Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thai nhi tuần 3

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 3

Khi thai nhi 3 tuần tuổi, bạn có lẽ đã bị trễ kinh một tuần rồi và thậm chí có thể bắt đầu cảm thấy khác rõ so với bình thường. Nhưng có thể bạn đã bỏ qua các dấu hiệu này vì cứ nghĩ là mình tưởng tượng ra. Nếu như bạn chưa làm xét nghiệm với que thử thì nên làm điều đó trong tuần này. Lưu ý, thời gian tốt nhất để thử thai bằng que thử thai là với dòng nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng, khi đó nồng độ của hormone HCG sẽ ở mức cao nhất.

Nhiều phụ nữ không đi khám thai lần nào cho đến hết 3 tháng đầu. Nếu bạn đi bác sĩ ngay từ bây giờ, thì họ sẽ có cách giúp bạn tính ra ngày dự sinh của bé. Hoặc bạn cũng có thể tự mình làm với một bảng tính tham khảo từ trên mạng, bạn sẽ phải nhập vào thông tin về ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, và sau đó ước tính ngày dự sinh (EDD). Lúc này, bạn đã có thể chính thức bắt đầu đếm ngược cho đến giờ G rồi nhé!

Trong khi các triệu chứng có thai phổ biến ở giai đoạn này thường là buồn nôn, đi tiểu thường xuyên, thì có rất nhiều phụ nữ mô tả rằng họ chỉ có cảm giác gì đó lạ lạ, như thể “chưa quen với nó”. Người chồng có thể nhận thấy bạn nhạy cảm hơn và thất thường hơn trước. Mặc dù trông bạn không có chút gì khác, nhưng thực tế là bạn gần bước sang tháng thứ 2 của thai kỳ, và chỉ còn 8 tháng nữa thôi là đến giờ G!

>> Tham khảo:

Khi mang thai tuần thứ 3, thể trạng của bạn thay đổi ra sao?

  • Bạn có thể cảm thấy buồn nôn, đặc biệt là khi thức dậy vào buổi sáng, hoặc một thời gian sau khi ăn. Bạn thậm chí có thể nôn mửa hoặc cảm thấy như sắp muốn nôn nhiều lần trong ngày.
  • Bạn có thể cảm thấy yếu người hoặc đầu óc quay cuồng, và cần phải ngồi nghỉ nhiều hơn khi thai nhi 3 tuần tuổi. Tình trạng này có thể tệ hơn nếu lượng đường trong máu của bạn thấp và đã một lúc lâu sau bữa ăn mà bạn chưa ăn lại.
  • Khứu giác của bạn trở nên rất nhạy cảm, những mùi mà trước đây bạn thậm chí còn không để ý tới, giờ lại có tác động mạnh lên mũi bạn. Nước hoa, thức ăn, khói xe, mùi cơ thể người khác có thể đủ làm cho bạn cảm thấy muốn bệnh. (Tham khảo: Biểu hiện ốm nghén)
  • Bạn có thể cảm thấy căng và khó chịu ở bụng tương tự như cảm giác khi có kinh. Điều này là do sự cương lên ở vùng chậu và sự gia tăng lượng máu cung cấp đến tử cung.
  • Nhau thai và túi ối vẫn đang được hình thành khi bạn mang thai 5 tuần. Chúng có chức năng bảo vệ thai nhi, cung cấp dưỡng chất cũng như tất cả các yếu tố cần thiết để hỗ trợ em bé cho đến lúc chào đời. Tất cả mọi thứ đều diễn ra trong tử cung của bạn và đó là lý do vì sao bạn có thể luôn có cảm giác căng và đầy.
  • Bạn có thể cảm thấy nặng nề và nhạy cảm hơn ở ngực. Bạn không còn nằm sấp khi ngủ như lúc trước được nữa vì cảm giác đau tức ở ngực.
  • Bạn cũng có thể có cảm giác rất giống với tuần trước, không có gì thay đổi. Đừng lo lắng, mỗi phụ nữ là khác nhau và vì vậy sẽ có những trải nghiệm khác biệt của riêng mình.

>> Tham khảo:

Cảm xúc của bạn thay đổi như thế nào khi mang thai tuần thứ 3?

