Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Chiều Dài Xương Mũi Thai Nhi Bao Nhiêu Là Chuẩn?

Ngoài chỉ số như tim thai, kích thước bào thai,... thì còn có một chỉ số giúp mẹ có thể biết được thai nhi có phát triển tốt hay không đó là dựa vào chiều dài xương mũi. Vậy chiều dài xương mũi thai nhi bao nhiêu là chuẩn để biết bé đang phát triển tốt? Nếu chưa biết, bạn hãy tìm trong câu trả lời trong bài viết này cùng Huggies nhé. 

>> Tham khảo thêm: 

Đo chiều dài xương mũi thai nhi để làm gì?

Xương mũi sẽ là yếu tố giúp sàng lọc trước sinh quan trọng. Việc đo chiều dài xương mũi thai nhi để giúp các bác sĩ có thể sàng lọc được các trường hợp dị tật bẩm sinh cho bé. Do đó, xét nghiệm đo chiều dài xương mũi của thai nhi còn được gọi với một tên gọi khác đó là bất sản xương mũi. 

Để nhận biết thai nhi có dị tật bẩm sinh gì hay không, các bác sĩ sẽ dựa vào vòng bụng, xương đùi thai nhi và đo chu vi đầu để nhận biết khả năng bé mắc hội chứng Down. Ngoài ra, nếu sau khi xét nghiệm nhận thấy trường hợp bất sản xương mũi, điều này đồng nghĩa rằng khả năng bé mắc hội chứng Down là rất cao. 

Đặc biệt, nếu thai 21 tuần tuổi nhưng chiều dài xương mũi lại ngắn hơn 3mm, thì đây là một trong những dấu hiệu của hội chứng Down. Tuy nhiên, nếu sau khi thực hiện Triple Test mà cho thấy xương mũi của thai từ 4,5 - 5mm thì cho thấy rằng bé vẫn đang bình thường, mẹ đừng quá lo lắng. 

Bên cạnh đó, nếu kết quả đo chiều dài mũi thai nhi chưa đạt chuẩn thông thường, thì mẹ cũng đừng nên quá lo lắng vì có thể mũi bé có hình dáng thấp, ngắn theo gen của bố hoặc mẹ. 

>> Tham khảo thêm:

Ngôi thai là gì: Ngôi thai đầu, Các kiểu ngôi thai và những bất thường thường gặp

Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh?

Đo chiều dài xương mũi thai nhi để làm gì?

Việc đo chiều dài xương mũi thai nhi để giúp các bác sĩ có thể sàng lọc dị tật trước sinh (Nguồn: Sưu tầm)

Đo chiều dài xương mũi thai nhi vào tuần thứ mấy?

Khi thai bước vào tuần thứ 4, thì mũi thai nhi đã dần hình thành. Tuy nhiên, để cấu tạo nên mũi hoàn chỉnh thì sẽ từ tuần thai thứ 11-12. Ở tuần thai này, nếu làm xét nghiệm sẽ biết được chiều dài xương mũi là bao nhiêu, xương sống mũi cao hay thấp. Phương pháp thực hiện đo chiều dài xương mũi thai nhi sẽ kéo dài đến khi thai 28 tuần - 32 tuần.

Khi siêu âm ở tuần thai thứ 11-12, có thể giúp mẹ phát hiện được 2 trường hợp bất thường như sau:

  • Mũi thai nhi không có xương sống (bất sản xương mũi).
  • Mũi thai nhi có chiều cao ngắn hơn so với chỉ số tiêu chuẩn hay còn gọi là tình trạng bất bản 1 phần xương mũi.

Lưu ý: Nếu thai nhi 22 tuần nhưng xét nghiệm Triple test, Double test hoặc xét nghiệm NIPT mà nhận thấy tình trạng bất sản xương mũi hoặc bất sản 1 phần xương mũi với hình thái bất thường, thì mẹ bầu sẽ được chỉ định chọc ối để chẩn đoán về trường hợp bé có mắc hội chứng Down hay không.

>> Tham khảo thêm: 

Chiều dài xương mũi chuẩn theo tuần tuổi thai

Các nhà khoa học Philippines đã thực hiện một nghiên cứu đo chiều dài xương mũi thai nhi trên 74 mẹ bầu vào năm giữa năm 2020 - 2011, kết quả cho thấy rằng:

  • Chiều dài xương mũi của thai nhi từ tuần 11 đến 15 sẽ lần lượt là 1,97mm - 2,37mm - 2,90mm - 2,44mm - 4,05mm. 
  • Chiều dài xương mũi tiến triển cùng với chiều dài mông và đầu sẽ tăng lên tuyến tính với tuổi thai nhi.
  • Khi thai 20 tuần tuổi, chiều dài xương mũi sẽ có số đo từ 4,5mm trở lên - đây là số đo chuẩn và cho thấy bé phát triển bình thường. Nếu thai 22 tuần tuổi mà xương mũi có chiều dài < 3,5mm thì bé có nguy cơ mắc hội chứng Down cao. 

Tuy nhiên, những chỉ số trên chỉ là con số để mẹ tham khảo, không phải là con số mặc định, bắt buộc rằng mũi thai nhi phải đạt chính xác như trên. Kết quả chiều dài mũi thai nhi sẽ tùy vào gen của bố mẹ và gốc người thuộc vị trí địa lý khác nhau.  

