Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Thai 22 tuần là mấy tháng?
  • Thai nhi 22 tuần tuổi phát triển như thế nào trong bụng mẹ?
  • Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai được 22 tuần
  • Vì sao siêu âm thai nhi 22 tuần tuổi lại quan trọng?
  • Hình ảnh siêu âm 4D thai 22 tuần
  • Một số câu hỏi thường gặp về thai nhi 22 tuần tuổi

Trong hành trình mang thai, mỗi giai đoạn đều mang lại những thay đổi đặc biệt cho cả mẹ và bé. Thai nhi 22 tuần tuổi, đây không chỉ là cột mốc đánh dấu sự phát triển quan trọng mà còn là thời điểm chuyển giao giữa tháng thứ 5 và 6 của thai kỳ. Ở giai đoạn này, thai nhi đã lớn hơn, các cơ quan và bộ phận trên cơ thể bé đã bắt đầu hoàn thiện và có thể quan sát rõ ràng qua hình ảnh siêu âm. Cùng khám phá thêm thai nhi tuần thứ 22 sẽ có những điểm đặc biệt nào qua bài viết sau.

>> Xem thêm:

Thai 22 tuần là mấy tháng?

Thai 22 tuần tuổi tương đương tuần 20 sau thụ tinh. Thời điểm này là thai đã được hơn 5 tháng tuổi, thuộc tam cá nguyệt thứ 2. Đây là tuần chuyển giao giữa tháng thứ 5 và 6, được coi là giai đoạn quan trọng nhất trong suốt thai kỳ của phụ nữ. Lúc này thai nhi đã lớn, các cơ quan và bộ phận trên cơ thể đã có thể quan sát rõ qua các xét nghiệm, kiểm tra y học.

>> Xem thêm bảng dưới đây để theo dõi sự phát triển của thai nhi từ tuần 1 đến tuần 21:

Thai nhi 1 tuần tuổi Thai nhi 8 tuần tuổi  Thai nhi 15 tuần tuổi
Thai nhi 2 tuần tuổi Thai nhi 9 tuần tuổi  Thai nhi 16 tuần tuổi 
Thai nhi 3 tuần tuổi Thai nhi 10 tuần tuổi  Thai nhi 17 tuần tuổi 
Thai nhi 4 tuần tuổi Thai nhi 11 tuần tuổi  Thai nhi 18 tuần tuổi 
Thai nhi 5 tuần tuổi Thai nhi 12 tuần tuổi  Thai nhi 19 tuần tuổi 
Thai nhi 6 tuần tuổi Thai nhi 13 tuần tuổi  Thai nhi 20 tuần tuổi 
Thai nhi 7 tuần tuổi Thai nhi 14 tuần tuổi  Thai nhi 21 tuần tuổi 

22 tuần tuổi là thai đã được hơn 5 tháng (Nguồn: Sưu tầm)

22 tuần tuổi là thai đã được hơn 5 tháng (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ có biết:

Ngoài khoảng thời gian chăm sóc thai kỳ thì việc chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Thai nhi 22 tuần tuổi phát triển như thế nào trong bụng mẹ?

Thai nhi 22 tuần tuổi có cân nặng khoảng 430g. Đây là mức cân nặng trung bình, chỉ số này có thể sẽ khác nhau ở mỗi bé. Kích thước từ đầu đến chân dài khoảng 27,8cm, tương đương với kích cỡ của quả bí đỏ cỡ nhỏ.

Thông thường, dấu hiệu thai 22 tuần tuổi khỏe mạnh sẽ có các chỉ số nằm trong khoảng sau:

  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 50 – 62mm.
  • Chu vi vòng đầu (HC): 199 – 223mm.
  • Chiều dài xương đùi thai nhi (FL): 37 – 44mm.
  • Chu vi vòng bụng (AC): 72-204 mm.

