Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Dấu hiệu sự phát triển thai nhi 17 tuần tuổi khoẻ mạnh

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 17

Thai nhi 17 tuần đã phát triển gần như toàn bộ về ngoại hình và hệ cơ quan sẵn sàng hoạt động: Máu đã tiến hành quá trình đi vào trong hệ tuần hoàn, thận lọc máu,… Ba mẹ cùng Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà - thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, hiểu rõ hơn quá trình phát triển thai nhi 17 tuần và các câu hỏi liên quan đến con trong giai đoạn này nhé!

Những thay đổi và phát triển của thai 17 tuần tuổi như thế nào?

Sự phát triển của kích thước và làn da

Theo tiêu chuẩn của WHO, thai nhi tuần 17 dài khoảng 20,4cm tính từ đỉnh đầu đến chân. Da bé trong suốt đến mức có thể nhìn thấy các mạch máu dưới da. Còn quá sớm để hình thành nên các lớp mỡ dưới da. Tuy nhiên, tuần này xuất hiện một chất đặc biệt giúp bé bảo vệ các cơ quan nội tạng khỏi tác động từ nhiệt độ bên ngoài của môi trường sau khi sinh.

Một lớp mỏng màu trắng nhờ, trơn bóng được gọi là gây phủ khắp cơ thể bé, giúp bảo vệ da trong môi trường nước ối cũng như giúp bé di chuyển dễ dàng hơn. Đa phần trẻ sơ sinh vẫn tiếp tục mang chất trắng dinh dính này sau khi sinh.

Sự phát triển của tóc và hệ bài tiết

Bé bắt đầu biết nuốt dịch nước ối và thận đã bắt đầu làm việc để sản xuất ra nước tiểu. Nếu bạn có siêu âm trong tuần này, bạn sẽ được nhìn thấy thận của bé.

Những sợi tóc đầu tiên xuất hiện trên đỉnh đầu và một lớp lông tơ mịn phủ đầy khắp cơ thể. Thông thường, những em bé sinh non khi sinh ra sẽ có nhiều lông tơ trên lưng và cánh tay. Một số bé lại có khuynh hướng hói trong vài tháng và có một chỏm tóc mọc trên đầu. Lưu ý là sự phát triển của mỗi thai nhi là hoàn toàn khác nhau. Trên đây chỉ là những phát triển chung nhất của thai nhi trong giai đoạn tương ứng.

>> Tham khảo thêm:

Hình ảnh siêu âm thai 17 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh siêu âm thai 17 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo thêm:

Hình ảnh thai nhi 17 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh thai nhi 17 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Sự phát triển cơ bản của cơ bắp và xương

Trong giai đoạn thai kỳ 17 tuần, con sẽ có sự phát triển đáng kể về cơ bắp và xương mạnh mẽ hơn. Thai nhi sẽ trở nên linh hoạt và mẹ cũng có thể cảm nhận được một vài chuyển động nhỏ của con.

Đoạn thai kỳ 17 tuần, con sẽ có sự phát triển đáng kể về cơ bắp và xương mạnh mẽ (Nguồn: Sưu tầm)

Đoạn thai kỳ 17 tuần, con sẽ có sự phát triển đáng kể về cơ bắp và xương mạnh mẽ (Nguồn: Sưu tầm)

Sự hình thành các cơ quan quan trọng

Giai đoạn thai nhi ở tuần 17 có sự hình thành cơ quan tiêu hóa như: Dạ dày, ruột non, thận và hệ tuần hoàn, con đã bắt đầu chuẩn bị nhận chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ và đảm bảo sự phát triển của con trong giai đoạn tiếp theo. 

Sự phát triển của hệ thống thần kinh và các giác quan trọng

Thai nhi ở tuần thứ 17, hệ thống thần kinh, các giác quan: thính giác và thị giác của thai nhi cũng đang dần dần phát triển. Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ của não bộ, giúp con cảm nhận rõ hơn các kích thích từ môi trường bên ngoài (âm thanh, ánh sáng).

Thai nhi ở tuần thứ 17, hệ thống thần kinh, các giác quan cũng đang dần dần phát triển (Nguồn: Sưu tầm)

Thai nhi ở tuần thứ 17, hệ thống thần kinh, các giác quan cũng đang dần dần phát triển (Nguồn: Sưu tầm)

Giai đoạn này, bé sẽ ngủ nhiều và tích lũy năng lượng cho sự hình thành và phát triển cơ thể. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận ra những hoạt động của bé khi bé chuyển động xoay người và máy đạp bụng mẹ, nhất là khi bạn đang ngủ.

