Đối với những mẹ bầu lần đầu mang thai thì khái niệm tam cá nguyệt còn khá mới mẻ. Hiểu biết về tam cá nguyệt giúp mẹ bầu nắm được chu kì phát triển của thai nhi, giúp con phát triển tốt hơn. Cùng HUGGIES® tìm hiểu thêm về tam cá nguyệt và những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần biết để có một thai kỳ khỏe mạnh dưới đây nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Dấu hiệu mang thai tháng đầu sớm
Đối với tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi diễn ra bên trong báo hiệu mang thai. Khi đó, mẹ cần lưu ý mọi dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện sau lần quan hệ gần nhất. Nhất là đối với những cặp vợ chồng đang mong muốn có con thì việc theo dõi dấu hiệu để xác định mang thai sớm rất quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Một vài dấu hiệu mang thai tuần đầu sớm giúp mẹ xác định sớm được các chuyên gia gợi ý:
Ốm nghén, buồn nôn là một trong những triệu chứng mang thai phổ biến nhất. Có đến 85% phụ nữ mang thai ốm nghén trong giai đoạn này. Theo WebMD, ốm nghén là do sự thay đổi hormone trong cơ thể mẹ bầu và có thể kéo dài qua toàn bộ tam cá nguyệt đầu tiên.
Tâm trạng buồn rầu và dễ bị kích động. Phụ nữ có thai mau nước mắt hơn so với tính cách bình thường của họ.
Khi có những dấu hiệu trong 3 tháng sau lần quan hệ gần nhất, bạn có thể chủ động mua que thử thai để kiểm tra. Nếu kết quả que thử thai 2 vạch thì bạn hãy chuẩn bị đến khám bác sĩ sản khoa lần đầu để có lời khuyên và sự kiểm tra toàn diện nhất.

Các dấu hiệu mang thai tháng đầu phổ biến nhất (Nguồn: Sưu tầm)
Tam cá nguyệt là gì?
Thai kỳ của mẹ bầu sẽ được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn đó sẽ tương ứng với một tam cá nguyệt. Nhưng nếu mẹ đặt câu hỏi: “Đâu là điểm khởi đầu của mỗi tam cá nguyệt”, chắc chắn sẽ nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau. Cách tính đơn giản nhất được áp dụng là phân chia sau mỗi 13 tuần, và cộng thêm 1 tuần cuối cùng vào tam cá nguyệt cuối. Trong một giới hạn tương đối để theo dõi thai kỳ của mình chặt chẽ hơn, mẹ có thể sử dụng cách tính dưới đây:
Tam cá nguyệt đầu tiên: Được tính kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cho đến ngày kết thúc của tuần thứ 13 kể từ thời điểm đó. Trong suốt chu kỳ kinh cuối, cơ thể tất bật chuẩn bị cho quá trình rụng trứng và mang thai, do đó, mẹ có thể bắt đầu tính từ thời điểm này.
Tam cá nguyệt thứ hai: Bắt đầu từ tuần thứ 14 tính từ ngày bắt đầu kỳ kinh chót và kéo dài đến hết tuần 27 của thai kỳ.
Tam cá nguyệt cuối cùng: Bắt đầu từ tuần thứ 28 tính từ ngày bắt đầu kỳ kinh chót và kết thúc vào lúc chuyển dạ.
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?
Một chế độ dinh dưỡng phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu cần chú trọng nâng cao vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin B9, chất sắt, canxi. Một vài thực phẩm trong tự nhiên có dồi dào axit folic tốt cho mẹ bầu như các loại hạt óc chó, hanh nhân, bánh mì nâu, đu đủ, bơ, các loại rau xanh,... nên có trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu. Ngoài ra, những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng,... cũng nên được đưa vào trong chế độ ăn mỗi ngày nhằm giúp cho bé phát triển toàn diện. Điều quan trọng nhất là mọi loại thực phẩm phải được đảm bảo sạch, an toàn, chế biến cẩn thận.
Bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng gì?
Theo các chuyên gia sản, trong giai đoạn nhạy cảm này, mẹ bầu cũng nên hạn chế những loại thực phẩm như thơm, rau ngót, đu đủ xanh,... có thể gây cản trở cho việc phát triển thai nhi và tăng triệu chứng mang thai khó chịu ở mẹ.
