Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Mang thai 3 tháng đầu: Quá trình phát triển của thai nhi & Thay đổi ở mẹ
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết

Sẩy thai - giảm đau buồn

Phần lớn các ca sẩy thai thường diễn ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Tỷ lệ sẩy thai thực tế có thể cao hơn nhiều, với khoảng một nửa số trường hợp mang thai bị sẩy, thường là ngay sau khi thụ thai.

Ngay cả hiện nay, khi việc kiểm tra có thể được thực hiện sớm và cho kết quả chính xác thì phần lớn các phụ nữ bị sẩy thai cũng không hề biết họ đã có thai. Trong nhiều trường hợp, trứng đã thụ tinh thậm chí còn chưa bám vào niêm mạc tử cung.

Tham khảo: Bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung

“Thai chết lưu” là một thuật ngữ được sử dụng cho trường hợp sẩy thai mà đứa trẻ đã chết, nhưng tử cung của người phụ nữ không trục xuất thai nhi, nhau thai và các mô trong một số tuần, vì vậy người đó có thể không biết rằng thai đã hỏng. Số ca bị thai chết lưu vào khoảng 1% trong số phụ nữ mang thai.

Khoảng từ 2 đến 5% các cặp vợ chồng phải trải qua việc “sẩy thai định kỳ”, nghĩa là họ đã trải qua ba lần hoặc thậm chí hơn ba lần sẩy thai liên tiếp.
Đó là một số liệu thống kê đau lòng trong khi chỉ khoảng 30% số trường hợp bị sẩy thai định kỳ có thể xác định được nguyên nhân sẩy thai để tiến hành điều trị.

Tham khảo: Mang thai 3 tháng đầu

Làm sao nhận biết những dấu hiệu sẩy thai?

Người phụ nữ có thể không hề biết đã bị sẩy nếu việc này diễn ra trong vài tuần đầu của thai kỳ.

Trong tuần đầu tiên của thai kỳ, tế bào phân chia và tăng trưởng rất nhanh, và việc cấy ghép vào niêm mạc tử cung xảy ra khoảng một tuần sau khi thụ tinh. Hàm lượng nội tiết tố tăng lên một cách nhanh chóng và nếu bạn thử thai, bạn có thể nhận được kết quả dương tính. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, phôi thai hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Có nhiều lý do khiến một phôi thai ngừng phát triển. Nếu điều này xảy ra trong những tuần đầu, nhiều phụ nữ sẽ không cảm thấy điều gì bất thường.

Đối với mỗi người các dấu hiệu sẩy thai có thể sẽ khác nhau, nhưng đặc trưng cơ bản là sẽ có chảy máu (có thể rất ít nhưng thường rất nhiều) và bị chuột rút – thường là mạnh hơn chuột rút bình thường và có thể khá đau đớn.

‘Dọa sẩy” là một thuật ngữ y tế cho các triệu chứng có thể xảy ra trong giai đoạn đầu của việc sẩy thai (mặc dù cũng có nhiều phụ nữ có những triệu chứng này khi mới mang thai nhưng sau đó các triệu chứng này biến mất và việc mang thai của họ vẫn bình thường.)
Các triệu chứng của sẩy thai sớm bao gồm:

  • Mất cảm giác điển hình khi mang thai như ngực căng lên và biểu hiện ốm nghén.
  • Tiết dịch âm đạo (giống như một đốm chất nhầy, có thể là cả vết máu)
  • Ra máu lấm chấm hoặc chảy máu.
  • Chuột rút khi mang thai nhẹ.

Nếu bạn thấy các dấu hiệu này, bạn nên nói chuyện với bác sĩ, người chăm sóc hoặc vào bệnh viện ngay lập tức.
Đáng tiếc là không thể làm gì để ngăn việc sẩy thai nhưng điều quan trọng là có được sự tư vấn từ bác sĩ, kiểm tra xem bạn cần phải nhập viện hay không, và để đảm bảo bạn không gặp nguy hiểm.