Cân nặng của thai nhi 17 tuần tuổi

Cân nặng là yếu tố đánh dấu sự phát triển của con, do đó nhiều ba mẹ vẫn tò mò con ở tuần thai thứ 17 nặng bao nhiêu kg? 

Theo tiêu chuẩn của WHO, thai kỳ ở tuần 17 nặng khoảng 181 gram với chiều dài từ đỉnh đầu đến chân khoảng 20,4cm. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên quá lo lắng về con giai đoạn này thừa/thiếu cân, bởi trọng lượng và kích thước trên còn tùy thuộc vào thể trạng của cơ thể mẹ.

Những câu hỏi thường gặp quá trình thai nhi 17 tuần tuổi

Để theo dõi quá trình phát triển của bé, bác sĩ sẽ hướng dẫn các mẹ lịch khám, siêu âm định kỳ, đặc biệt là từng cột mốc quan trọng về sự phát triển của con. Khi thai được 17 tuần, các mẹ nên chủ động đi siêu âm để nắm rõ được sự phát triển của bé trong giai đoạn này. Ở những buổi siêu âm, kiểm tra định kỳ sẽ giúp sẽ giúp bạn biết được chỉ số cơ bản của bé như: Chu vi vùng bụng, vòng đầu, xương đùi,... 

Đây là cơ sẽ để bác sĩ đánh giá được sự phát triển của bé. Bước sang tuần này, mẹ sẽ không còn đối mặt với tình trạng ốm nghén nữa và sẽ dễ chịu hơn. Tuy nhiên, từ lúc này trở đi thì cân nặng của mẹ và bé sẽ tăng lên khá nhiều. 

Ở tuần thứ 17, bộ phận sinh dục của thai nhi phát triển như thế nào? 

Lúc này, nếu thai nhi là bé gái thì tử cung và ống dẫn trứng sẽ được hình thành. Nếu là bé trai thì bộ phận sinh dục được hình thành. Nhưng tư thế nằm của bé ở giai đoạn này khá khuất, nên siêu âm vẫn chưa thấy rõ được. 

Khuôn mặt thai nhi 17 tuần tuổi phát triển như thế nào? 

Tuần thứ 17, khuôn mặt của bé tiếp tục phát triển về hình dáng và chức năng. Đây là giai đoạn phát triển rất mạnh mẽ về cân nặng và kéo theo khuôn mặt sẽ trở nên tròn trịa, bầu bĩnh hơn. 

Thai nhi 17 tuổi đã biết đạp chưa? 

Mẹ bầu sẽ cảm nhận được thai máy khi bước sang tuần thứ 17. Lúc này, bé sẽ đùa nghịch, đạp, nấc cụt, uốn éo, nháy mắt, mút tay, nghịch dây rốn trong bụng mẹ. Nhưng sẽ có một số tường hợp các mẹ vẫn chưa nhận thấy được bất cứ cử động nào của con. 

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 17 tuần tuổi. Xem thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu trong các tuần tiếp theo:

Thai nhi 18 tuần tuổi

Thai nhi 24 tuần tuổi

Thai nhi 30 tuần tuổi

Thai nhi 36 tuần tuổi

Thai nhi 19 tuần tuổi

Thai nhi 25 tuần tuổi

Thai nhi 31 tuần tuổi

Thai nhi 37 tuần tuổi

Thai nhi 20 tuần tuổi

Thai nhi 26 tuần tuổi

Thai nhi 32 tuần tuổi

Thai nhi 38 tuần tuổi

Thai nhi 21 tuần tuổi

Thai nhi 27 tuần tuổi

Thai nhi 33 tuần tuổi

Thai nhi 39 tuần tuổi

Thai nhi 22 tuần tuổi

Thai nhi 28 tuần tuổi

Thai nhi 34 tuần tuổi

Thai nhi 40 tuần tuổi

Thai nhi 23 tuần tuổi

Thai nhi 29 tuần tuổi

Thai nhi 35 tuần tuổi

 

 Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần

 >> Nguồn tham khảo:

Ba mẹ có thể xem thêm các bài viết của Huggies được bác sĩ Bùi Thị Thu Hà - thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM đưa ra lời khuyên, hỗ trợ ba mẹ trong giai đoạn thai kỳ và sinh con.

Ảnh bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

Với thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, 11 năm trong việc tư vấn tiền thai sản, Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và là thành viên trong đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® sẽ giải đáp những thắc mắc của Mẹ.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;