MỤC LỤC BÀI VIẾT
Máu báo thai xuất hiện khi nào?
Cách phân biệt máu báo thai với máu kinh nguyệt
Hình ảnh máu báo thai và sự khác biệt với máu kinh nguyệt
Ra máu báo thai có đau bụng không?
Ra máu báo thai thử que được chưa?
Máu báo thai ra bao nhiêu lâu và ra nhiều không?
Máu báo thai có dịch nhầy hay không?
Một trong những dấu hiệu mang thai phổ biến nhất là xuất hiện máu báo thai. Hiện tượng này rất hay bị nhầm lẫn với máu kinh nguyệt thông thường. Vậy cách phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân của tình trạng máu báo thai là do đâu? Huggies mời bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hiện tượng này nhé!
>>> Tham khảo:
Máu báo thai là gì?
Máu báo thai được xem là một trong những dấu hiệu mang thai sớm của phụ nữ mà bạn có thể tự mình nhận biết. Đây là tình trạng máu chảy ra từ thành âm đạo với lượng ít, đốm màu nâu hoặc hồng nhạt.
Nguyên nhân ra máu báo thai là do phôi thai làm tổ tại thành tử cung, khiến lớp niêm mạc tại đây bị tổn thương và chảy máu, gây nên hiện tượng chảy máu ngoài âm đạo. Hiện tượng này không phải là một hiện tượng thường xuyên, chỉ thỉnh thoảng diễn ra và thường không kéo dài nhiều ngày mà thường chỉ diễn ra trong một vài ngày với lượng máu ít, rò rỉ từ từ.
Đối với phụ nữ mang thai nhiều lần, nhiều người cho rằng chỉ thấy máu báo thai ở lần mang thai đầu tiên hoặc lần tiếp theo. Dấu hiệu mang thai này rất dễ bị nhầm lẫn với kỳ kinh nguyệt vì thường đi kèm các triệu chứng khác như đau lưng, đau bụng,...
Tham khảo: Que thử thai 2 vạch báo hiệu điều gì?
Ra máu báo thai, phải làm gì? (Nguồn: Sưu tầm)
Máu báo thai xuất hiện khi nào?
Máu báo thai thường xuất hiện vào khoảng 2-7 ngày trước kỳ kinh nguyệt tiếp theo hoặc sau khoảng 7 – 10 ngày kể từ thời điểm quan hệ không an toàn (không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai). Thời gian này ở mỗi người là khác nhau. Vì thế, nếu bạn phát hiện có triệu chứng ra máu âm đạo ngoài kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 2 ngày thì nên kiểm tra tại bệnh viện.
Các hiện tượng xuất huyết khác trong thai kỳ cũng có thể do các nguyên nhân dưới đây:
Cách phân biệt máu báo thai với máu kinh nguyệt
Máu báo thai có một số đặc điểm giống với máu kinh nguyệt nên nhiều người thường có thể nhầm lẫn. Dưới đây là cách phân biệt cơ bản nhất qua các đặc điểm sau:
Trên thực tế, máu báo thai là dấu hiệu mang thai sớm dễ nhất biết nhất, thường xuất hiện sau 7 - 14 ngày kể từ ngày chậm kinh. Lượng máu báo thai ra thường không nhiều, chỉ để lại các chấm đỏ li ti dính trên quần lót.
>> Tham khảo thêm:
Vừa hết kinh 2 ngày quan hệ có bầu không?
Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng?
Hình ảnh máu báo thai và sự khác biệt với máu kinh nguyệt

Hình ảnh máu báo thai có dịch hồng nhạt hoặc nâu (Nguồn: Sưu tầm)
Phân biệt máu báo thai và máu báo kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)
Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng lưu ý thêm:
Nếu ra máu do mang thai nhưng máu báo thai kéo dài quá lâu hoặc đi kèm triệu chứng bất thường khác, bạn cần tới cơ sở y tế kiểm tra để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến phôi thai như thai lưu, sẩy thai.
Tham khảo: Rau máu trước kỳ kinh, phân biệt máu báo thai và máu kinh ra sao?
Ra máu báo thai có đau bụng không?
Thông thường ra máu báo thai không kèm theo triệu chứng đau bụng. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa của mỗi người phụ nữ. Có một số trường hợp, bạn sẽ thấy đau nhẹ ở vùng bụng dưới, một số khác lại không.
Trường hợp khác, máu báo thai đã hết đi, nhưng bạn sẽ vẫn có thể cảm thấy đau bụng.
Nếu trường hợp xuất hiện máu báo ngoài kinh nguyệt kèm đau bụng dưới từng cơn hay dữ dội thì có thể là dấu hiệu của các hiện tượng khác. Bạn cần sự kiểm tra của bác sĩ để có lời khuyên đúng đắn.
Ra máu báo thai thử que được chưa?
Khi đã nhận biết được máu báo thai, bạn có thể thử que thử thai để chắc chắn về khả năng mang bầu. Dưới đây là lời khuyên của bác sĩ khi thấy ra máu báo thai bạn nên làm những điều sau:
Máu báo thai ra bao nhiêu lâu và ra nhiều không?
Lượng máu báo thai tùy thuộc vào số lượng lớp niêm mạc tử cung bong tróc ra nên thời gian kéo dài cũng tùy thuộc vào số lượng lớp niêm mạc này. Vì vậy, thời gian máu báo thai xuất hiện kéo dài khác nhau ở mỗi người cũng như với mỗi lần mang thai.
Thông thường, máu báo thai sẽ xuất hiện, rồi giảm dần và tự hết trong vòng từ 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, máu báo thai có thể kéo dài đến 2 ngày.
Máu báo thai có dịch nhầy hay không?
Ra máu báo thai thường không kèm theo dịch nhầy nhưng có thể lẫn chút dịch âm đạo được hình thành do sự phát triển của các tế bào bên trong tử cung khi hình thành phôi thai.
Nếu nhận thấy lượng máu chảy ra nhiều kèm các triệu chứng bất thường như: đau bụng dữ dội, sốt, chóng mặt thì bạn cần thăm khám bác sĩ gần nhất để có những chẩn đoán y tế chính xác nhất.

Vì sao ra máu báo thai nhưng thử que vẫn 1 vạch? (Nguồn: Sưu tầm)
Tại sao ra máu báo thai nhưng thử que vẫn 1 vạch?
Có rất nhiều trường hợp chia sẻ rằng đã chắc chắn là máu báo thai và thực hiện đúng toàn bộ những chỉ dẫn có trên bộ que thử thai nhưng kết quả vẫn âm tính (1 vạch). Đây là trường hợp hoàn toàn bình thường và bạn không cần quá lo lắng. Nguyên nhân của hiện tượng này thường là do:
Sau 1 tuần khi thử que thử thai 1 vạch, bạn có thể thử thai lại. Nếu lần này que thử thai vẫn tiếp tục 1 vạch thì có thể không phải dấu hiệu có thai. Dẫu vậy bạn vẫn nên đến bệnh viện để có sự kiểm tra của bác sĩ.
Tham khảo: Đọc que thử thai như thế nào là chính xác?
Một số dấu hiệu mang thai sớm khác
Ngoài máu báo thai, cũng có những dấu hiệu khác có thể cho bạn biết mình đã có tin vui hay chưa như:
Tham khảo:
Nhìn bụng biết có thai như thế nào?
Máu báo thai được xem là một trong những dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết nhất. Nếu bỏ qua những dấu hiệu mang thai sớm, các bác sĩ sẽ khó có thể dự đoán chính xác tình trạng sức khỏe của mẹ và bé trong giai đoạn thai kỳ. Vì vậy, bạn nên lưu tâm nhé, nhất là khi mình đang nôn nao chờ đón một thành viên mới đến với gia đình nhỏ của mình. Bạn có thể tìm hiểu thêm những kiến thức và thông tin về quá trình mang thai, cũng như đưa ra những câu hỏi để được giải đáp tại Góc chuyên gia Huggies.
>> Bố mẹ có thể tham khảo thêm cách đặt tên con: