Ngay từ lúc lọt lòng, cơ thể của trẻ sẽ phát triển không ngừng đến khi hết tuổi dậy thì. Theo nhận định của các bác sĩ nhi khoa - Bùi Thị Thu Hà, sự tăng trưởng chiều cao, cân nặng của bé trai sẽ có sự khác biệt nhất định, cụ thể trong khoảng độ tuổi từ 5 đến 19, con cao khoảng 110 - 176,5cm và nặng 15,3 - 22,2kg.
Chính vì thế, bố mẹ cần nắm được quá trình phát triển của con theo từng giai đoạn để có hướng điều chỉnh chăm sóc phù hợp, tránh tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi hay thừa cân béo phì. Hãy cùng Huggies tham khảo bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai từ 0 đến 19 tuổi theo chuẩn WHO để có thể phần nào đánh giá được sự tăng trưởng và phát triển về chiều cao cân nặng bé trai.
1. Bảng chiều cao cân nặng bé trai từ 0 đến 11 tháng tuổi
Giai đoạn từ 0 - 11 tháng tuổi, chiều cao cân nặng của bé trai sẽ tăng nhanh mỗi tuần. Ở giai đoạn dưới 1 tuổi, chiều cao của trẻ sẽ tăng tỷ lệ thuận với cân nặng, có thể tăng gấp 2 lần so với lúc mới sinh. Bé trai ở giai đoạn sơ sinh có trung bình đạt chuẩn chiều cao trong khoảng 49.9 đến 74.5cm và cân nặng 3.3 đến 9.4kg.
Tuổi | Cân nặng (kg) | Chiều cao (cm) | ||||
-2SD | TB | +2SD | -2SD | TB | +2SD | |
Sơ sinh | 2,5 | 3,3 | 4,4 | 46,1 | 49,9 | 53,7 |
1 tháng | 3,4 | 4,5 | 5,8 | 50,8 | 54,7 | 58,6 |
2 tháng | 4,3 | 5,6 | 7,1 | 54,4 | 58,4 | 62,4 |
3 tháng |
5,0 | 6,4 | 8,0 | 57,3 | 61,4 | 65,5 |
4 tháng | 5,6 | 7,0 | 8,7 | 59,7 | 63,9 | 68,0 |
5 tháng | 6,0 | 7,5 | 9,3 | 61,7 | 65,9 | 70,1 |
6 tháng | 6,4 | 7,9 | 9,8 | 63,3 | 67,6 | 71,9 |
7 tháng | 6,7 | 8,3 | 10,3 | 64,8 | 69,2 | 73,5 |
8 tháng | 6,9 | 8,6 | 10,7 | 66,2 | 70,6 | 75,0 |
9 tháng | 7,1 | 8,9 | 11,0 | 67,5 | 72,0 | 76,5 |
10 tháng | 7,4 | 9,2 | 11,4 | 68,7 | 73,3 | 77,9 |
11 tháng | 7,6 | 9,4 | 11,7 | 69,9 |
74,5
|
79,2
|
Lưu ý:
|
Giai đoạn dưới 1 tuổi chiều cao và cân nặng của bé trai sẽ tăng nhanh mỗi tuần (Nguồn: Sưu tầm)
>>> Xem thêm:
- Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0-18 tuổi chuẩn theo WHO
- Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO [Mới update]
- Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi
2. Bảng chiều cao cân nặng của bé trai từ 12 đến 23 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, che mẹ nên tiến hành đo chiều cao và cân nặng của trẻ mỗi tháng một lần rồi so sánh với bảng bảng chiều cao cân nặng của trẻ để biết xem chiều cao cân nặng trẻ 1 tuổi bao nhiêu là chuẩn hay Trẻ 18 tháng tuổi: Phát triển chiều cao cân nặng, dinh dưỡng, vận động như nào đạt chuẩn?