Bước sang tuần 22, thai nhi đã và đang phát triển nhanh chóng cũng như hoàn thiện dần tất cả các cơ quan chức năng của cơ thể. Cụ thể như sau:

  • Bé đang hình thành vân tay và vân chân - những dấu hiệu đặc thù riêng biệt của bé.
  • Thai nhi 22 tuần tuổi đã có lông mi và lông mày. Lượng lông tóc quá độ sẽ biến mất khi mẹ đến gần ngày sinh, chỉ còn lại lông tóc ở những nơi cần thiết. Bé trai sẽ có lông mi dài nhất, chứ không phải là bé gái.
  • Xúc giác và vị giác của bé phát triển đáng kể trong tuần này.
  • Khi mang thai được 22 tuần, bề mặt não bé – trước đó bằng phẳng – bắt đầu phát triển các nếp gấp. Việc hình thành các nếp gấp trong não sẽ tiếp tục cho đến tuần thứ 34 của thai kỳ, khi não của bé có đủ diện tích bề mặt cho các tế bào não.
  • Não bộ và các mút thần kinh đã đủ trưởng thành để thai nhi có thể bắt đầu cảm nhận được sự va chạm.
  • Chồi vị giác đã bắt đầu hình thành trên lưỡi.
  • Cơ quan sinh dục của bé tiếp tục phát triển. Ở bé trai, hai tinh hoàn bắt đầu hiện ra. Ở bé gái, buồng trứng và dạ con giờ đã định hình và âm đạo phát triển. Trong buồng trứng của bé gái có tất cả lượng trứng cần cho chức năng sinh sản sau này.
  • Tai của bé trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh để chuẩn bị tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Những âm thanh ồn ào như tiếng chó sủa, hay tiếng ồn của máy hút bụi trở nên quen thuộc sẽ không làm bé bối rối khi chào đời. Theo Babycenter, bé có thể nghe thấy giọng nói, nhịp tim của mẹ, bụng đang ùng ục và tiếng rít của máu lưu thông trong cơ thể mẹ.
  • Thị giác cũng trở nên tinh chỉnh hơn. Bé bây giờ có thể nhận biết ánh sáng và bóng tối tốt hơn nhiều so với trước đây, ngay cả khi hai mí mắt khép lại.
  • Thai nhi 22 tuần tuổi có một lớp lông tơ, hay còn gọi là lông măng bao phủ xung quanh cơ thể. Nhiệm vụ của nó giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, bảo vệ các tế bào da bề mặt bên ngoài.
  • Các em bé sinh ra vào tuần thứ 22 cần được hỗ trợ và chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của khoa học, việc chăm sóc trẻ sinh non một tháng tuổi được cải thiện, có nghĩa là những tác động sức khỏe dài hạn đối với trẻ sinh non đã giảm hẳn so với trước kia.

>> Tham khảo thêm:

Thai 22 tuần tuổi đang phát triển rất nhanh và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể

Thai 22 tuần tuổi đang phát triển rất nhanh và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể (Nguồn: Sưu tầm)

Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai được 22 tuần

Bước sang tuần thứ 22 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ trải qua nhiều thay đổi đáng kể. Cân nặng của mẹ tiếp tục tăng nhanh chóng khi thai nhi phát triển. Tuy nhiên, việc kiểm soát cân nặng trong mức cho phép là rất quan trọng để tránh thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Một hiện tượng khá đặc biệt trong giai đoạn này là mẹ thường xuyên nuốt nước bọt. Dù khá phiền toái, nhưng đây là tình trạng bình thường. Để giảm bớt khó chịu, mẹ có thể ngậm kẹo bạc hà, nhai kẹo cao su và chuẩn bị sẵn khăn giấy.

Ngoài ra, các vết rạn trên bụng, hông và đùi bắt đầu xuất hiện dày hơn khi em bé ngày càng lớn. Điều này có thể khiến mẹ cảm thấy tự ti, nhưng không nên quá lo lắng. Mẹ có thể khắc phục bằng cách bôi kem dưỡng da để giữ cho làn da mềm mại và giảm bớt vết rạn.

>> Xem thêm:

Mẹ bầu tuần 22 xuất hiện các vết rạn dày (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ bầu tuần 22 xuất hiện các vết rạn dày (Nguồn: Sưu tầm)

Vì sao siêu âm thai nhi 22 tuần tuổi lại quan trọng?

