Sự phát triển của thai nhi 21 tuần tuổi và những dấu hiệu thai khỏe mạnh

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 21

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Thai nhi 21 tuần phát triển như thế nào? Dấu hiệu thai 21 tuần khỏe mạnh
  • Những thay đổi của mẹ khi mang thai tuần 21
  • Hình ảnh siêu âm thai nhi 21 tuần tuổi
  • Thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều có nguy hiểm không?

Thai nhi 21 tuần tuổi đánh dấu giai đoạn phát triển quan trọng của bé. Và mẹ bầu cũng bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ. Trong giai đoạn này, mẹ có thể nhìn thấy rõ các khoang tim và mạch máu chính của con qua hình ảnh siêu âm. Đồng thời mẹ cũng cảm nhận được cử động mạnh hơn từ thai nhi. Việc duy trì sức khỏe ổn định và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển xương và các cơ quan của bé. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin cho mẹ biết bé phát triển ở tuần thứ 21 như thế nào là khỏe mạnh.

>> Tham khảo thêm:

Thai 21 tuần phát triển như thế nào? Dấu hiệu thai 21 tuần khỏe mạnh

Thai nhi 21 tuần tuổi sẽ có cân nặng khoảng 360 gram và chiều dài cơ thể khoảng dưới 26,7 cm tính từ đầu đến mông. Trông bé vẫn như một con búp bê bé nhỏ nhưng làn da của bé vẫn còn nhăn nheo. Điều này là bởi vì da bé phát triển nhanh hơn lớp mỡ dưới da. Trong tuần này, bạn được quyền thoải mái ăn uống, miễn sao bạn luôn nhớ rằng đó là để tăng cân cho bé, chứ không phải cho bạn.

Trong phổi bé sẽ bắt đầu hình thành surfactant - một chất giúp phổi hít đầy không khí ngay khi bé lọt lòng. Bạn hãy liên tưởng đến những chiếc lá trên cây và sẽ hình dung ra được những túi khí nhỏ này cần được mở để có thể truyền dẫn khí oxy đến những mạch máu xung quanh. Nếu người mẹ chuyển dạ sớm, thì cần được tiêm steroid để hỗ trợ cung cấp chất surfactant cho bé.

Mẹ có thể nhìn thấy các khoang tim và những mạch máu chính của tim bé qua các hình ảnh siêu âm thai. Mặc dù còn rất nhỏ, nhưng những cơ quan chính này sẽ phát triển cùng với các bộ phận khác của cơ thể bé.

21 tuần cũng là giai đoạn bé yêu có thể nghe được. Lúc này, tai của bé đã hoàn thiện chức năng và sẽ phản ứng nếu có tiếng ồn lớn đột ngột. Tiếng chó sủa, tiếng đóng sầm cửa, tiếng khởi động xe sẽ khiến bé giật mình đạp mạnh. Xương của bé cũng dần cứng cáp hơn, do đó bạn nhớ uống canxi đầy đủ hàng ngày. Bé cũng có thể cử động được tất cả các cơ và thậm chí còn có nhiều động tác khác. Bạn sẽ có cảm giác rằng bé ngày càng mạnh hơn và không còn chỉ máy nhẹ như trước đó nữa.

Mẹ có thể theo dõi bảng dưới đây để biết thêm về sự phát triển của thai nhi qua các tuần tiếp theo:

Thai nhi 22 tuần tuổi Thai nhi 27 tuần tuổi Thai nhi 32 tuần tuổi Thai nhi 37 tuần tuổi
Thai nhi 23 tuần tuổi Thai nhi 28 tuần tuổi Thai nhi 33 tuần tuổi Thai nhi 38 tuần tuổi
Thai nhi 24 tuần tuổi Thai nhi 29 tuần tuổi Thai nhi 34 tuần tuổi Thai nhi 39 tuần tuổi
Thai nhi 25 tuần tuổi Thai nhi 30 tuần tuổi Thai nhi 35 tuần tuổi Thai nhi 40 tuần tuổi
Thai nhi 26 tuần tuổi Thai nhi 31 tuần tuổi Thai nhi 36 tuần tuổi  

Dấu hiệu thai 21 tuần khỏe mạnh

Dấu hiệu thai 21 tuần khỏe mạnh (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ có biết:

Em bé được 21 tuần tức là mẹ đã bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ rồi, rất nhanh thôi em bé sẽ ra đời và được mẹ ôm ấp trong vòng tay. Bên cạnh việc giữ một sức khỏe ổn định thì mẹ cũng nên chuẩn bị dần các đồ dùng cần thiết cho bé. Chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade cỡ NB đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé. Bên cạnh đó, hãng tã, bỉm Huggies còn có tã dán lọt lòng Huggies Tràm Trà Tự Nhiên cỡ NB chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ Châu Âu (Nguồn: Huggies)

Những thay đổi của mẹ khi mang thai tuần 21

Thai nhi phát triển nhanh chóng làm cho bụng mẹ ngày càng to ra. Điều này có thể làm cho mẹ cảm thấy nặng nề và gặp khó khăn hơn trong việc di chuyển. Do sự thay đổi hormone thai sản, mẹ có thể trải qua những cơn đau đầu xuất hiện thường xuyên hơn. Nghỉ ngơi đầy đủ và giữ cơ thể luôn đủ nước sẽ giúp giảm bớt triệu chứng này.

