Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thai nhi 6 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lưu ý khi siêu âm và dưỡng thai

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 6

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Ở tuần thứ 6 của thai kỳ, cơ thể em bé đang phát triển và dần hoàn thiện các bộ phận. Chắc hẳn mẹ rất tò mò về sự phát triển của thai nhi theo tuần. Cùng Huggies tìm hiểu chi tiết sự phát triển của thai 6 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ trong giai đoạn này qua bài viết sau đây.

Sự phát triển của thai 6 tuần tuổi

Về kích thước, thai nhi 6 tuần tuổi dài khoảng 0,6cm, gần bằng kích cỡ của hạt đậu. So với thai 5 tuần, lúc này cơ thể em bé đã lớn tăng gấp đôi.

Về nhịp tim, thai 6 tuần tuổi có tốc độ khoảng 120-160 lần/phút, gần gấp đôi nhịp tim của người bình thường. Tuy nhiên, vì một số lý do như tính tuổi thai lệch hoặc yếu tố gen di truyền, thai nhi 8 tuần tuổi hoặc 10 tuần tuổi mới bắt đầu có nhịp tim. Vậy nên bố mẹ không nên quá lo lắng nếu thai nhi 6 tuần tuổi chưa có nhịp tim. Tuy nhiên, nếu tuổi thai chính xác, đến tuần thứ 8 mà tim thai vẫn chưa đập thì có khả năng thai đã bị chết lưu. Để xác định vấn đề này, mẹ có thể xét nghiệm máu tại bệnh viện. Ngoài ra, nếu nhịp đập của tim thai dưới 120 lần/phút hoặc trên 160 lần/phút, thai nhi có thể đang bị thiếu oxy. Lúc này, mẹ phải đến bệnh viện ngay lập tức để bổ sung oxy cho bé kịp thời.

Về hình dáng, hình ảnh siêu âm thai nhi 6 tuần tuổi cho thấy cơ thể em bé mới chỉ có thể nhìn thấy chiếc đầu và trán rất to, thân mình bé xíu, đường nét khuôn mặt ngày càng rõ nét. Đặc biệt, bé bắt đầu hình thành chóp mũi, đôi mắt bắt đầu tách ra dần về phía thái dương hơn, lỗ mũi cũng đã dần xuất hiện. Bàn chân và bàn tay của bé từ từ nhô ra giống như cái mái chèo. Trong tuần thứ 6, các van tim của bé đã được hình thành, đường dẫn không khí từ cổ họng đến phổi cũng đã xuất hiện. Ngoài ra, bán cầu não cũng đang phát triển mạnh mẽ, các cơ quan khác như gan, tủy xương, tuyến tụy, ruột thừa cũng lần lượt xuất hiện. Một đoạn ruột của thai nhi sẽ hình thành dây rốn để lấy dưỡng chất, oxy từ mẹ và đẩy chất thải ra khỏi cơ thể bé.

Về chuyển động, trong tuần này, thai nhi sẽ có một vài cử động không chủ ý nhưng bạn sẽ không thể nhận ra được vì nó rất nhỏ. Thai nhi vẫn còn trong hình dạng chữ C, di chuyển thấp thoáng bên trong tử cung của bạn. Bởi vì xương của bé bắt đầu hình thành trong tuần này, vậy nên thai nhi đã có thể gập cánh tay bé xíu của mình lại ở phần khuỷu tay và cổ tay.

Xem thêm: 

Sự phát triển của thai 6 tuần tuổi

Sự phát triển của thai 6 tuần tuổi về kích thước, nhịp tim, hình dáng, chuyển động (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh siêu âm thai 6 tuần tuổi

Hình ảnh siêu âm thai 6 tuần tuổi

Hình ảnh siêu âm thai 6 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Những thay đổi ở cơ thể mẹ khi thai 6 tuần tuổi

Về tâm lý, bởi vì những thay đổi hormone trong cơ thể, tâm trạng của mẹ có thể sẽ trở nên thất thường vào giai đoạn này.

Về sinh lý, khi thai 6 tuần tuổi, cơ thể mẹ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như sau:

  • Buồn nôn: Theo nghiên cứu của National Library of Medicine, người ta ước tính đến khoảng 70-80% phụ nữ bị buồn nôn ở một mức độ nào đó trong ba tháng đầu của thai kỳ. Vậy nên, mẹ hãy cố gắng không bỏ bữa để phòng tình trạng hạ đường huyết, và nên chọn các thức ăn dễ tiêu hóa. Đặc biệt, mẹ không cần thiết phải ép mình ăn món gì đó chỉ vì nghĩ là nó tốt.
  • Mệt mỏi: Lúc này, bạn cũng có thể thấy mình không được khỏe như trước mỗi khi tập thể dục, thấy thở nặng nhọc hơn và dễ mệt hơn. Vì vậy, bạn nên chuyển qua các bài tập nhẹ nhàng hơn cho phù hợp. Bạn vẫn rất cần vận động nhẹ nhàng mỗi ngày, và nên kết hợp thể dục vào các hoạt động hàng ngày của mình. Những chị em tăng cân quá mức khi mang thai có thể gặp nhiều khó khăn và rủi ro hơn vào lúc sinh.
  • Bụng bắt đầu to ra: Bạn có thể cảm thấy khu vực vòng eo có vẻ dày lên hơn bình thường. Mặc dù vẫn chưa đến lúc để mặc áo bầu, nhưng bạn vẫn nên chọn những chiếc quần có thắt lưng co giãn, hoặc váy áo phù hợp.
  • Đau lưng: Từ tuần thứ 6 trở đi, bạn có thể cảm nhận chút đau ở dưới thắt lưng mà trước khi có thai bạn chưa từng bị. Khi này, đau lưng thường là do áp lực từ tử cung đang lớn dần của bạn tác động lên cột sống phía dưới. Những cơn đau lưng sẽ đến rồi đi trong suốt thai kỳ, do tác động của hàm lượng hormone đang không ngừng gia tăng trong cơ thể bạn.

Thay đổi ở mẹ bầu 6 tuần tuổi

Thay đổi ở mẹ bầu 6 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Lời khuyên dành cho mẹ khi mang bầu 6 tuần

  • Mẹ cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc và các thức uống có cồn vì những thứ này có ảnh hưởng xấu đến cả mẹ lẫn bé.
  • Ở tuần này, cảm giác vui mừng vì có em bé đã dần bị thay thế bởi cảm giác lo sợ của mẹ. Mỗi khi làm việc gì đó, mẹ sẽ lại lo lắng rằng mình làm như vậy có ảnh hưởng đến con hay không. Nếu như mẹ đã lỡ ăn, uống những thứ không tốt cho sức khỏe hay sử dụng thuốc không đúng cách, mẹ nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để có được lời khuyên chính xác nhất nhé.
  • Mẹ nên chọn áo ngực thoải mái hơn phù hợp với vòng một đang dần lớn lên. Tuy nhiên vẫn còn sớm để mặc áo ngực bà bầu hay loại áo cho con bú.
  • Tránh những công việc phải "chạy ngược chạy xuôi" suốt ngày từ sáng đến tối. Không nên ôm đồm quá nhiều việc, và hãy nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy mệt mỏi.
  • Hãy cân nhắc việc mua một chiếc gối hỗ trợ dành cho bà bầu để sử dụng luôn cho đến khi bạn sinh bé. Loại gối hình chữ nhật, dài, sẽ có thể hỗ trợ tuyệt vời cho chiếc bụng ngày càng to ra của bạn, và giúp giảm thiểu các cơn đau lưng.
  • Hãy tìm hiểu kỹ để chọn bác sĩ để chăm sóc và theo dõi sức khỏe cho bạn trong suốt thai kỳ. Bạn nên trao đổi thêm với những người thân, người bạn đã từng có con; đọc thêm những thông tin bạn cần tham khảo, và bàn bạc với chồng để anh ấy cùng đưa ra ý kiến quyết định.
  • Hiểu rõ những nguyên nhân gây sảy thai sớm để phòng tránh. Một số tác nhân dẫn đến sảy thai phổ biến mẹ nên lưu ý như nhiễm sắc thể bất thường, tử cung không bình thường, mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn chức năng đông máu hay phản ứng miễn dịch phá vỡ quá trình cấy ghép phôi thai. Ngoài ra, nhiều người cho rằng, stress cũng là một trong những nguyên nhân gây sảy thai. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào cho thấy stress có thể gây sảy thai. Dù vậy, mẹ cũng nên tránh các tác nhân khiến mẹ bị stress như làm việc căng thẳng, hay lo âu, vì việc này có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ. Nếu mẹ lo lắng vấn đề này, mẹ nên chăm sóc sức khỏe thật tốt và hạn chế tiếp xúc với các hoạt động dễ gây sảy thai như uống rượu, hút thuốc,...
  • Không nên lạm dụng thuốc bổ trợ vitamin. Ngay cả khi phụ nữ mang thai cần nhiều các chất dinh dưỡng thì mẹ cũng đừng lạm dụng các loại vitamin bởi nhiều không có nghĩa là tốt. Trong một số trường hợp, vitamin thậm chí có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Vậy nê, mẹ cần cân đối lượng vitamin nạp vào cơ thể để tránh gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé.

Những câu hỏi thường gặp khi thai nhi 6 tuần tuổi

Mẹ nên làm những xét nghiệm nào khi mang bầu 6 tuần?

Vào tháng thứ 2 của thai kỳ, mẹ nên làm một số xét nghiệm như: xét nghiệm nhóm máu của mẹ, yếu tố Rh. Xét nghiệm mẹ có kháng thể miễn dịch với các bệnh đã tiêm ngừa trước đó hay không như viêm gan B, Rubella.

6 tuần là mấy tháng?

Thai nhi đang ở tuần thứ 6 tức là mẹ đang ở tháng thứ 2 của tam cá nguyệt đầu tiên trong thai kỳ. Bé còn ở trong bụng mẹ 7 tháng nữa mới có thể chào đời.

Bầu 6 tuần nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ là rất quan trọng đối với sự phát triển của em bé. Vì vậy, mẹ nên lưu ý bổ sung những nhóm dưỡng chất sau đây:

  • Thực phẩm chứa axit folic như rau xanh, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, cam, bưởi… Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, phụ nữ mang thai cần bổ sung 400 microgram axit folic mỗi ngày trong 12 tuần đầu để ngăn ngừa bệnh gai cột sống.
  • Thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, trái cây sấy khô, các loại hạt… để giảm thiểu tình trạng mệt mỏi, khó chịu, nguy cơ sinh non, thai nhi nhẹ cân.
  • Thực phẩm giàu canxi như bông cải xanh, sữa chua, đậu cô ve, đậu nành… để đảm bảo xương và răng của bé được chắc khỏe.
  • Thực phẩm giàu protein như hải sản, trứng, sữa, thịt, các loại hạt, chuối… để cung cấp máu cho sự phát triển của thai nhi. Trung bình mỗi ngày, thai phụ cần phải bổ sung 75 - 100g protein.
  • Thực phẩm giàu vitamin D như cá, sò, ngũ cốc, trứng, nấm, đậu nành… để giảm nguy cơ trẻ nhỏ mắc chứng tự kỷ.

bầu 6 tuần nên ăn gì

Dinh dưỡng cho mẹ bầu 6 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Bầu 6 tuần nên kiêng gì?

Theo Báo Sức khỏe & Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên tránh dung nạp những thực phẩm sau:

  • Hải sản chứa thủy ngân như cá thu, cá kiếm, cá ngừ…
  • Thực phẩm sống, chưa được nấu chín như thịt hun khói, gỏi, thịt nguội, nem chua…
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng
  • Chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy tổng hợp

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai 6 tuần tuổi.

Tìm hiểu tiếp sự phát triển thai nhi trong các tuần tiếp theo:

Thai nhi 7 tuần tuổi Thai nhi 16 tuần tuổi Thai nhi 25 tuần tuổi Thai nhi 34 tuần tuổi
Thai nhi 8 tuần tuổi Thai nhi 17 tuần tuổi Thai nhi 26 tuần tuổi Thai nhi 35 tuần tuổi
Thai nhi 9 tuần tuổi Thai nhi 18 tuần tuổi Thai nhi 27 tuần tuổi Thai nhi 36 tuần tuổi
Thai nhi 10 tuần tuổi Thai nhi 19 tuần tuổi Thai nhi 28 tuần tuổi Thai nhi 37 tuần tuổi
Thai nhi 11 tuần tuổi Thai nhi 20 tuần tuổi Thai nhi 29 tuần tuổi Thai nhi 38 tuần tuổi
Thai nhi 12 tuần tuổi Thai nhi 21 tuần tuổi Thai nhi 30 tuần tuổi Thai nhi 39 tuần tuổi
Thai nhi 13 tuần tuổi Thai nhi 22 tuần tuổi Thai nhi 31 tuần tuổi Thai nhi 40 tuần tuổi
Thai nhi 14 tuần tuổi Thai nhi 23 tuần tuổi Thai nhi 32 tuần tuổi
Thai nhi 15 tuần tuổi Thai nhi 24 tuần tuổi Thai nhi 33 tuần tuổi

 

>> Nguồn tham khảo:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;