Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết

Chiều dài xương đùi thai nhi

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  1. Các chỉ số quan trọng của thai nhi mẹ cần biết
  2. Ý nghĩa của chiều dài xương đùi thai nhi là gì?
  3. Bảng chiều dài xương đùi thai nhi tiêu chuẩn theo tuần
  4. Chiều dài xương đùi thai nhi ngắn hơn so với tiêu chuẩn có sao không?
  5. Yếu tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều dài xương đùi thai nhi
  6. Cách cải thiện chiều dài xương đùi của thai nhi

 

Trong suốt quá trình mang thai, việc theo dõi sự phát triển của bé là điều vô cùng quan trọng, giúp mẹ an tâm và có những biện pháp chăm sóc thai nhi phù hợp. Một trong những chỉ số quan trọng giúp đánh giá sức khỏe và sự phát triển của thai nhi chính là chiều dài xương đùi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ý nghĩa chiều dài xương đùi thai nhi, bảng tiêu chuẩn và các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này.

Các chỉ số quan trọng của thai nhi mẹ cần biết

Trong quá trình mang thai, việc theo dõi các chỉ số siêu âm của thai nhi là điều rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và em bé. Dưới đây là những chỉ số quan trọng mà các mẹ cần phải quan tâm và chú ý trong suốt quá trình thai kỳ. 

  • Chiều dài xương đùi thai nhi (CRL): là khoảng cách từ đỉnh đầu đến mông của bé, được đo khi thai nhi còn ở trong giai đoạn phát triển ban đầu. Đây chỉ số cho biết thông tin về tuổi thai, tốc độ tăng trưởng và phát triển tổng thể của thai nhi. Đồng thời thông qua đường cong tăng trưởng của CRL, bác sĩ chó thể xác định được thai nhi có gì bất thường trong quá trình phát triển không.
  • Tuổi thai (GA): Được tính vào ngày thụ tinh. Nó có thể đo được bằng cách tính toàn ngày đầu của chu kỳ cuối cùng.
  • Đường kính túi thai (GSD): Trong giai đoạn này, bé vẫn chưa hình thành cơ quan, mà đang phát triển bên trong túi thai.
  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): Là đường kính lớn nhất ở phần đỉnh đầu của bé.
  • Chiều dài xương đùi (FL): Chỉ số này đo chiều dài xương đùi của bé, đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán chiều cao của bé sau khi sinh.
  • Trọng lượng thai ước đoán (EFW): Dựa trên các chỉ số như BPD, FL, AC, HC.

>> Xem thêm:

Các chỉ số siêu âm thai nhi

Những chỉ số siêu âm thai nhi mẹ bầu nên biết  (Nguồn: Sưu tầm)

Ý nghĩa của chiều dài xương đùi thai nhi là gì?

Chiều dài xương đùi của thai nhi một trong những yếu tố quan trọng đánh giá sự phát triển và chiều cao của trẻ trong tương lai. Cụ thể:

  • Đánh giá tốc độ tăng trưởng: Theo dõi chiều dài xương đùi theo thời gian giúp các bác sĩ nắm được thông tin về tốc độ tăng trưởng và chiều cao tương lai của thai nhi. Nếu có bất thường, đây có thể là dấu hiệu về vấn đề phát triển hoặc dinh dưỡng của bé.
  • Phát hiện sớm các bất thường thai nhi: Một số bất thường thai nhi như hội chứng Down, suy dinh dưỡng thai nhi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương đùi, dẫn đến chiều dài xương đùi ngắn hơn so với tiêu chuẩn.
  • Đánh giá sự phát triển tổng thể: Chiều dài xương đùi cũng giúp đánh giá sự phát triển tổng thể của thai nhi khi kết hợp với các thông số khác như kích thước tổng thể và sự phát triển cơ quan khác.

>> Tham khảo thêm: Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần

Hình ảnh chiều dài xương đùi thai nhi

Chiều dài xương đùi thai nhi mang ý nghĩa gì? (Nguồn: Sưu tầm)

Bảng chiều dài xương đùi thai nhi tiêu chuẩn theo tuần

Từ tuần thứ 14 của thai kỳ, khi mẹ tiến hành các buổi siêu âm thai định kỳ, bác sĩ mới bắt đầu đo lường chỉ số về chiều dài xương đùi của thai nhi. Dưới đây là một bảng tham khảo về các tiêu chuẩn về chiều dài xương đùi của thai nhi chuẩn theo tuần mà các mẹ có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. 

Tuổi thai (tuần) Giá trị trung bình (mm) Ngưỡng giới hạn (mm)
Thai tuần 14 14 13 – 15
Thai tuần 15 17 16 – 19
Thai tuần 16 20 18 – 22
Thai tuần 17 23 22 – 26
Thai tuần 18 25 25 – 29
Thai tuần 19 28 27 – 33
Thai tuần 20 31 30 – 36
Thai tuần 21 34 32 – 38
Thai tuần 22 36 35 – 41
Thai tuần 23 39 37 – 45
Thai tuần 24 42 40 – 48
Thai tuần 25 44 42 – 50
Thai tuần 26 47 45 – 53
Thai tuần 27 49 46 – 56
Thai tuần 28 52 49 – 59
Thai tuần 29 54
51 – 61
Thai tuần 30 56 53 – 63
Thai tuần 31 59 55 – 65
Thai tuần 32 61 56 – 68
Thai tuần 33 63 58 – 70
Thai tuần 34 65 60 – 72
Thai tuần 35 67 62 – 74
Thai tuần 36 68 64 – 76
Thai tuần 37 70 66 – 79
Thai tuần 38 71 67 – 81
Thai tuần 39 73 68 – 72
Thai tuần 40 74 70 – 84
Bảng chiều dài xương đùi của thai nhi theo tiêu chuẩn  (Nguồn: Sưu Tầm)

>> Xem thêm: Bảng chỉ số thai nhi theo tuần và những điều mẹ cần biết

Chiều dài xương đùi thai nhi ngắn hơn so với tiêu chuẩn có sao không?

Việc phát hiện chiều dài xương đùi thai nhi ngắn hơn so với tiêu chuẩn có thể đưa ra những dấu hiệu đáng chú ý về một số vấn đề hoặc tình trạng không bình thường, cụ thể như sau:

  • Chứng gù lưng: Các bé có chiều dài xương đùi không đạt mức tiêu chuẩn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc phải chứng gù lưng, hay còn được biết đến với tên gọi khác là chứng lùn. Điều này là một vấn đề rất quan trọng vì nó khác biệt hoàn toàn so với tình trạng thấp còi, khi chiều cao của trẻ thấp hơn ba lần so với độ lệch chuẩn đối với trung bình độ tuổi, nhưng vẫn duy trì sự cân đối.
  • Suy giảm chức năng ống nghẽn: Gây ra mối lo ngại về khả năng cung cấp môi trường dinh dưỡng không đủ cho những thai nhi có CRL ngắn. Vì vậy, việc chiều dài xương đùi không đạt chuẩn có thể tương đương với việc gặp phải kết quả không mong muốn trong thai kỳ, như thai nhi sinh ra có cân nặng thấp và tử vong non nớt.
  • Nguy cơ mắc hội chứng Down: Trong trường hợp chiều dài xương đùi của thai nhi bị ngắn hơn so với tiêu chuẩn thì đây có thể là dấu hiệu của hội chứng Down. Tuy nhiên đây cũng chỉ mới là dấu hiệu cho thấy có thể bé bị mắc chứng bệnh này chứ không phải kết luận chính xác, nên cha mẹ đừng quá lo lắng. Cách tốt nhất để đánh giá xem thai nhi có bị hội chứng Down hay không là đo độ mờ da gáy hoặc là dựa vào tiền sử bệnh của mẹ.

Yếu tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều dài xương đùi thai nhi

Chiều dài xương đùi thai nhingắn không chỉ đơn thuần là một biểu hiện của tình trạng sức khỏe không bình thường, mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau đòi hỏi sự chăm sóc và đánh giá cẩn thận từ các bác sĩ. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu về một số nguyên nhân thường gây ra chiều dài xương đùi ngắn ở thai nhi.

Do di truyền

Di truyền là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng sự phát triển xương đùi của thai nhi. Các gen có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, dẫn đến tình trạng không đạt chuẩn so với các chỉ số tiêu chuẩn trên lâm sàng. Di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chiều dài xương đùi của thai nhi, chiếm đến 23% nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ số này.

Suy tiểu não

Nếu thai nhi gặp vấn đề về suy tiểu não thì cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương đùi. Trong tình huống này, nếu mẹ bầu cảm thấy có những triệu chứng đau bụng không bình thường, hãy ngay lập tức đến các cơ sở y tế uy tín để làm kiểm tra và tư vấn.

Chế độ dinh dưỡng

Trong thời kỳ mang thai, việc ăn uống của mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt hơn so với người bình thường. Thực hiện chế độ dinh dưỡng theo các quan niệm cũ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều dài xương đùi thai nhi

Ví dụ, tập trung quá nhiều vào việc cung cấp chất đạm mà quên bổ sung canxi từ sữa và các thực phẩm giàu canxi có thể gây ra tác động không tốt đến sự phát triển của hệ xương.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất quan trọng khác như vitamin D, canxi, chất đạm, i ốt, sắt, axit folic, và các axit béo không no (DHA, ARA) để tăng cường sự phát triển tốt hơn cho xương đùi của thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố khiến chiều dài xương đùi thai nhi ngắn

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển chiều dài xương đùi của thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)

Thói quen sinh hoạt của mẹ bầu

Cách sinh hoạt hàng ngày của mẹ cũng ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bầu có những thói quen không lành mạnh, như uống nhiều nước có gas, sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, hoặc hút thuốc lá, thức khuya... thì đều có thể gây ra các vấn đề trong sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, tâm trạng cũng cần được chú trọng và cải thiện hàng ngày, với việc giảm thiểu căng thẳng và stress có thể xảy ra.

Cách cải thiện chiều dài xương đùi của thai nhi

Để thai nhi phát triển một cách bình thường, mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày bằng cách:

  • Đảm bảo ngủ đủ giấc và đúng giờ, tập thể dục đều đặn và vận động vừa phải.
  • Bổ sung rau cải xoăn, bông cải xanh và cải chíp vào khẩu phần ăn hằng ngày. Những loại rau xanh đậm màu cung cấp chất xơ, canxi, và vitamin A.
  • Tăng cường ăn hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt vừng và đậu để bổ sung canxi.
  • Đảm bảo ăn các loại hải sản giàu canxi như: cá chạch, cá mòi, cua biển, hàu, tôm, tép, cu,...
  • Bổ sung thực phẩm giàu đạm như sữa, cá hồi, nấm để cung cấp vitamin D, cũng như thịt, cá và trứng để bổ sung chất đạm.
  • Bổ sung axit folic từ bông cải xanh, đậu, và mùi tây.
  • Uống một hoặc hai ly sữa bầu, sữa chua hoặc phô mai mỗi ngày.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất bảo quản và thực phẩm chiên xào.
  • Tuyệt đối tránh sử dụng thuốc lá, rượu bia và cà phê.

Biện pháp khắc phục tình trạng CRL ngắn

Cách cải thiện tình trạng xương đùi của thai nhi bị ngắn (Nguồn: Sưu tầm)

Chiều dài xương đùi thai nhi là một chỉ số quan trọng giúp theo dõi sức khỏe và sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu hãy chú ý theo dõi thông số này thông qua các lần khám thai định kỳ và thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống lành mạnh để đảm bảo bé yêu phát triển khỏe mạnh.

Mẹ bầu nào muốn biết thêm thông tin về chủ đề “Mang thai” thì hãy liên gửi câu hỏi về Góc chuyên gia Huggies để được hỗ trợ giải đáp nhé.

>> Tham khảo thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-18 tuổi chuẩn WHO

>> Nguồn tham khảo:

Avatar expert

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi, Khám chữa bệnh trẻ em, Tham vấn dinh dưỡng và chích ngừa sẽ cùng đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® giải đáp thắc mắc của Mẹ.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;