Dịch âm đạo tiết nhiều hơn,thường lỏng, có màu trắng hoặc trong và không mùi. Đây là hiện tượng bình thường giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, nhưng nếu dịch tiết có màu sắc hoặc mùi bất thường, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nhờ vào những chuyển động của con trong bụng, mẹ sẽ cảm nhận được sự kết nối ngày càng rõ nét hơn với bé. Đây là một trong những trải nghiệm tuyệt vời và đầy cảm xúc nhất của thai kỳ.

Cân nặng tăng lên gây áp lực lên tử cung, làm cho lưu lượng máu tăng và dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch. Cẳng chân và bàn chân của mẹ có thể sưng lên vào cuối ngày. Tuy nhiên, hiện tượng này là do thay đổi nồng độ máu và thường không đáng lo ngại.

Da bụng bắt đầu giãn ra để điều chỉnh với kích cỡ của bé, dẫn đến sự xuất hiện của các vết rạn da. Những vết rạn này có thể xuất hiện ở bụng, mông, đùi, hông và ngực. Sự thay đổi hormone cũng khiến da tiết nhiều dầu hơn, dễ bị nám và sạm. Mẹ cần lưu ý tránh nắng và bảo vệ da để duy trì làn da khỏe mạnh.

>> Xem thêm:

Những thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 16 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Những thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 16 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh siêu âm thai nhi 21 tuần tuổi

Huggies chia sẻ đến các mẹ bầu hình ảnh thai 21 tuần siêu âm 4D

Hình ảnh siêu âm thai nhi 21 tuần tuổi

Hình ảnh siêu âm thai nhi 21 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo thêm:

Thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều có nguy hiểm không?

Trong thực tế, có một số trường hợp thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều là dấu hiệu cảnh báo bé đang bị ngạt; bị dây rốn quấn cổ hai vòng… Vì vậy, khi nhận ra thai nhi đạp hơn 20 lần trong 2 giờ thì mẹ nên đi khám ngay để đảm bảo con yêu được khỏe mạnh và an toàn.

Nếu mẹ cảm thấy thai nhi đạp hơn 20 lần trong vòng 2 giờ, đây là dấu hiệu cho thấy mẹ cần đến bệnh viện ngay để để đảm bảo sức khỏe của con yêu. Bởi thực tế, có một vài trường hợp thai 21 tuần đạp nhiều là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo có thể bé đang bị ngạt, dây rốn quấn cổ 2 vòng,...

>> Xem thêm:

Hình ảnh thai 21 tuần tuổi đạp nhiều (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh thai 21 tuần tuổi đạp nhiều (Nguồn: Sưu tầm)

Giai đoạn mang thai là cột mốc đáng nhớ, đánh dấu sự phát triển tuyệt vời của bé yêu trong bụng mẹ. Đặc biệt là thai nhi 21 tuần tuổi là những khoảnh khắc kỳ diệu khi con có những cử động mạnh mẽ mà chỉ mẹ bầu mới có thể cảm nhận được. Đừng quên chăm sóc bản thân mẹ thật tốt và chuẩn bị những điều tuyệt vời nhất để chào đón bé yêu. Những sản phẩm an toàn và chất lượng như tã bỉm từ Huggies sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy, giúp mẹ an tâm hơn khi bé chào đời.

>> Mẹ có thể tham khảo thêm các bài viết của Huggies để cập nhật thông tin về sự phát triển của thai nhi từ tuần 1 đến tuần 20 trong bảng dưới đây:

Thai nhi 1 tuần tuổi Thai nhi 6 tuần tuổi Thai nhi 11 tuần tuổi Thai nhi 16 tuần tuổi
Thai nhi 2 tuần tuổi Thai nhi 7 tuần tuổi Thai nhi 12 tuần tuổi Thai nhi 17 tuần tuổi
Thai nhi 3 tuần tuổi Thai nhi 8 tuần tuổi Thai nhi 13 tuần tuổi Thai nhi 18 tuần tuổi
Thai nhi 4 tuần tuổi Thai nhi 9 tuần tuổi Thai nhi 14 tuần tuổi Thai nhi 19 tuần tuổi
Thai nhi 5 tuần tuổi Thai nhi 10 tuần tuổi Thai nhi 15 tuần tuổi Thai nhi 20 tuần tuổi

>> Nguồn tham khảo:

>> Mẹ bầu có thể tham khảo thêm những bài viết về mang thai và sự phát triển của thai nhi được tư vấn bởi bác sĩ Bùi Thị Thu Hà:

Ảnh bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

Với thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, 11 năm trong việc tư vấn tiền thai sản, Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và là thành viên trong đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® sẽ giải đáp những thắc mắc của Mẹ.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;