Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai chính xác không? Dấu hiệu nhận biết có thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối theo tuần mẹ bầu nên biết

Cẩm nang cho mẹ bầu 3 tháng cuối

Việc quan tâm đến sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ bầu và thai nhi. Bước vào 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ cũng đừng quên các bài thai giáo cho bé hằng ngày nhé, bởi điều này rất có ích cho sự phát triển sau này của con. Các dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong giai đoạn này không chỉ giúp mẹ bầu an tâm hơn về sức khỏe của con yêu mà còn giúp đảm bảo sức khỏe và phát triển của thai nhi trong tương lai. Với mong muốn giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về các dấu hiệu này, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết về dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối, hãy cùng tìm hiểu nhé.

>> Tham khảo thêm: 

Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối thai kỳ theo tuần

1. Tuần 28: Mắt thai nhi mở hé

Khi bước qua giai đoạn tuần thứ 28 của thai kỳ, thai nhi đã có thể mở một phần mí mắt của mình và lông mi của bé cũng đã dần hình thành. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh trung ương phát triển mạnh nên có thể điều khiển các cử động thở cũng như điều hòa được nhiệt độ cơ thể. Cân nặng trung bình của thai nhi trong giai đoạn này là 1kg và dài khoảng 37.6cm.

>> Tham khảo thêm: Lịch khám thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần ghi nhớ  

Thai nhi 28 tuần tuổi

Thai nhi 28 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

2. Tuần 29: Thai nhi đá và vươn vai

Trong tuần thứ 29 của thai kỳ, thai nhi có thể bắt đầu đá và vươn vai nhiều hơn. Đây là một dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển cơ bản và thể chất tốt. Mẹ bầu có thể cảm thấy cơn đau nhẹ khi thai nhi đá mạnh hoặc vươn vai, nhưng đây là điều bình thường và không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thấy thai nhi đá hoặc vươn vai quá mức, nên kiểm tra lại với bác sĩ để đảm bảo rằng không có vấn đề gì xảy ra. 

>> Tham khảo thêm: 

Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối - Thai nhi 29 tuần tuổi đã biết đá và vươn vai

Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối - Thai nhi 29 tuần tuổi đã biết đá và vươn vai (Nguồn: Sưu tầm)

3. Tuần 30: Thai nhi mọc tóc

Bước vào tuần thứ 30 của thai kỳ, các bộ phận trên cơ thể của thai nhi sẽ tiếp tục phát triển, bao gồm cả tóc. Việc mọc tóc cho thấy sự phát triển của hệ thần kinh của thai nhi đang diễn ra tốt và là một dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh.

Ở giai đoạn thai nhi 30 tuần, trong các tủy xương của thai nhi bắt đầu hình thành các tế bào hồng cầu. Khi thai được 30 tuần sẽ nặng khoảng 1,3kg và có kích thước dài 40cm.

>> Tham khảo thêm: Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối có sao không?  

4. Tuần 31: Thai nhi bắt đầu tăng cân nhanh chóng

Sang tuần thứ 31 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu tăng cân nhanh chóng để chuẩn bị cho việc sinh ra. Trọng lượng của thai nhi tăng khoảng 450g trong tuần này và cân nặng trung bình của thai nhi là khoảng 1,5kg. Hệ thống miễn dịch của thai nhi lúc này cũng đang dần phát triển. Mẹ bầu nên tiếp tục uống đủ nước và dinh dưỡng cân đối để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. 

>> Tham khảo thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối  

5. Tuần 32: Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối là thai nhi tập thở

Tuần thứ 32 của thai kỳ được xem là một cột mốc quan trọng trong việc phát triển của thai nhi. Trong tuần này, thai nhi bắt đầu tập thở bằng cách hít thở và nuốt nước ối. 

Giai đoạn này, có thể nhìn thấy được móng chân của thai nhi. Lớp lông tơ bảo phủ trên da thai nhi hình thành trước đó cũng sẽ dần rụng. Kích thước thai nhi ở tuần 32 sẽ khoảng 42,2cm với trọng lượng khoảng.

>> Tham khảo thêm:

Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh ở tuần 32 là gì

Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh ở tuần 32 là gì? (Nguồn: Sưu tầm)

6. Tuần 33: Có sự thay đổi ở đồng tử thai nhi

Ở tuần thứ 33 của thai kỳ, đồng tử của thai nhi sẽ bắt đầu có sự thay đổi. Nó sẽ không còn phẳng mà trở nên cong lên, cho phép nhiều không gian hơn để thai nhi có thể vận động. Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối, đặc biệt trong tuần 33 sẽ là xương dần cứng lại, hộp vẫn sẽ mềm và linh hoạt.

7. Tuần 34: Dấu hiệu thai nhi 3 tháng cuối khỏe mạnh là mọc móng tay

Thai nhi giai đoạn này sẽ tiếp tục phát triển với nhiều dấu hiệu khác nhau. Một trong những dấu hiệu đó là thai nhi sẽ bắt đầu mọc móng tay. Điều này thể hiện rằng hệ thống tuyến giáp và máu của thai nhi đang hoạt động tốt, giúp thai nhi có đủ dưỡng chất để phát triển.

Kích thước thai nhi lúc này sẽ nặng khoảng 2.1kg và dài 45cm.

>> Góc chuyên gia giải đáp: Gò cứng bụng khi mang thai 3 tháng cuối 

8. Tuần 35: Làn da mịn màng

Khi thai nhi đến tuần thứ 35, da của thai nhi sẽ trở nên mịn màng hơn do sự phát triển của mỡ dưới da. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà thai nhi sẽ bắt đầu trở nên chật chội bên trong tử cung của mẹ.