Thông thường bé trai ở giai đoạn 12 đến 23 tháng tuổi có trung bình đạt chuẩn chiều cao trong khoảng 75,5 đến 87,1cm và cân nặng từ 9,6 đến 12,2kg.
Tuổi | Cân nặng (kg) | Chiều cao (cm) | ||||
-2SD | TB | +2SD | -2SD | TB | +2SD | |
12 tháng | 7,7 | 9,6 | 12,0 | 71,0 | 75,7 | 80,5 |
15 tháng | 8,3 | 10,3 | 12,8 | 74,1 | 79,1 | 84,2 |
18 tháng | 8,8 | 10,9 | 13,7 | 76,9 | 82,3 | 87,7 |
21 tháng | 9,2 | 11,5 | 14,5 | 79,4 | 85,1 | 90,9 |
24 tháng | 9,7 | 12,2 | 15,3 | 81,0 | 87,1 | 93,2 |
Lưu ý:
|
Ba mẹ đang lo lắng về vấn đề con trai trong độ tuổi 16 đến 18 tháng đang thừa - thiếu cân hay hơi “thấp” so với các bé cùng trang lứa? Ba mẹ có thể cân nhắc xem thêm Sự phát triển của trẻ 16 tháng tuổi và Trẻ 18 tháng tuổi: Phát triển chiều cao cân nặng, dinh dưỡng, vận động được chia sẻ từ chuyên gia để hiểu hơn hành trình phát triển của con trong giai đoạn này nhé!
3. Bảng chiều cao cân nặng bé trai từ 2 đến 12 tuổi
Trong giai đoạn từ 2 đến 12 tuổi, hầu hết bé trai từ tăng khoảng 2 - 3kg và chiều cao tăng thêm khoảng 5 - 8cm mỗi năm. Mức tăng trung bình đạt chuẩn thời điểm này là chiều cao trong khoảng 91,9 - 149,1cm và cân nặng từ 13,3 - 39,8kg.
Tuổi | Cân nặng (kg) | Chiều cao (cm) | ||||
-2SD | TB | +2SD | -2SD | TB | +2SD | |
2,5 tuổi | 10,5 | 13,3 | 16,9 | 85,1 | 91,9 | 98,7 |
3 tuổi | 11,3 | 14,3 | 18,3 | 88,7 | 96,1 | 103,5 |
3,5 tuổi | 12,0 | 15,3 | 19,7 | 91,9 | 99,9 | 107,8 |
4 tuổi | 12,7 | 16,3 | 21,2 | 94,9 | 103,3 | 111,7 |
4,5 tuổi | 13,4 | 17,3 | 22,7 | 97,8 | 106,7 | 115,5 |
5 tuổi | 14,1 | 18,3 | 24,2 | 100,7 | 110,0 | 119,2 |
5,5 tuổi | 15,0 | 19,4 | 25,5 | 103,4 | 112,9 | 122,4 |
6 tuổi | 15,9 | 20,5 | 27,1 | 106,1 | 116,0 | 125,8 |
6,5 tuổi | 16,8 | 21,7 | 28,9 | 108,7 | 118,9 | 129,1 |
7 tuổi | 17,7 | 22,9 | 30,7 | 111,2 | 121,7 | 132,3 |
7,5 tuổi | 18,6 | 24,1 | 32.6 | 113,6 | 124,5 | 135,5 |
8 tuổi | 19,5 | 25,4 | 34,7 | 116,0 | 127,3 | 138,6 |
8,5 tuổi | 20,4 | 26,7 | 37,0 | 118,3 | 129,9 | 141,6 |
9 tuổi | 21,3 | 28,1 | 39,4 | 120,5 | 132,6 | 144,6 |
9,5 tuổi | 22,2 | 29,6 | 42,1 | 122,8 | 135,2 | 147,6 |
10 tuổi | 23,2 | 31,2 | 45,0 | 125,0 | 137,8 | 150,5 |
10,5 tuổi | 24,1 | 33,3 | 49,3 | 127,3 | 140,4 | 153,5 |
11 tuổi | 25,0 | 35,3 | 52,7 | 129,7 | 143,1 | 156,6 |
11,5 tuổi | 25,4 | 37,5 | 56,3 | 132,2 | 146,0 | 159,8 |
12 tuổi | 26,8 | 39,8 | 59,9 | 134,9 | 149,1 | 163,3 |
Lưu ý:
|
Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo cha mẹ nên tìm hiểu tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 - 11 tuổi tăng chiều cao, cân nặng nhằm nắm rõ thành phần dinh dưỡng cần thiết để xây dựng cho bé trai khẩu phần ăn khoa học tốt hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện trong giai đoạn chuẩn bị “dậy thì”.
>>> Xem thêm:
- Chiều cao cân nặng trẻ 5 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
- Chiều cao cân nặng trẻ 2 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
- Chiều cao cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
4. Bảng chiều cao cân nặng của bé trai từ 13 đến 20 tuổi
Từ 13 đến 20 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi dậy thì, cơ thể dần hoàn thiện để trở thành người trưởng thành. Chiều cao cân nặng bé trai trung bình đạt chuẩn chiều cao trong khoảng 156 đến 176,1cm và cân nặng từ 45 đến 68,9kg.
Tuổi | Cân nặng (kg) | Chiều cao (cm) | ||||
-2SD | TB | +2SD | -2SD | TB | +2SD | |
13 tuổi | 30,4 | 45,0 | 67,2 | 141,2 | 156,0 | 170,9 |
13,5 tuổi | 32,5 | 47,8 | 70,9 | 144,5 | 159,7 | 174,8 |
14 tuổi | 34,9 | 50,8 | 74,6 | 147,8 | 163,2 | 178,6 |
14,5 tuổi | 37,4 | 53,8 | 78,2 | 150,8 | 166,3 | 181,1 |
15 tuổi | 39,9 | 56,7 | 81,6 | 153,4 | 169,0 | 184,6 |
15,5 tuổi | 42,9 | 59,5 | 84,9 | 155,5 | 171,1 | 186,8 |
16 tuổi | 44,7 | 61,2 | 87,9 | 157,4 | 172,9 | 188,4 |
16,5 tuổi | 46,8 | 64,4 | 90,7 | 158,8 | 174,2 | 189,7 |
17 tuổi | 48,6 | 66,3 | 93,2 | 159,9 | 175,2 | 190,4 |
17,5 tuổi | 49,9 | 67,8 | 95,3 | 160,6 | 175,8 | 190,9 |
18 tuổi | 50,9 | 68,9 | 97,0 | 161,2 | 176,1 |
191,1
|
Lưu ý:
|
Có rất nhiều trường hợp ba mẹ lo lắng con trai mình phát triển tốt như thế nào so với những đứa trẻ cùng tuổi khác hay không, có thể tìm hiểu chiều cao và cân nặng của con mình qua cách theo dõi biểu đồ chiều cao cân nặng của trẻ.
5. Hướng dẫn bé mẹ đo chiều cao cân nặng bé trai chính xác
Để biết xem con mình có đang phát triển tốt hay không, bố mẹ cần đo chiều cao - cân nặng của bé rồi so sánh với bảng chiều cao cân nặng của bé trai được chia sẻ ở trên. Dưới đây là hướng dẫn cách đo chiều cao và cân nặng của bé chính xác nhất, bố mẹ có thể tham khảo.
5.1. Hướng dẫn đo chiều cao
1 - Đối với bé trai dưới 2 tuổi
- Bước 1: Bỏ vật dụng cá nhân của con (giày, dép, tất, tả, bỉm,...)
- Bước 2: Đặt con nằm lên mặt phẳng (giường, phảng,....)
- Bước 3: Nhẹ nhàng duỗi thẳng đầu gối và cho hai gót chân của con chạm nhau
- Bước 4: Dùng bút đánh dấu vị trí chóp đầu và gót chân của con tại mặt phẳng
- Bước 5: Dùng thước dây hoặc thước microtois (đơn vị đo: cm) đo vị trí đã đánh dấu khoảng cách từ chóp đầu đến gót chân
Ba mẹ đặt con nằm lên mặt phẳng, nhẹ nhàng duỗi thẳng đầu gối và cho hai gót chân chạm nhau để đo chiều cao cho con dưới 2 tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
2 - Bé trai trên 2 tuổi
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ đo là thước gỗ hoặc thước microtoise có độ chia tối thiểu 0,1cm.
- Bước 2: Bỏ các vật dụng cá nhân của con (giày, dép, tất,...).
- Bước 3: Cho bé đứng 2 chân sát vào nhau, quay lưng vào thước đo, mắt nhìn hướng về phía trước và hai tay áp sát vào đùi.
- Bước 4: Trục thước đo trùng với trục cơ thể, dùng eke áp sát đỉnh đầu của con sao cho vuông góc với thước, sau đó đọc và ghi lại kết quả theo cm với 1 số lẻ.
Ba mẹ dùng trục thước đo trùng với trục cơ thể, dùng eke áp sát đỉnh đầu của con sao cho vuông góc với thước để đo chiều cao của con trai trên 2 tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Ngoài việc theo dõi chiều cao của con trong từng giai đoạn phát triển, ba mẹ không nên bỏ qua các giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên biết. Điều này tạo tiền đề và tận dụng tối đa cơ hội sở hữu chiều cao mơ ước để con tăng trưởng chiều cao tối ưu nhé!
5.2. Hướng dẫn tính cân nặng
Bố mẹ có thể dùng dụng cụ đo cân nặng là một trong các loại cân như cân lòng máng, cân treo, cân điện tử,... phải đảm bảo độ nhạy và chính xác. Để đo cân nặng cho bé trai, bố mẹ thực hiện theo quy trình sau:
- Bước 1: Cho trẻ mặc ít quần áo, không mang giày, dép, mũ và các vật nặng trên người.
- Bước 2: Chỉnh cân về vị trí thăng bằng, cho một vật đã biết trọng lượng lên cân để kiểm tra độ chính xác.
- Bước 3: Đo cân nặng cho con bằng cân bàn thì nên để con đứng/nằm giữa bàn cân, mắt nhìn thẳng và không cử động.
- Bước 4: Đọc kết quả khi cân thăng bằng và ghi kết quả cân nặng theo kg với 1 số thập phân.
Lưu ý: Nên cân cho trẻ vào buổi sáng, khi vừa mới ngủ dậy, sau khi đi tiểu đại tiện hoặc khi chưa ăn gì.
Ba mẹ đo cân nặng cho con trai bằng cân bàn thì nên để trẻ đứng/nằm giữa bàn cân, mắt nhìn thẳng và không cử động (Nguồn: Sưu tầm)
Thời gian tốt nhất để cân và đo chiều cao ở trẻ dưới 2 tuổi là vào thời điểm bé ngủ say. Lúc này, bố mẹ cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm bé tỉnh giấc . Tuy nhiên, hình thức đo chiều cao và cân nặng tại nhà chỉ mang tính tương đối và không phải chính xác nhất. |
6. 8 kinh nghiệm phát triển toàn diện chiều cao cân nặng bé trai
Thực tế những vấn đề về cân nặng, phụ thuộc nhiều yếu tố như: Gen di truyền, chế độ dinh dưỡng, môi trường, thói quen sinh hoạt,... có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Để hỗ trợ bé trai phát triển toàn diện, bố mẹ có thể “bỏ túi” 8 cách tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả và an toàn về trẻ sau đây:
6.1. Chiều cao ảnh hưởng đến gen di truyền
Gen di truyền được xem là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng biểu đồ phát triển của bé, chiếm khoảng 23%. Bên cạnh đó, theo American Journal of Human Biology, nhóm máu, cân nặng và lượng mỡ thừa trong cơ thể của bố mẹ cũng có tác động đến sự phát triển thể chất ở trẻ. Vì thế, các nhà nghiên cứu đã dựa trên chiều cao, cân nặng của bố mẹ để có thể đánh giá được chiều cao của con cái họ.
Gen di truyền là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng chiều cao, cân nặng ở trẻ (Nguồn: Sưu tầm)
6.2. Thăm khám bác sĩ nếu con gặp vấn đề nội tiết trong cơ thể
Tuyến nội tiết có nhiệm vụ truyền tín hiệu tới các tuyến và tế bào trên cơ thể thông qua cơ chế tiết hormone. Nhờ vậy, quá trình chuyển hóa được duy trì, cơ thể hoạt động ổn định. Trong trường hợp lượng hormone trong cơ thể trẻ tăng quá cao hoặc giảm thấp, sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị rối loạn nội tiết và sức khỏe chịu nhiều ảnh hưởng xấu đến chiều cao cân nặng bé trai.
Khi phát hiện trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường như tăng/giảm cân mất kiểm soát, hay bị mất ngủ,... bố mẹ nên đưa trẻ đến các sở y tế thăm khám để các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Điều này giúp kiểm soát các chỉ số cơ thể ở mức ổn định, ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra.
Thăm khám bác sĩ khi con gặp vấn đề về nội tiết trong cơ thể (Nguồn: Sưu tầm)
Ba mẹ lo lắng con mình khi con hơi “còi” so với các bé cùng trang lứa? Xem thêm nội dung Trẻ suy dinh dưỡng: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc được chia sẻ từ chuyên gia của Huggies để hiểu rõ hơn về hành trình phát triển của con nhé!
6.3. Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng trong giai đoạn dậy thì
Dậy thì được xem là “thời điểm vàng” giúp tăng chiều cao cân nặng bé trai một cách nhanh chóng. Thông thường, bé trai từ 9 - 14 tuổi có thể tăng từ 8 – 12cm/năm khi cha mẹ được chăm sóc đúng cách. Để hỗ trợ con phát triển toàn diện tối ưu, bố mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng gồm: Chất béo, chất bột đường, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Đặc biệt, các bậc phụ huynh hãy chú ý đến hàm lượng protein nạp vào cơ thể của trẻ mỗi ngày, vì đây là chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng cân và phát triển chiều cao. Đồng thời tăng cường bổ sung canxi, vitamin D qua chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng trong giai đoạn dậy thì giúp chiều cao cân nặng bé trai phát triển toàn diện (Nguồn: Sưu tầm)
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ uống sữa tăng chiều cao ĐÚNG CÁCH sẽ giúp phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn rất thắc mắc về việc có nên cho con uống sữa tăng chiều cao hay không? Uống sữa ở Tthời điểm nào để phát huy tốt quá trình phát triển của con? Cha mẹ tham khảo Có nên cho trẻ uống sữa tăng chiều cao: Từ mấy tuổi, cách uống?
6.4. Thận trọng khi sử dụng các chất bổ sung
Việc bổ sung các chất dinh dưỡng sẽ hỗ trợ con tăng trưởng nhanh về thể chất và chiều cao. Tuy nhiên, nếu con uống quá nhiều chất bổ sung cùng lúc hoặc kết hợp sai cách có thể gây dư thừa tích trong gan và thận.
Đặc biệt, con dùng nhiều thực phẩm chức năng chất bổ sung cùng lúc có thể gây hại cho thận. Bởi hầu hết các loại thực phẩm chức năng đều chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất, chất xơ,… hậu quả là có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con.
