trong suốt cuộc đời mình, khoảng 3 triệu trứng. Nếu đó là một bé trai, thì hai tinh hoàn vẫn còn nằm ở vị trí cao phía trên bụng. Trên ngực của thai nhi lúc này cũng bắt đầu thấy xuất hiện các núm vú bé xíu. 

>> Tham khảo: 

Thai nhi 15 tuần tuổi đã phát triển răng sữa chưa?

Răng sữa của bé lúc này cũng bắt đầu xây dựng nền tảng ở bên trong nướu, và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển răng miệng của bé sau này. Những lượng nhỏ fluoride có trong nước mà bạn đang uống mỗi ngày sẽ giúp hình thành lớp men trên những răng này, cũng như trên răng vĩnh viễn sau này của bé.

>> Một số bệnh lý liên quan đến nước ối mẹ nên biết:

Thai 15 tuần tuổi biết làm gì?

Em bé đã có thể ngáp, và có những cử động làm nhăn và duỗi căng trên khuôn mặt. Thai nhi vẫn còn ngủ rất nhiều nhưng cũng có những khoảng thời gian di chuyển và thực hiện các cử động tập cơ.

Thai nhi 15 tuần đã phát triển vân tay chưa?

Các vân tay của bé cũng bắt đầu hình thành trong giai đoạn này. Không một ai có dấu vân tay trùng với nhau, và đó thật sự là những dấu hiệu độc đáo để phân biệt em bé của bạn với bất kỳ người nào khác.

>> Tham khảo: Sinh con năm 2023 hợp tuổi bố mẹ nào?

Các dấu hiệu thai nhi 15 tuần tuổi khỏe mạnh

Các dấu hiệu thai nhi 15 tuần tuổi khỏe mạnh (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh thai nhi 15 tuần trong bụng mẹ

Hình ảnh siêu âm thai 15 tuần con trai

Hình ảnh con gái 15 tuần trong bụng mẹ

Hình ảnh con gái 15 tuần trong bụng mẹ (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh siêu âm thai 15 tuần con gái

Mẹ vẫn còn một chặng đường khoảng 5 đến khi bé chào đời

Mẹ vẫn còn một chặng đường khoảng 5 đến khi bé chào đời (Nguồn: Sưu tầm)

Những thay đổi của mẹ về mặt thể chất khi mang thai tuần 15

Nhiệt độ cơ thể tăng cao

Khi mang thai 15 tuần, lượng máu lưu thông trong cơ thể bạn tăng lên rất nhiều nên có thể làm cho bạn cảm thấy nóng và da ửng đỏ, cho dù thời tiết có đang mát lạnh. Thực sự không thể dựa vào bạn để ước lượng nhiệt độ trong phòng vào lúc này. Hãy nhìn xem, lòng bàn tay của bạn đang ửng đỏ. Nếu lúc này bạn đi coi bói, thầy bói xem tay bạn và phán rằng bạn đang có thai, thì cũng đừng ngạc nhiên. Thậm chí nếu khi đó bụng bạn chưa to ra, thì các đường chỉ tay màu đỏ cũng là một trong những dấu hiệu cho biết bạn đang có thai, chứ hoàn toàn không phải là do thầy bói giỏi và đoán đúng.

Giãn tĩnh mạch

Bạn cũng có thể nhận thấy các tĩnh mạch ở chân cũng xuất hiện rõ hơn, và chân sẽ bị đau nếu đứng lâu. Nếu bạn đã có con trước đó, và bạn đang bị thừa cân hoặc có tiền sử gia đình, bạn sẽ có thể dễ bị chứng giãn tĩnh mạch. Một số bà bầu cần phải mang vớ hỗ trợ để giúp máu quay trở ngược lên chân phía trên. Mỗi khi nằm, bạn hãy cố gắng để hai chân nâng lên cao hơn một chút, và hạn chế đứng khi có thể.

Tóc ít rụng

Vào giai đoạn thai nhi tuần 15, tóc của bạn thường dày và đẹp. Thông thường, tóc luôn có chu kỳ phát triển và rụng, tuy nhiên, khi bạn mang thai thì tóc sẽ không rụng nhiều.

Móng tay dễ bị giòn

Móng tay của bạn lúc này có thể trông hơi lạ. Nhiều bà bầu thấy móng tay mình trở nên giòn hơn, yếu và dễ bong ra. Sơn trên chất làm cứng móng tay sẽ không có hại gì cho bạn hay em bé, chỉ cần bạn làm việc đó ở một nơi thoáng khí, vì như vậy bạn sẽ không phải hít vào mùi sơn với nồng độ đậm đặc.

Tiết nhiều khí hư hơn

Nội tiết tố trong cơ thể sẽ tăng cao khi bước vào giai đoạn mang thai khiến lượng huyết trắng được tiết ra nhiều hơn. Độ axit cao trong phần dịch nhầy này sẽ làm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn  gây hại. Tuy nhiên, mẹ phải lưu ý những biểu hiện bất thường như màu sắc, mùi lạ và đến ngay phòng khám phụ sản uy tín để kiểm tra tình hình.

Đau dây thần kinh

Với một số bà bầu thì tình trạng đau dây thần kinh là rất đáng lo ngại. Dây thần kinh này chạy từ cột sống xuống mông và hết chiều dài chân. Khi trọng lượng của tử cung và thai nhi đè lên dây thần kinh này, bạn có thể cảm thấy như bị kim châm hoặc đau nhói ở phía dưới vùng mông hoặc chân. Nếu bị trường hợp này, bạn hãy cố gắng thay đổi tư thế và dùng nhiều gối khi ngủ sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất có thể. Với tư thế nằm nghiêng, chân trên gác qua gối và dồn trọng tâm vào đầu gối, thì áp lực lên dây thần kinh hông có thể được thuyên giảm. Tránh tư thế kê gối vào giữa hai đầu gối, hoặc nằm quá lâu ở cùng một tư thế, vì như vậy sẽ có thể dẫn đến ứ đọng máu và làm tăng nguy cơ máu cục. Một gợi ý khác nữa là, khi ngồi, bạn hãy cố gắng để hai chân nâng lên một chút bằng cách gác lên dụng cụ để chân.

Bụng to hơn trước

Từ giai đoạn mang thai tuần 15 thì một số bà bầu đã cảm thấy rằng họ cần phải mặc thêm đai để hỗ trợ bụng vì thai nhi ngày càng lớn. Đừng cười! Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều với một số loại đồ lót hỗ trợ như vậy. Có lẽ bạn và ông xã bạn cũng nên tìm hiểu để biết thêm về thông tin này.

>> Tham khảo: 11 dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) trong vài giờ, trước 1, 2 ngày, trước 1 tuần

Những thay đổi của mẹ về mặt cảm xúc

Khó chịu vì quần áo không còn vừa

Có một sự chuyển đổi lạ diễn ra trong thời gian thai nhi 15 tuần tuổi. Nhìn hình thức bề ngoài thì bạn vẫn chưa có vẻ gì là có thai, nhưng cả tủ quần áo thì hình như không còn cái nào có thể mặc vừa nữa. Cái mặc vừa vòng bụng thì sẽ bị chật vòng ngực. Do vậy, việc ăn mặc có vẻ khó khăn hơn. Chọn được cái nào để mặc cho vừa vặn là đã khó, cho đẹp thì còn khó hơn. Thôi thì đi mua sắm trang phục dành cho bà bầu vậy! “Liệu pháp” này có vẻ sẽ có hiệu quả tốt nhất.

Cảm giác sợ hãi

Bạn có thể cảm thấy một chút sợ hãi, một chút nghi ngờ về quyết định có con của mình. Bạn cũng nghi ngờ khả năng của chính mình, tự hỏi không biết chồng mình có thật sự xứng đáng là cha của đứa bé hay không. Bạn nghĩ về thời thơ ấu của mình, rồi tự hỏi không biết mình sẽ nuôi nấng đứa bé như thế nào. Những điều này là hoàn toàn bình thường, có thể choáng ngợp trong tâm trí bạn, nhất là vào thời điểm tinh mơ đầu giấc sáng khi mà cái tôi lý trí của mình không được mạnh mẽ. Hãy tâm sự với chồng của bạn. Những lo lắng này thật sự rất phổ biến ở hầu hết phụ nữ có thai.