Mọi loại thuốc uống, thực phẩm chức năng hay sữa cho bà bầu trong 3 tháng đầu cần có sự tư vấn của bác sĩ về hàm lượng trước khi sử dụng, kể cả thuốc không kê đơn. Sữa tươi trong giai đoạn này cũng không được khuyến khích vì có thể không đủ dinh dưỡng và tiệt trùng cho mẹ và bé. Mẹ nên chọn sữa bầu tốt được bác sĩ khuyến khích nhằm đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của thai nhi.
Đồng thời, các loại chất kích thích như rượu bia, nước ngọt, cafe, trà,... cũng không được khuyến khích trong giai đoạn mang thai mẹ nên lưu ý.
>> Tham khảo: Những điều bà bầu cần kiêng kỵ trong 3 tháng đầu
Mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Thói quen của mẹ bầu nên và không nên có
Trong tam cá nguyệt thứ nhất, nhiều mẹ bầu vẫn "chưa có cảm giác đã làm mẹ" nên thường duy trì những thói quen tưởng chừng như vô hại. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng trong thời gian này bởi bé yêu lúc này chỉ là một bào thai vô cùng non yếu cần được bảo vệ. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên tránh các điều sau:
>> Tham khảo: Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu khoa học

Mang thai 3 tháng đầu nên lưu ý gì? (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹ bầu hay bị đau bụng trong tam cá nguyệt đầu tiên
Một số mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên xuất hiện những cơn đau bụng. Những cơn đau này không thường xuyên và ngắt quãng. Nguyên nhân của các cơn đau này là do tử cung mẹ bầu to ra. Dây chằng căng khiến mẹ bị đau nhức. Mặc dù rất khó chịu nhưng mẹ bầu không cần lo lắng vì những cơn đau này không gây nguy hại gì.
Cảm giác của mẹ bầu trong 3 tháng đầu ra sao?
Khi ba tháng đầu thai kỳ kết thúc, hầu hết các bà mẹ đều chắc chắn được việc mình đã có thai. Khi xuất hiện các dấu hiệu mang thai đầu tiên sau khi quá trình thụ thai đã thành công như ốm nghén, đau ngực, đi tiểu nhiều,... mẹ bầu có thể cảm thấy hơi khó chịu. Tuy nhiên, chỉ sau tam cá nguyệt đầu tiên hầu hết các mẹ bầu đã làm quen với các triệu chứng này và có thể sinh hoạt như bình thường.
Bên cạnh đó, hoàn toàn bình thường nếu mẹ cảm thấy lo lắng về khả năng sẩy thai. Tâm lý này hầu như xuất hiện ở những tuần đầu. Đó là lý do tại sao hầu hết các phụ nữ mang thai khi hết tam cá nguyệt đầu tiên sẽ cảm thấy an tâm hơn đôi chút.
Tham khảo: Cách trị ốm nghén cho bà bầu hiệu quả
Vóc dáng của mẹ thay đổi ra sao trong tam cá nguyệt đầu tiên?
Trong giai đoạn này vóc dáng bên ngoài của mẹ chưa có nhiều khác biệt so với trước khi mang thai. Một vài sự thay đổi thường thấy như:
Sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên. (Nguồn: Sưu tầm)
Xét nghiệm sàng lọc trong tam cá nguyệt đầu tiên
Xét nghiệm sàng lọc trong 3 tháng đầu thai kỳ là vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu và được thực hiện vào thời điểm giữa tuần 11 và tuần 14. Tuần cuối của tam cá nguyệt thứ nhất (thường rơi vào tuần 10-12), việc cực kì quan trọng mà mẹ bầu phải làm là siêu âm đo độ mờ da gáy để phát hiện sớm nguy cơ mắc Hội chứng Down. Nếu tiến hành việc này quá muốn thì độ chính xác sẽ không còn. Xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh có thể xác định đúng đến 85% số mẹ bầu có thai nhi mắc hội chứng Down. Có khoảng 5% mẹ bầu bị dương tính giả, tức bé không hề mắc hội chứng này.
Sự phát triển của thai nhi và thay đổi của mẹ bầu theo từng tuần
Các dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu
Mang thai tháng đầu tới hết tháng thứ 3, cơ thể mẹ sẽ thay đổi liên tục để tạo môi trường thuận lợi nhất cho thai nhi phát triển. Dưới đây là các dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu do các chuyên gia gợi ý:
Quá trình phát triển của thai nhi và mẹ qua từng giai đoạn (Nguồn: Sưu tầm)
Sự phát triển của thai nhi của mẹ bầu qua từng tuần như thế nào?
Ngoài ra, để tìm hiểu chi tiết về sự phát triển của phôi thai và thai nhi qua từng tuần, mẹ hãy tìm hiểu trong các bài viết dưới đây: