Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Có nguy hiểm không?

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Cùng với hiện tượng mang thai cơ học, thai phụ đôi khi có thể nhận thấy bụng mình phình to kèm theo cục cứng và có thể làm “biến dạng” vùng bụng. Những cơn co gò này sẽ thường thấy nhiều hơn với cường độ khác nhau, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ. Cùng Huggies tìm hiểu tại sao em bé gò trong bụng mẹ và liệu rằng tình trạng này có gây nguy hiểm cho mẹ bầu hay không!    

Em bé gò là như thế nào?

Thai nhi gò là một thuật ngữ khác để nói về hiện tượng em bé gò trong bụng mẹ. Đây là tình trạng các cơn gò xuất hiện tại tử cung khiến bụng mẹ bầu bị cong sang một bên. Hiện tượng này thường diễn ra từ 30 giây đến 1 phút. Các cơn co gò tử cung thường xuất hiện vào 3 tháng giữa của thai kỳ và tăng dần cường độ khi thai kỳ tiến triển.

 Em bé gò trong bụng mẹ là sao

Em bé gò trong bụng mẹ chủ yếu là vì những cú đáp của em bé kèm theo cơn gò tử cung (Nguồn: Sưu tầm)

Hiện tượng bé gò trong bụng mẹ chủ yếu là xuất phát từ những cú đạp của em bé kết hợp cùng cơn gò tử cung. Nhìn chung, em bé gò trong bụng mẹ không gây cho mẹ quá nhiều đau đớn hay khó chịu. Chỉ đơn giản là mẹ sẽ cảm thấy buồn hoặc đau thắt nhẹ, tương tự như trong kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, vào những ngày cuối của thai kỳ, các cơn gò trở nên thường xuyên hơn và gây khó chịu hơn. Đặc biệt là khi trẻ cúi và xoay đầu xuống để chuẩn bị ra khỏi bụng mẹ.

Tuy nhiên, nếu sự chuyển động của em bé trong bụng mẹ gây ra cảm giác căng tức và đau đớn; lâu ngày, cơn gò đã bị lệch hẳn sang một bên; hoặc nếu thai phụ nhận thấy bụng ngày càng lồi và lõm thường xuyên trong thời gian ngắn thì nên đến cơ sở y tế để khám và xác định nguyên nhân. Hơn nữa, những cơn gò bụng khi mang thai kèm theo chuột rút, đau lưng, đau dồn về phía âm đạo là vô cùng nguy hiểm và cần được bác sĩ chuyên khoa khám và theo dõi kỹ lưỡng.

Mẹ có biết:

Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? 5 nguyên nhân phổ biến

Có rất nhiều nguyên nhân để giải thích tại sao em bé gò trong bụng mẹ, Huggies xin chia sẻ một số nguyên nhân phổ biến dưới đây:

Do tử cung chịu nhiều áp lực

Tử cung có vị trí giữa khoang chậu, bàng quang và trực tràng. Khi thai nhi phát triển, tử cung mở rộng nhanh chóng để thích ứng với nhu cầu của em bé. Hầu hết các bà mẹ sẽ không cảm nhận được điều này một cách rõ ràng trong 3-4 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, càng về sau, tử cung càng phát triển về kích thước. Lúc này, nó sẽ gây áp lực trực tiếp lên các cơ quan xung quanh. Kết quả là mẹ bị gò bụng trong quá trình mang thai.

Hệ xương của thai nhi phát triển

Các cơ quan của thai nhi sẽ không ngừng phát triển và hoàn thiện trong quá trình mẹ bầu mang thai. Đặc biệt là hệ xương. Điều này không chỉ tăng cường sức mạnh cho em bé mà còn gây ra những cú đạp trong bụng mẹ.

Thai nhi phát triển gây co thắt bụng 

Thai nhi phát triển trong bụng mẹ là một nguyên nhân gây ra những cơn gò bụng (Nguồn: Sưu tầm)

Phần lớn các cơn gò vùng bụng xảy ra vào gần cuối quý 2 của thai kỳ. Bởi lẽ, ngoài hệ xương đang phát triển thì lúc đó chiều cao và cân nặng của bé cũng tăng lên đáng kể. Đồng thời, em bé bắt đầu giao tiếp với mẹ hiệu quả hơn thông qua các cú đá và xoay người. Chính vì vậy mà mẹ bầu sẽ gặp các cơn gò bụng thường xuyên.