Đến bệnh viện

Nếu bạn tìm đến phòng khám hoặc đến bệnh viện và nghi ngờ có thể bạn bị sẩy thai, thường là bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn siêu âm.

Khoảng 50% số trường hợp sẩy thai hoặc là bị chảy máu nhiều; có dấu hiệu nhiễm trùng. Các nhau thai trong cửa tử cung được phẫu thuật để loại bỏ thông qua một tiểu phẫu gọi là “nong và nạo”, hoặc’ “D và C” thường được thực hiện khi đã gây mê toàn thân.

Nếu thai nhi đã chết nhưng vẫn chưa đào thải ra ngoài một cách tự nhiên, bạn có thể chọn cách về nhà để chờ quá trình  này diễn ra, nhưng phải đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ các lựa chọn, và chọn cách mà bạn cảm thấy phù hợp và an toàn nhất.

Trong trường hợp tuổi thai lớn hơn (khoảng 13-15 tuần), không thể nong và nạo dễ dàng, do đó, cơ thể người mẹ cần phải đào thải thai hư ra ngoài nhờ các thủ thuật y tế.

Hầu hết các bệnh viện hiện nay rất thông cảm với những tổn thương mà các cặp vợ chồng trải qua vào thời điểm này và các bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp hỗ trợ phù hợp.

Quá trình sẩy thai diễn ra như thế nào?
Khi bạn biết rằng sinh linh bé nhỏ đã không còn, cho dù bạn cố ý hay vô tình, thì chuyện sẩy thai cũng thường gây đau đớn cả về tinh thần lẫn thể xác.

Theo các chuyên gia tâm lý,  điều khiến phụ nữ thấy khó khăn hơn vào thời điểm biết tin mình sẩy thai là họ không biết những gì sắp diễn ra. Vì thế, nếu bạn biết bạn đã bị sẩy thai, bạn có thể hỏi thêm thông tin từ bác sĩ, người chăm sóc bạn trước khi tiến hành bất kỳ thủ thuật gì.

Trong quá trình sẩy thai, cơ tử cung co thắt sẽ làm cho cổ tử cung mở, một phần hoặc toàn bộ nhau thai trong tử cung được đẩy ra qua đường âm đạo.

Một ca sẩy thai thường bắt đầu với việc ra máu. Nếu bạn bị sẩy thai, bạn sẽ mất máu, huyết khối và các mô (gọi là “sản phẩm thụ thai”). Nếu thai đã phát triển hơn, bạn có thể mất một thai nhi, thường nhỏ hơn nhiều so với một phôi thai sống ở cùng độ tuổi.
Quá trình sẩy thai có thể xảy ra trong một vài giờ, có thể kéo dài một số ngày và bạn có thể bị ra máu trong vài tuần.

Nếu bạn ở nhà, hãy  chắc chắn là luôn có người canh chừng bạn, để có thể hỗ trợ và đưa bạn vào viện nếu cần thiết.

Nếu bị sẩy thai, bạn nên tránh sử dụng các loại băng gạc, quan hệ hoặc lao động nặng. Bạn cũng đừng lái xe mà nên ở một nơi an toàn, thoải mái.

Nếu bạn đang lo lắng vì chảy máu nhiều hoặc thấy đau dữ dội, bạn cảm thấy mọi thứ đang vượt tầm kiểm soát của mình, hãy gọi xe cứu thương.

Bạn có thể sử dụng băng vệ sinh siêu thấm cho đến khi hết bị ra máu. Người chăm sóc  bạn có thể yêu cầu bạn giữ lại miếng băng vệ sinh hoặc ghi nhớ xem bạn đã mất bao nhiêu máu. Giữ lại những thứ bạn đã dùng trong một cái hộp phòng khi bạn cần mang đến bệnh viện để kiểm tra.

Khi bị sảy thai, cũng có thể sau đó bạn sẽ muốn được chôn cất sinh linh bé nhỏ vừa rời bỏ bạn. Cũng có người muốn tiến hành các xét nghiệm để tìm hiểu lý do bị sảy thai.

Khi bạn đã hết bị ra máu, một việc quan trọng cần làm là gặp bác sĩ để kiểm tra nhằm đảm bảo rằng tất cả nhau thai trong  tử cung đã được đưa ra ngoài. Bác sĩ có thể chỉ định siêu âm để xem có cần phải nong, nạo gì nữa không. Điều này rất quan trọng nếu bạn muốn sớm lại có bầu.

 Sẩy thai - Chuyện không ai mong muốn

Những nguyên nhân sẩy thai

Nhìn chung đa phần phụ nữ bị sẩy thai thường cảm thấy có lỗi và họ rất muốn biết vì sao mình lại bị sẩy.

Trong một số trường hợp, có thể tiến hành kiểm tra để xác định nguyên nhân sẩy thai, nhưng đa phần là không thể tìm ra lý do chính xác.

Việc sẩy thai thường phức tạp, và thường do một số yếu tố khác nhau.Tuy nhiên, chúng ta biết rằng có rất nhiều lý do phổ biến dẫn đến việc sẩy thai và trong đa số trường hợp, việc này nằm ngoài kiểm soát của các cặp vợ chồng. 
Các lý do bao gồm:

  • Nhiễm sắc thể bất thường ở em bé (đây là nguyên nhân gây ra một nửa số trường hợp bị sẩy thai).
  • Trứng đã thụ tinh không bám được vào thành tử cung.
  • Có vấn đề về hàm lượng nội tiết tố hoặc nhau thai.
  • Sức khỏe của mẹ có những vấn đề như nhiễm trùng, sốt cao hoặc bị các bệnh như tiểu đường hoặc bệnh về tuyến giáp.
  • Cổ tử cung có vấn đề.
  • Tiếp xúc với chất độc hóa học, trong đó có khói thuốc lá và uống rượu.
  • Sử dụng ít nhất 200mg caffeine mỗi ngày.
  • Bà mẹ đã cao tuổi.

Một số nguyên nhân dẫn đến sẩy thai có thể được điều trị thành công, và một số thói quen sống cần phải thay đổi, nhưng đa số trường hợp không biết nguyên nhân.

Tham khảo: Những điều kiêng kỵ khi mang thai

Cố gắng có bầu sau khi sẩy thai

Mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau khi bị sẩy thai. Một số cặp vợ chồng cảm thấy buồn bã và chưa vội vã có bầu ngay, nhưng cũng có người muốn có bầu sớm sau khi sẩy thai để nhanh chóng vượt qua được mất mát vừa trải qua.

Ở góc độ y học, phụ nữ có thể để “dính bầu” sau khi vừa bị sẩy thai khoảng 4-6 tuần. Hầu hết các bác sĩ khuyên bạn nên kiểm tra sức khỏe trong vòng sáu tuần sau khi sẩy thai để đảm bảo rằng tử cung đã trở lại kích thước bình thường.
Hầu hết các trường hợp, bạn tình cờ bị sẩy thai và không có nguy cơ bị tiếp. Tuy nhiên, nếu bạn đã bị sẩy đến 3 lần liên tiếp, hoặc đang điều trị nguyên nhân sẩy thai, bạn cần chú ý nhiều hơn trước khi định có bầu lần nữa.

Tham khảo: Có thai lại ngay sau khi bị thai lưu

Giảm nguy cơ sẩy thai

Thật không may là hầu hết những lý do phổ biến nhất dẫn đến việc sẩy thai lại không thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, có một số thói quen sống có thể góp phần tăng khả năng sinh sản và mang thai khỏe mạnh, bao gồm:

  • Tránh uống rượu, caffeine và nicotine.
  • Tập thể dục thường xuyên và có một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm axit folic và đầy đủ vitamin, khoáng chất, tốt nhất là từ các nguồn tự nhiên.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Giảm căng thẳng và ngủ đủ giấc.