Thai 22 tuần tuổi là thời điểm quan trọng để kiểm tra và rà soát những dấu hiệu bất thường hay những dị tật bẩm sinh ở trẻ. Vì vậy, mẹ cần chú trọng thực hiện các siêu âm 3D hoặc siêu âm 4D để nắm rõ tình hình phát triển của trẻ. Thông thường, khi siêu âm thai 22 tuần sẽ chú ý đến các chỉ số sau:

  • Chu vi và đường kính vòng đầu, chu vi vòng bụng và chiều dài xương đùi.
  • Kiểm tra tổng quát từ não bộ, khuôn mặt, nội tạng, xương sống, xương tay, xương chân,...
  • Quan sát ngũ quan và các bộ phận trên khuôn mặt của trẻ.

>> Tham khảo thêm:

Hình ảnh siêu âm 4D thai 22 tuần

Hình ảnh siêu âm 4D thai 22 tuần

Hình ảnh siêu âm 4D thai 22 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Một số câu hỏi thường gặp về thai nhi 22 tuần tuổi

Chiều dài xương mũi của thai 22 tuần bao nhiêu là chuẩn?

Người ta thường dựa vào chiều dài xương mũi thai nhi để theo dõi sự phát triển của thai nhi vì mỗi độ tuổi của thai nhi sẽ có những chỉ số nhất định. Nhưng chỉ số chiều dài xương mũi này thường dao động tăng hoặc giảm nhẹ. Nếu ở tuần thứ 20 mà thai nhi có chiều dài xương mũi khoảng 4,5 mm thì là trẻ bình thường, phát triển tốt. Nhưng ở đến 22 tuần, xương mũi thai nhỏ hơn 3.5 mm thì trẻ có thể có nguy cơ mắc hội chứng Down rất cao.

Thai 22 tuần cử động (máy) như thế nào?

Thai 22 tuần thường đạp nhiều hơn so với bình thường. Ngoài việc đạp trong bụng mẹ, em bé còn biết nấc, vặn mình, lộn nhào, co duỗi cơ thể,... Khi được hỏi thai 22 tuần tuổi máy như thế nào, các mẹ thường trả lời rằng giống như một con cá đang bơi, vùng vẫy trong bụng.

Nguyên nhân khiến thai 22 tuần đạp nhiều có thể là do bé cần vận động nhiều hơn để tìm cảm giác thoải mái nhất trong bụng mẹ. Ở giai đoạn này, bé có thể đạp từ 15 đến 20 lần mỗi ngày. Các mẹ bầu nên chú ý theo dõi số lần đạp của bé. Nếu thai nhi 22 tuần đột ngột đạp rất ít hoặc giảm hẳn số lần đạp thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ.

>> Tham khảo thêm:

Cử động của thai nhi 22 tuần tuổi

Hình ảnh thai nhi 22 tuần tuổi cử động trong bụng mẹ (Nguồn: Sưu tầm)

Thai 22 tuần đạp bụng dưới có sao không?

Thai nhi đạp bụng dưới có thể là bình thường, và trong một số trường hợp lại khá bất thường.

Các trường hợp thai nhi đạp bụng dưới là bình thường:

  • Mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày bị căng tức, tạo áp lực lên tử cung. Em bé cũng bị “đè nén” bởi dạ dày. Lúc này, bé sẽ liên tục đạp vào bụng dưới của như thông báo cho mẹ rằng “con khó chịu đấy”.
  • Âm thanh quá lớn: Các nghiên cứu chỉ ra rằng môi trường bên ngoài quá ồn ào cũng gây khó chịu cho thai nhi. Khi tiếng ồn vượt quá giới hạn chịu đựng, thai nhi đấm, đạp và đá vào bụng dưới của mẹ để mẹ khắc phục được tiếng ồn, để bé được yên tĩnh nghỉ ngơi trở lại.
  • Em bé khi cảm thấy thoải mái cũng sẽ đạp nhiều vào bụng dưới. Điều này thường xảy ra khi mẹ nằm nghiêng. Các bác sĩ sản khoa cho biết, nằm nghiêng là tư thế tốt nhất cho cả mẹ và bé, giúp thai phụ tránh được nguy cơ phù nề chân tay do tử cung chèn ép lên tĩnh mạch chủ. Ngoài ra, việc mẹ bầu nằm nghiêng tạo không gian thoải mái giúp bé tự do vận động, xoay người hơn. Vì vậy bé trở nên hiếu động hơn và đạp vào bụng dưới của mẹ. Đây được xem là bộ môn thể thao yêu thích của trẻ, đặc biệt nếu thai nhi đang ở những tháng cuối thai kỳ.

Các trường hợp thai nhi đạp bụng dưới là nguy hiểm:

  • Khi tần suất thai nhi đạp vào bụng dưới quá thường xuyên, và số lần đạp của thai nhi trên 20 lần/ ngày.
  • Khi thai nhi đạp bụng dưới mạnh hơn thời điểm trước đó. Ngay cả khi mẹ bầu không đói, và cũng không ở trong một khu vực ồn ào.
  • Nếu thai nhi đạp vào bụng dưới khiến mẹ bị xuất huyết âm đạo, đau bụng, hoặc cả hai.
  • Thai nhi đạp vùng bụng dưới và gây ra dấu hiệu rò rỉ nước ối ở mẹ.

Tất cả những dấu hiệu này cho thấy em bé có vấn đề bất thường trong bụng mẹ. Có thể do mẹ ăn uống chưa khoa học khiến bé nhận được chất dinh dưỡng từ nước ối của mẹ cũng bị ảnh hưởng, hoặc bé bị dây rốn quấn cổ 1 vòng, nhiều vòng. Hoặc cũng có thể do mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh xã hội khiến vi khuẩn lây nhiễm sang thai nhi thông qua nước ối, nhau thai, dây rốn khiến thai nhi bị bệnh.

Nếu gặp các dấu hiệu này, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ thăm khám, xét nghiệm, siêu âm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp.

>> Xem thêm:

Một số trường hợp thai nhi đạp bụng dưới là dấu hiệu bất thường mẹ cần đến khám bác sĩ

Một số trường hợp thai nhi đạp bụng dưới là dấu hiệu bất thường mẹ cần đến khám bác sĩ (Nguồn: Sưu tầm)

Thai 22 tuần biết trai hay gái chưa?

Thời điểm chính xác nhất để dự đoán giới tính thai nhi là từ tuần thứ 20 của thai kỳ, lúc này bộ phận sinh dục thai nhi 22 tuần đã dần hoàn thiện nên có thể thấy rõ trên hình ảnh siêu âm. Từ tuần 18 - 20 của thai kỳ, quá trình phát triển của thai nhi cũng dần hoàn thiện. Đồng thời, nếu ở giai đoạn này, nếu là con trai thì tinh hoàn của bé đã xuống bìu rồi. Vì vậy lần này sẽ có hình ảnh siêu âm rõ ràng và chính xác đến 85 - 95%.

>> Xem thêm:

Thai nhi 22 tuần tuổi trải qua nhiều thay đổi và phát triển nhanh chóng. Đây là thời điểm quan trọng để mẹ bầu theo dõi sức khỏe của thai nhi thông qua các chỉ số siêu âm và cảm nhận các cử động của bé. Những tiến bộ về công nghệ y học giúp đảm bảo thai nhi phát triển tốt và mẹ bầu có thể yên tâm hơn trong hành trình mang thai.

Tìm hiểu thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu trong các tuần tiếp theo:

Thai nhi 23 tuần tuổi Thai nhi 29 tuần tuổi Thai nhi 35 tuần tuổi
Thai nhi 24 tuần tuổi Thai nhi 30 tuần tuổi Thai nhi 36 tuần tuổi
Thai nhi 25 tuần tuổi Thai nhi 31 tuần tuổi Thai nhi 37 tuần tuổi
Thai nhi 26 tuần tuổi Thai nhi 32 tuần tuổi Thai nhi 38 tuần tuổi
Thai nhi 27 tuần tuổi Thai nhi 33 tuần tuổi Thai nhi 39 tuần tuổi
Thai nhi 28 tuần tuổi Thai nhi 34 tuần tuổi Thai nhi 40 tuần tuổi

Các mẹ có thể tham khảo thêm những thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần. Ngoài ra, Huggies còn chuẩn bị riêng một chuyên mục Góc chuyên gia để giải đáp tất tần tật những thắc mắc của các mẹ đấy!

>> Nguồn tham khảo:

>> Mẹ có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề của Huggies được tư vấn bởi bác sĩ Bùi Thị Thu Hà:

Ảnh bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

Với thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, 11 năm trong việc tư vấn tiền thai sản, Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và là thành viên trong đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® sẽ giải đáp những thắc mắc của Mẹ.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;