  •  Vào thời điểm mang thai tuần 3, bạn có thể cảm thấy dễ xúc động và mau nước mắt. Bạn cảm thấy cùng một lúc có nhiều cảm xúc lẫn lộn, hồi hộp, vui sướng, lo lắng, tội lỗi. Đây là một tuần lễ đầy cảm xúc, đặc biệt là nếu bạn có kế hoạch có em bé, và giờ thì phát hiện ra mình đã có thai.
  • Ngược lại, bạn có thể không cảm thấy vui vẻ chút nào cả. Không phải phụ nữ nào cũng vui mừng khi phát hiện mình có thai, và trong trường hợp này thì đây có thể là một tuần đầy thất vọng cho bạn. Nhiều phụ nữ thấy khó khăn khi phải đối mặt với việc mình có thai, và phải mất một thời gian để chấp nhận thực tế về kết quả dương tính đó.
  •  Bạn có thể phân vân giữa việc hỏi thăm một phụ nữ mang thai khác để được tư vấn, và việc giữ bí mật này cho riêng mình. Đối với nhiều người thì đây là một thời điểm rất đặc biệt, khi mà tất cả những người khác đều chưa biết rằng họ đang mang thai. Cho đến lúc này, bạn vẫn còn có thể giữ tin vui làm một bí mật nhỏ cho riêng mình.
  •  Bạn có thể bắt đầu lo lắng cho sức khỏe của em bé cũng như của bạn. Đây là thời điểm khá căng thẳng vì phần lớn những gì bạn đang trải qua có thể là mới mẻ và xa lạ với bạn. Bạn thậm chí có thể lo lắng về việc chồng bạn cảm thấy thế nào, hay việc mang thai sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ vợ chồng của bạn.
  •  Bạn không biết có nên nói với gia đình và bạn bè về việc mang thai hay không. 12 tuần đầu của thai kỳ là khoảng thời gian có thể có nhiều rủi ro và không phải tất cả đều đi đến đích tốt đẹp. Vì vậy, thường thì các cặp vợ chồng cũng rất cân nhắc việc có nên chia sẻ tin vui với mọi người vào lúc này hay không. Nhiều người chờ cho đến sau tuần thứ 12, khi nguy cơ sẩy thai đã giảm xuống còn dưới 1%, thì mới công bố tin sắp có em bé. 

Tham khảo:

Thai nhi 3 tuần tuổi thay đổi và phát triển như thế nào?

  • Thai nhi tuần 3 nhỏ cỡ một hạt cam hay đầu ngón tay, và có thể nhìn thấy trên màn hình siêu âm (Mẹ có thể tham khảo cân nặng của thai nhi qua từng tuần nhờ vào Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam).
  • Em bé trông giống như một con nòng nọc với một quả tim thô sơ đã bắt đầu các nhịp đập đưa máu lưu thông khắp cơ thể bé nhỏ. Ở giai đoạn này, đôi khi bạn cũng có thể nhìn thấy hình ảnh quả tim đang đập trên màn hình siêu âm. Lúc này, siêu âm âm đạo sẽ có thể cho nhiều chi tiết hơn so với siêu âm bụng.
  • Mặc dù trái tim lúc này trông không giống như một quả tim hoàn chỉnh với 4 ngăn, nhưng các ống tuýp hiện tại quả thật là đang thực hiện một công việc hoàn hảo.
  • Não bộ và tủy sống của bé đang hình thành nhưng vẫn còn mở.

Thai nhi 3 tuần tuổi có kích thước bằng hạt cam

>> Tham khảo thêm:

Mẹ mang thai tuần thứ 3 nên uống thuốc bổ gì?

  • Mỗi ngày, bạn hãy nhớ uống vitamin bổ sung cho thai kỳ. Tuần thứ 3 là tuần mà ống thần kinh (não và tủy sống) của bé còn mở nhưng nó sẽ đóng vào tuần tới.
  • Tránh dùng bất kỳ loại thuốc nào trừ khi nó hết sức cần thiết, và bạn đã được sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Một số loại thuốc có hại cho sự phát triển của phôi thai.
  • Cố gắng nghỉ ngơi khi có thể. Bạn có thể sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi vào giai đoạn này và cách tốt nhất để đối phó là đi ngủ, và nếu được thì cố gắng thư giãn.

>> Xem thêm:

Mang thai 3 tuần đầu có siêu âm được hay không?

Nhiều bà mẹ mang thai lần đầu sẽ thắc mắc điều này. Bạn cần hiểu rằng trong tuần này, thai nhi của mẹ vẫn đang trong bước đầu làm tổ, vẫn chưa có một hình dạng nhất định nào. Mặc dù phôi đã được hình thành rồi nhưng vẫn mất rất nhiều thời gian để túi phôi đi vào trong tủ cung và làm tổ. Vì vậy, khả năng để có thể thấy được hình ảnh thai nhi thông qua siêu âm là rất thấp, bởi bào thai lúc này chỉ nhỏ bằng hạt giống mà mắt thường không thể nhìn ra. 

Vậy nên khi thực hiện siêu âm thai 3 tuần tuổi này sẽ là quá sớm và thiếu chính xác. Các trường hợp siêu âm đầu dò cũng sẽ không cho ra kết quả nhất định vào thời gian này và thậm chí có thể ảnh hưởng đến phôi thai. Theo như các bác sĩ thì ngoài siêu âm, các mẹ tương lai nên làm xét nghiệm máu để biết chính xác hơn.

Khả năng mang thai đôi ở tuần thai thứ 3

  • Mang thai đôi cùng trứng xuất hiện khi một trứng được thụ tinh chia ra và phát triển thành hai bào thai. Về mặt di truyền, hai đứa trẻ này hoàn toàn giống nhau. Chúng sẽ có cùng giới tính và trông rất giống nhau.
  • Mang thai đôi khác trứng xuất hiện khi hai trứng tách biệt nhau được thụ tinh bởi hai tinh trùng khác nhau. Trong trường hợp này, sinh đôi có thể là hai nữ, hai nam hoặc một nam và một nữ. Về mặt di truyền, hai đứa trẻ này cũng như các anh chị em ruột sinh cách năm.
  • Theo Verywell family, khả năng bạn mang thai đôi cùng trứng được quyết định ngay trong tuần đầu tiên sau khi thụ thai, còn thời điểm xác định mang thai khác trứng là vào tuần này, tức tuần thứ 3 của thai kỳ.

>> Tham khảo thêm:

Thai ba tuần tuổi có nên quan hệ tình dục không?

Nhiều phụ nữ mang thai lần đầu thường lo lắng rằng quan hệ tình dục khi mang thai có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi hoặc sảy thai. Tuy nhiên, nếu bạn không có tiền sử sảy thai hay các dấu hiệu cho thấy bạn dễ bị sảy thai thì các hoạt động tình dục không hề ảnh hưởng tới bé. Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục khi mẹ đạt “cực khoái” còn giúp bé yêu trong bụng cảm thấy thư giãn và thoải mái như được ru ngủ. Vì vậy, các mẹ bầu hãy yên tâm tham gia vào các “cuộc yêu” như bình thường nếu thấy thích.

 

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 3 tuần tuổi. Xem tiếp để cùng tìm hiểu xem chuyện gì sẽ xảy ra với thai nhi từng tuần:

Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần

>> Nguồn tham khảo:

Ảnh bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

Với thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, 11 năm trong việc tư vấn tiền thai sản, Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và là thành viên trong đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® sẽ giải đáp những thắc mắc của Mẹ.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Triệu chứng chuột rút khi mang thai
Mang thai 07/12/2018

Bà bầu bị chuột rút: Nguyên nhân, cách chữa và cách phòng ngừa

Chuột rút khi mang thai là sự co thắt đột ngột và không tự nguyện của một hoặc nhiều nhóm cơ gây đau ở đùi, bắp chân và chân dữ dội.

Siêu âm thai 7 tuần
Mang thai 26/12/2018

Hình ảnh siêu âm thai 7 tuần tuổi và những điều quan trọng mẹ cần biết

Dựa vào hình ảnh siêu âm thai 7 tuần tuổi để biết thai nhi đã bám chắc chưa, để xem nhịp tim và chỉ số phát triển. Tìm hiểu chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi và dấu hiệu thai khỏe.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;