Tham khảo: Nguy cơ sẩy thai

Giảm đau buồn và mất mát

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi người vợ bị sẩy thai, nhiều cặp vợ chồng đau buồn như mất đi một đứa con đã được sinh ra. Nên sẽ là bình thường nếu một người hoặc cả hai vợ chồng bị “trầm cảm tạm thời” như buồn bã, thờ ơ, và chính điều này khiến việc ăn uống và ngủ nghỉ bị gián đoạn trong một khoảng thời gian.

Chỉ có người trong cuộc mới hiểu rõ sự đau buồn và mất mát sau khi bị sẩy thai.

Ngay cả khi chưa có kế hoạch có con, thì việc có bầu cũng là một tin vui. Chính việc kỳ vọng quá nhiều vào tin vui này khiến cho nhiều cặp vợ chồng gặp nhiều khó khăn khi bị sẩy thai. Họ không những đau lòng vì mất đi em bé, mà còn vì mất đi những kỳ vọng họ dành cho em bé trong tương lai, cho gia đình nhỏ bé của họ.

Cảm xúc thông thường mà các cặp vợ chồng phải trải qua có thể là sợ hãi (đặc biệt là khi vừa bị sẩy thai), tức giận và cảm thấy bất công, thất vọng, cảm giác tội lỗi, sau đó là buồn bã và đau đớn.
Các bà mẹ thường tự trách mình và cảm thấy tội lỗi  vì để mất đi đứa con, cho dù hầu hết các ca sẩy thai là không thể ngăn ngừa được.

Trong lúc này, người chồng rất khó thể hiện cảm giác đau buồn của mình khi anh ta đang cố để an ủi vợ. Do đó, đàn ông thường cố tỏ ra mạnh mẽ thay vì quá xúc động.

Thông thường, phụ nữ sẽ mất nhiều thời gian hơn để vượt qua nỗi đau vì họ không muốn chấp nhận thực tế. Đôi lúc họ lại cảm thấy người chồng chẳng an ủi được mình trong khi người chồng cố gắng để vượt lên nỗi đau.

Những lời khuyên nhủ nhẹ nhàng, an ủi và thông cảm sẽ có hiệu quả trong việc giúp các cặp vợ chồng vượt qua nỗi đau vì bị sẩy thai.

Ứng xử trước phản ứng của người khác

Đối với hầu hết những người từng bị sẩy thai, nỗi đau của họ là vô hình, vì em bé chưa được thành hình nên không có đám tang, không có hình ảnh. Chính vì không có những ký ức rõ ràng và nổi bật, nên lại càng khó giảm bớt nỗi đau.

Những người chưa từng bị sẩy thường không hiểu hết nỗi đau mà một cặp vợ chồng phải trải qua và cần mất bao nhiêu thời gian để vượt qua nỗi đau này. Nhiều người không biết phải nói gì, họ sẽ cố né tránh chủ đề này, để tránh làm bạn tổn thương và họ mong bạn sẽ sớm vượt qua nỗi đau.

Nếu bạn không nhận được sự an ủi từ những người xung quanh, việc tìm một chuyên gia tư vấn có thể giúp ích cho bạn. Họ có thể giúp bạn đối diện với mất mát, giúp bạn nhìn thẳng vào thực tế và trải qua rất nhiều cảm xúc vào thời điểm này. 

Xem thêm các sản phẩm Huggies với giá cực ưu đãi kèm nhiều quà tặng hấp dẫn: Miếng lót Huggies, Tã dán Huggies, Tã quần HuggiesKhăn ướt em bé Huggies

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Mang thai 30/01/2019

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Khám thai lần đầu khi nào?

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Là 3-17 ngày, để chắc chắn hơn bạn đang mang thai nên theo dõi sau 1 tuần chậm kinh và 3 tuần sau khi thụ thai.

Mang thai 17/05/2022

Phôi Thai Có Từ Tuần Thứ Mấy? Giai Đoạn Phát Triển Phôi Thai

Phôi thai có từ tuần thứ mấy? Thời điểm nào phôi thai sẽ xuất hiện, phát triển và làm tổ? Huggies sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này trong bài viết sau.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;