9. Tuần 36: Thai nhi chiếm gần hết túi ối

Ở tuần thứ 36, thai nhi đã phát triển đến kích thước khoảng 47-48cm và nặng khoảng 2,6-2,7kg. Thai nhi sẽ bắt đầu chiếm gần hết không gian trong túi ối và cảm thấy chật chội hơn. Đây là thời điểm quan trọng để chuẩn bị cho quá trình sinh.

>> Tham khảo thêm: 11 dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) trong 24 giờ, 2 ngày và 1 tuần  

10. Tuần 37: Thai nhi có thể quay đầu xuống

Trong tuần thứ 37, thai nhi của bạn sẽ bắt đầu chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Một trong những dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong 3 tháng cuối là khả năng quay đầu xuống của thai nhi, đầu của bé sẽ hạ xuống vùng khung xương chậu của mẹ. Trong giai đoạn này, thai nhi đã nặng khoảng 2,7 - 2,9kg và chiều dài khoảng 48cm.

>> Tham khảo thêm: Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Có nguy hiểm không? 

11. Tuần 38: Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong 3 tháng cuối là mọc móng chân

Thai nhi sẽ hoàn thiện quá trình phát triển của mình trong 3 tháng cuối thai kỳ. Ở tuần 38, một trong những dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh là mọc móng chân. Thai nhi cũng sẽ ngày càng trở nên đầy đặn hơn và các cử động sẽ ít hơn. Đồng thời, lớp lông tơ cũng sẽ rụng hết, lúc này thai nhi có thể đạt cân nặng khoảng 3,08kg.

>> Tham khảo thêm: Các Mốc Khám Thai Quan Trọng Nhất & Xét Nghiệm Cần Có  

12. Tuần 39: Ngực thai nhi đã nổi rõ

Thai nhi 39 tuần sẽ trở nên rất nặng và sẽ có sự phát triển đáng kể về chiều cao. Ngực của thai nhi cũng sẽ bắt đầu nổi rõ, đặc biệt với thai nhi là bé trai tinh hoàn sẽ xuống bìu. 

13. Tuần 40: Ngày chào đời của em bé đã đến

Sau 9 tháng mong chờ, cuối cùng đến lúc mẹ bầu sẽ gặp gỡ được với đứa con yêu của mình. Tuần thứ 40 là tuần cuối cùng của thai kỳ và đây là thời điểm hoàn hảo để mẹ bầu chuẩn bị sẵn sàng cho sự kiện đặc biệt này. Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong 3 tháng cuối đó kích thước thai nhi có thể chiều dài khoảng 50,5cm và nặng tầm 3,44kg. 

>> Tham khảo thêm:

Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối như thế nào

Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối như thế nào? (Nguồn: Sưu tầm)

Khi nào mẹ bầu nên tới bệnh viện?

Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ sẽ thường xuyên có những thay đổi khác nhau, bởi nội tiết tố bị thay đổi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cảm thấy cơ thể của mình xuất hiện những dấu hiệu bất thường dưới đây thì tốt nhất nên đến bệnh viện để thăm khám nhé. 

  • Xuất huyết âm đạo
  • Vỡ ối
  • Dấu hiệu đau bụng dữ dội, tử cung gò cứng
  • Kèm theo những triệu chứng khác như đau đầu, mắt mờ, hoa mắt
  • Thai ít cử động hoặc không thấy thai nhi cử động. 
  • Cảm thấy bất an, lo lắng và bồn chồn
  • Đến ngày dự sinh như không có dấu hiệu sắp sinh. 

>> Tham khảo thêm: Dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không? Nguyên nhân, cách khắc phục 

Không có gì tuyệt vời hơn khi một người mẹ được chào đón một thiên thần bé nhỏ vào cuộc đời của mình. Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu luôn tràn đầy tình yêu thương và hy vọng cho con yêu. Do đó, mẹ hãy chuẩn bị cho bé những món đồ sơ sinh thật chỉn chu nhé. Mẹ có thể chọn tã/bỉm Huggies để bảo vệ sức khỏe cho con trong những năm tháng đầu đời. Tã/bỉm Huggies được chứng minh lâm sàng 100% an toàn cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hai dòng sản phẩm mà mẹ có thể chọn lựa là Huggies Naturemade và Huggies Tràm Trà Tự Nhiên:

  • Tã, bỉm cao cấp Huggies Naturemade với bề mặt Naturesoft làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu rất êm mềm, bổ sung nhiều tinh chất vitamin E từ mầm lúa mạch, giúp làm dịu làn da mỏng manh của bé. Sản phẩm có đa dạng các kích thước khác nhau, từ dưới 5kg (size S) đến dưới 25kg (XXL).
  • Tã/bỉm Huggies Tràm Trà Tự Nhiên với mặt bông mềm mại, được bổ sung tinh chất Tràm Trà giúp xoa dịu làm da bé bỏng của con. Sản phẩm được thiết kế với màng đáy thoát ẩm và công nghệ bóng bóng 3D khóa ẩm, giúp ngăn chặn tình trạng tràn ngược và hăm tã cho bé.

Trong 3 tháng cuối, việc theo dõi dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối là điều rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển của thai nhi đang tốt. Đồng thời, việc theo dõi này cũng giúp mẹ bầu tự tin hơn trong quá trình chuẩn bị cho việc quá trình vượt cạn của mình. Hy vọng, những chia sẻ trên của Huggies giúp ích cho mẹ, đặc biệt là mẹ bầu 3 tháng cuối nhé. Mẹ đừng quên ghé thăm Góc chuyên gia của Huggies để được giải đáp các thắc mắc trong quá trình Sinh con.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;