Trở nên phụ thuộc

Nếu trước đây bạn vẫn luôn là một người phụ nữ độc lập, thì lúc này có thể sẽ là thời gian thử thách cho bạn. Bạn có thể phải cần đến sự giúp đỡ của ông xã. Điều này không nhất thiết có nghĩa là bạn đã trở nên phụ thuộc, hoặc ít có khả năng hơn. Việc mang thai, ở nhiều góc độ, là một quá trình cần có sự sẻ chia, và anh ấy sẽ thích thú với những cơ hội giúp anh cảm thấy có thể đóng góp bằng một cách nào đó.

>> Tham khảo:

Mẹ thường nhạy cảm hơn khi mang thai

Mẹ thường nhạy cảm hơn khi mang thai (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹo chăm sóc khi mang thai tuần 15 tuần

Tránh đứng lên quá nhanh

Cố gắng tránh đứng lên quá nhanh nếu bạn đã ngồi trong một thời gian lâu. Huyết áp sẽ có một khoảng hụt tự động khi bạn đang nằm hoặc ngồi và đứng lên đột ngột, có thể gây ra chóng mặt hay ngất xỉu. Hãy đứng lên từ từ cho cơ thể bạn có đủ thời gian để điều chỉnh.

Kiểm tra mắt nếu cần thiết

Nếu đeo kính, hãy đi kiểm tra mắt với bác sĩ nhãn khoa, bạn có thể cần phải thay tròng mới. Nếu bạn thường sử dụng kính sát tròng thì lúc này bạn có thể cảm thấy nó không được thoải mái như trước nữa. Những thay đổi này thường xảy ra trong khi bạn mang thai, tuy nhiên, chúng sẽ ổn sau khi bạn đã sinh em bé.

Giữ gìn vệ sinh cơ thể

Hãy giữ gìn vệ sinh cẩn thận nếu bạn dễ bị nổi mẩn, đặc biệt ở vùng háng, dưới hai bên ngực, và vùng nách- những nơi có da cọ xát với nhau và thường bị nóng nực. Bạn nên tắm và thay đồ lót thường hơn. Chất liệu cotton vẫn là thích hợp nhất vì nó thấm mồ hôi và giúp da dễ thở hơn.

Dành thời gian cho bé

Vào buổi tối, bạn hãy nằm yên và cố gắng tập trung vào những gì diễn ra bên trong bụng. Bạn sẽ có thể cảm nhận được những cử động đầu tiên của em bé. Tuy nhiên, cũng đừng lo lắng nếu bạn không phát hiện ra bất cứ điều gì. Với phần lớn trường hợp con so thì tuần 16 là thời điểm phổ biến nhất để cảm nhận được những cử động này.

Lời khuyên từ bác sĩ cho mẹ bầu mang thai tuần 15

Những điều mẹ có thể trao đổi với bác sĩ

Có một số trường hợp, mẹ di truyền bệnh dị ứng sang con thông qua thói quen ăn uống. Theo một số nghiên cứu, trong giai đoạn cho con bú, nếu mẹ ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng thì có khả năng bé sẽ bị bệnh dị ứng với các thực phẩm này. Một số thực phẩm có thể kể đến như đậu phộng và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, chưa có kết luận cụ thể nào về vấn đề này. Nếu có, nguyên nhân gây dị ứng cho bé hoàn toàn có khả năng khác với mẹ.

Lời khuyên cho các mẹ đó là hãy trao đổi với bác sĩ nếu như mẹ bị dị ứng hoặc hay ăn các thức ăn dễ bị dị ứng trong thời gian mang thai hoặc đang cho con bú.

Những kiểm tra và xét nghiệm sàng lọc cần thiết trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3

Vào tuần 15, các bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của thai nhi, từ đó đưa ra ngày dự sinh của mẹ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ làm một số xét nghiệm để kiểm tra sức khoẻ của mẹ. Bác sĩ có thể xác định độ tuổi của bé thông qua kích thước tử cung. Để tìm đầu tử cung, bác sĩ sẽ chạm nhẹ và bấm vào bụng mẹ và đo từ đó xuống dọc xương mu.

Lời khuyên cho ba khi mẹ mang thai 15 tuần

Khi mang thai, phái nữ thường nhạy cảm hơn và dễ bị xúc động bởi những điều nhỏ nhặt. Vì vậy, bạn nên dành nhiều thời gian để cùng vợ tìm hiểu thêm những kiến thức cần thiết cho hành trình sắp tới hoặc đơn giản chỉ là trò chuyện tâm sự để vợ nhẹ lòng hơn.

Khẩu phần ăn của mẹ có ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi?

Khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai, các triệu chứng nôn nghén, nôn mửa hoặc mệt mỏi sẽ giảm bớt. Đây sẽ là cơ hội tốt để bạn bù lại lượng dưỡng chất đã bị thiếu trong 3 tháng đầu. Hãy cân bằng chất dinh dưỡng trong lượng thức ăn hàng ngày nhé!

>> Tham khảo: Công cụ tính ngày dự sinh

Mẹ bầu 15 tuần nên lưu ý điều gì

Mẹ bầu 15 tuần nên lưu ý điều gì (Nguồn: Sưu tầm)

Lưu ý đảm bảo an toàn trong thai kỳ

Sức khỏe răng miệng

Các mẹ có nhu cầu làm răng khi mang thai nên biết rằng, hormone thai kỳ dễ làm tổn thương nướu răng, gây ra mảng bám khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập. Với các trường hợp nặng có thể gây ra viêm nướu hoặc sâu răng. Để răng của mẹ thật chắc khoẻ trong thai kỳ, mẹ nên tham khảo một số gợi ý sau:

  • Mẹ nên đánh răng hàng ngày và dùng kem đánh răng có chứa fluor để ngừa sâu răng. Chà lưỡi trong khi đánh răng cũng hỗ trợ giảm thiểu lượng vi khuẩn trú ẩn trong vòm miệng và giúp hơi thở của mẹ được thoải mái, thơm mát hơn.
  • Mẹ cũng sẽ cần những lời khuyên của nha sĩ để bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây sâu răng.

Ăn hàu sống

Hàu sống là một món ăn giàu dinh dưỡng những món ăn này có thể gây bệnh nếu như trong hàu có vi khuẩn Vibrio vulnificus. Ngoài việc gây ra bệnh nặng, với các mẹ quá nhạy cảm, ăn hàu chứa vi khuẩn có thể dẫn đến tử vong.

Hiện chưa có cách nào để nhận biết được vi khuẩn này có tồn tại trong món hàu sống hay không. Vì vậy, tránh xa món hàu sống là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé. Nếu mẹ muốn ăn, hàu phải được chế biến kỹ lưỡng, đảm bảo vệ sinh, nấu chín ở nhiệt độ cao để diệt hết vi khuẩn.

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 15 tuần tuổi. Xem thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu trong các tuần tiếp theo:

Thai nhi 16 tuần tuổi  Thai nhi 23 tuần tuổi Thai nhi 30 tuần tuổi Thai nhi 37 tuần tuổi
Thai nhi 17 tuần tuổi Thai nhi 24 tuần tuổi Thai nhi 31 tuần tuổi Thai nhi 38 tuần tuổi
Thai nhi 18 tuần tuổi Thai nhi 25 tuần tuổi Thai nhi 32 tuần tuổi Thai nhi 39 tuần tuổi
Thai nhi 19 tuần tuổi Thai nhi 26 tuần tuổi Thai nhi 33 tuần tuổi Thai nhi 40 tuần tuổi
Thai nhi 20 tuần tuổi Thai nhi 27 tuần tuổi Thai nhi 34 tuần tuổi  
Thai nhi 21 tuần tuổi Thai nhi 28 tuần tuổi Thai nhi 35 tuần tuổi  
Thai nhi 22 tuần tuổi Thai nhi 29 tuần tuổi Thai nhi 36 tuần tuổi  

 

Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để được giải đáp thắc mắc nhé! 

>> Nguồn tham khảo:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;