Nên thận trọng khi sử dụng các chất bổ sung cho con trong quá trình phát triển chiều cao cân nặng bé trai (Nguồn: Sưu tầm)
6.5. Ngủ đủ giấc
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, khi trẻ ngủ sâu não bộ sẽ tiết ra một lượng lớn hormone tăng trưởng GH giúp trẻ phát triển toàn diện chiều cao và cân nặng. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ ngủ sâu và ngủ đủ giấc, khoảng thời gian não bộ tiết nhiều hormone GH nhất là từ 23h đến 1h sáng hôm sau. Thời gian giấc ngủ của trẻ như sau:
Tuổi |
Thời gian ngủ trên ngày |
Trẻ sơ sinh |
18 - 20 giờ |
2 - 4 tháng tuổi |
16 - 18 giờ |
4 - 12 tháng tuổi |
14 - 15 giờ |
1 - 3 tuổi |
12 - 14 giờ |
3 - 6 tuổi |
10 - 12 giờ |
7 - 12 tuổi |
10 - 11 giờ |
12 - 18 tuổi |
8 - 9 giờ |
Ngủ sâu và đủ giấc giúp phát triển toàn diện chiều cao cân nặng bé trai (Nguồn: Sưu tầm)
6.6. Duy trì các hoạt động thể chất
Việc tiếp xúc với tivi, điện thoại thông minh, máy tính bảng quá sớm khiến cho con có xu hướng ít vận động và thích ngồi một chỗ. Bên cạnh đó, con hình thành thói quen thức khuya từ khi còn rất nhỏ, làm ảnh hưởng không tốt đến thể chất lẫn tinh thần. Thay vì để con mải mê ngồi xem hoạt hình, chơi game, bố mẹ có thể khuyến khích con vận động các môn thể thao vận động giúp cải thiện chiều cao, cân nặng như: chạy bộ, bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội,… Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý, chỉ nên cho con vận động vừa phải, tránh trường hợp bé mệt mỏi và mất sức.
Khuyến khích và tham gia cùng con các môn thể thao giúp tăng trưởng chiều cao cân nặng bé trai (Nguồn: Sưu tầm)
6.7. Điều chỉnh tư thế đứng/ngồi
Thói quen tư thế đứng/ngồi ngay từ nhỏ của con tác động đến vóc dáng sau này. Theo đó, nếu con ngồi sai tư thế trong thời gian dài hoặc mang vác vật nặng trên vai,... rất dễ ảnh hưởng đến xương khớp. Về lâu dài, các tư thế đứng/ngồi sai có thể dẫn đến tình trạng gù lưng, cong vẹo cột sống,... khiến con khó phát triển chiều cao. Vì thế, hàng ngày cha mẹ nên chú ý điều chỉnh tư thế đúng, dạy con cần đứng thẳng và ngồi thẳng để có thói quen tốt cho cột sống và xương khớp ngay từ khi còn nhỏ.
6.8. Bảng tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng mang tính chất tham khảo
Hiện nay, các bậc phụ huynh thường xem bảng chiều cao, cân nặng của trẻ theo tổ chức Y tế thế giới WHO để kiểm tra con của mình có đang phát triển khỏe mạnh hay không. Tuy nhiên, bảng chiều cao cân nặng này chỉ mang tính chất tham khảo bởi mỗi bé trai sẽ có từng giai đoạn phát triển khác nhau. Nếu bố mẹ cảm thấy lo lắng khi thấy con suy dinh dưỡng hay béo phì chủ động thì có thể chủ động tính chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ theo WHO và tìm đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ.
Hy vọng thông tin về bảng chiều cao cân nặng bé trai theo chuẩn WHO đã giúp bố mẹ có thêm kiến thức để theo dõi bé yêu lớn khôn. Để biết thêm thông tin về chiều cao và cân nặng của trẻ, các mẹ đừng ngần ngại đặt câu hỏi tại Góc chuyên gia của HUGGIES để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc. Hoặc tham khảo chuyên mục Cách Chăm Sóc Bé.