>> Tham khảo thêm: Siêu âm thai 12 tuần: Lịch khám thai quan trọng  

Chiều dài xương mũi chuẩn theo tuần tuổi thai

Đo chiều dài xương mũi có thể giúp bác sĩ sàng lọc dị tật thai nhi sớm (Nguồn; Sưu tầm)

Bảng đo chiều dài xương mũi của thai nhi

Nhằm giúp mẹ có thể theo dõi và biết được tình trạng sức khỏe, sự phát triển của thai nhi, mẹ có thể tham khảo bảng đo chiều dài xương mũi của thai nhi phổ biến sau đây:

Tuổi thai - Tuần thai

Chiều dài xương mũi thai nhi chuẩn 

(Đơn vị tính mm)

Tuần thai 11

1,97mm

Tuần thai 12

2.37mm

Tuần thai 13

2.90mm

Tuần thai 14

3.44mm

Tuần thai 15

4.05mm

Tuần thai 20

4.5mm

***Lưu ý: Chỉ số trên chỉ là chỉ số xấp xỉ tham khảo, không phải là chính số chính xác bắt buộc của thai nhi. 

>> Tham khảo thêm: Cách nhận biết giới tính thai nhi sớm ở tuần 12  

Chiều dài xương mũi thai nhi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Như mẹ đã biết, chiều dài xương mũi của thai nhi ở tuần tuổi như nhau nhưng sẽ có sự khác biệt giữa các thai nhi khác nhau. Bởi vì, chiều dài xương mũi của thai nhi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tốc, điển hình như những yếu tố sau đây:

  • Do gen di truyền: Nếu bố mẹ có mũi cao, dài thì khả năng bé sinh ra cũng sẽ có mũi cao và dài tương tự như bố với mẹ. Hoặc nếu một trong hai bố hoặc mẹ mũi cao, thì tỉ lệ bé mũi cao phụ thuộc vào gen trội hơn của bố hoặc mẹ. 
  • Do chủng tộc: Thực tế, người Châu Mỹ và Châu Âu thường có chiều dài xương mũi lớn hơn người Châu Á. 
  • Tuổi thai: Khi thai có tuần tuổi càng lớn thì chỉ số về chiều dài mũi thai nhi sẽ càng lớn và ngược lại.

Những yếu tố trên, sẽ giúp các bác sĩ so sánh với bảng chiều dài xương mũi chuẩn, để chẩn đoán rằng mũi bé bình thường (ngắn hoặc dài),  tình trạng phát triển của bé có ổn định hay không.

>> Tham khảo thêm: Tuổi thai tính như thế nào là chính xác nhất? 

Chiều dài xương mũi thai nhi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Chiều dài xương mũi phụ thuộc nhiều vào di truyền hoặc chủng tộc (Nguồn: Sưu tầm)

Biện pháp cải thiện chỉ số phát triển thai nhi

Một số biện pháp cải thiện chỉ số phát triển thai nhi mà mẹ bầu nên tham khảo:

  • Cần có kế hoạch sinh con hợp lý: Để giảm các nguy cơ dị tật bẩm sinh, hội chứng Down và để bé phát triển ổn định, bình thường thì tốt nhất mẹ nên có kế hoạch sinh trước tuổi 35, không nên sinh con quá muộn (sau 35 tuổi). 
  • Nên thực hiện tầm soát bệnh Down thai nhi khi thai được 12 tuần tuổi. Thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo tư vấn của bác sĩ và tái khám đúng lịch. Đồng thời, mẹ bầu nên kết hợp tiêm phòng các vắc-xin cần thiết để đảm bảo quá trình mang thai ổn định, an toàn. 
  • Không tự ý dùng thuốc mà chưa có sự tư vấn của bác sĩ trong suốt quá trình mang thai. 
  • Cần chú ý đến dinh dưỡng thai kỳ: Mẹ nên có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các nhóm chất như chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin, khoáng chất và đường bột. Hạn chế sử dụng các chất kích thích, các thực phẩm nhiều chất bảo quản, dầu mỡ để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Những loại trái cây tốt cho bà bầu mà mẹ có thể bổ sung cho cơ thể như: nho, ổi, kiwi,...
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý: Không nên vận động quá sức, nên thực hiện nghỉ ngơi hợp lý, nên thư giãn, hạn chế suy nghĩ nhiều, kích động. Hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, khói thuốc, môi trường ô nhiễm,,....Mẹ bầu nên ngủ trước 23h và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để giúp cơ thể có đủ năng lượng, hạn chế mệt mỏi, uể oải, làm ảnh hưởng đến những sinh hoạt thường ngày. 
  • Uống đủ nước: Nên bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày kết hợp với vận động nhẹ nhàng, nâng cao sức khỏe. 
  • Khám thai định kỳ: Nên đến bệnh viện kiểm tra và khám thai đúng lịch hẹn, thực hiện theo đúng những lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo sự phát triển ổn định của thai nhi.

>> Tham khảo thêm: Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn Quốc Tế 2023

Khi mang thai, việc đo chiều dài xương mũi thai nhi là một trong những việc làm quan trọng trong suốt thai kỳ, mẹ cần đặc biệt quan tâm. Điều này sẽ giúp mẹ sàng lọc, tầm soát được nhiều bất thường của thai nhi, từ đó phát hiện kịp thời và có biện pháp phòng tránh, chữa trị kịp thời, giảm thiểu nguy cơ xấu, không mong muốn. Ngoài ra, nếu mẹ có thắc mắc gì thì có thể truy cập Góc chuyên gia Huggies để được giải đáp hoặc tìm hiểu các loại tã Huggies chất lượng cho bé.

>> Xem thêm các bài viết liên quan:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;