Mẹ bị táo bón

Táo bón là một nguyên nhân khác dẫn đến tại sao em bé gò trong bụng mẹ. Vì táo bón đòi hỏi hệ tiêu hóa của bạn phải hoạt động hết công suất. Từ đó, tạo áp lực lên các vùng lân cận, trong đó có tử cung của nữ giới.

Táo bón là tình trạng cực kỳ phổ biến ở phụ nữ mang thai. Không chỉ do tử cung phát triển về kích thước, chèn ép hệ tiêu hóa gây táo bón mà còn do chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều đồ ăn thức uống chứa nhiều chất gây nóng. Đồng thời, uống không đủ nước và ăn quá ít rau xanh, hoa quả tươi là những yếu tố góp phần gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa này.

Tâm trạng, cảm xúc của mẹ bầu

Thai nhi và người mẹ luôn có sự kết nối chặt chẽ với nhau. Tâm trạng, cảm xúc của người mẹ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của em bé. Nếu mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, buồn bã thì hiện tượng em bé gò trong bụng mẹ sẽ càng rõ rệt hơn. Thay vì lo lắng, các mẹ nên học cách quản lý cảm xúc tự nhiên để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của bé.

Cảm xúc buồn bã có thể khiến mẹ bị gò bụng 

Những cảm xúc tiêu cực của thai phụ có thể nguyên nhân dẫn đến tại sao em bé gò trong bụng mẹ (Nguồn: Sưu tầm)

Những vết rạn da

Hiện tượng rạn da xuất hiện do quá trình tăng cân nhanh khi mang thai. Lúc này, bụng mẹ bầu phát triển nhanh hơn, làn da chưa kịp thích ứng dẫn đến hiện tượng gò cứng bụng.

Cơn gò cứng bụng thường xuất hiện khi nào?

Hiện tượng bụng gò cứng thường gặp nhất vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, có một số bà bầu lại gặp tình trạng này ngay từ tháng thứ 6 hoặc thứ 7. Tử cung gò cứng lại hoặc co lại khiến mẹ bầu cảm giác bụng căng tức trong khoảng 30-60 giây; điều này có thể xảy ra vài lần mỗi ngày hoặc trong một vài ngày. Các bác sĩ sản khoa gọi đây là cơn gò chuyển dạ Braxton Hicks - cơn chuyển dạ giả vì nó không làm giãn cổ tử cung và không gây đau đớn cho mẹ bầu.

Cơn gò bụng xuất hiện khi nào 

Cơn gò bụng xuất hiện gần cuối thai kỳ khiến mẹ cảm giác bụng căng tức (Nguồn: Sưu tầm)

Ngày nay, nhiều cuộc tranh luận về tác dụng của những cơn co thắt sinh lý này vẫn diễn ra. Một số người nói rằng chuyển dạ giả là một cuộc “diễn tập” để đảm bảo rằng tử cung đã sẵn sàng cho cơn chuyển dạ thật đến. Những người khác phản bác quan điểm rằng chúng không liên quan.

Thực tế, việc phân biệt cơn chuyển dạ thật và giả không khó. Khi xuất hiện cơn gò sinh lý, mẹ bầu chỉ cần chuyển tư thế nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi sẽ dịu dần. Các cơn gò này diễn ra với tần suất bất ổn định.

Còn cơn chuyển dạ thật sẽ khiến mẹ bầu đau đớn dữ dội, kèm theo cảm giác xé ruột. Nếu kèm theo dấu hiệu vỡ màng ối hoặc ra máu báo thì có nghĩa thời khắc chào đón em bé ra đời không còn bao lâu.

Dấu hiệu nhận biết các cơn gò tử cung khi mang thai 

Các cơn co gò bụng có thể xảy ra trước khi bạn đến bệnh viện. Trên thực tế, có nhiều biểu hiện khác nhau mà mẹ bầu có thể gặp, nhưng dưới đây là những dấu hiệu phổ biến nhất mà phụ nữ thường gặp khi trải qua các cơn co thắt chuyển dạ:

  • Đau lưng dưới lan ra dần phía trước
  • Đau vùng chậu và bụng trên
  • Cảm giác áp lực trong xương chậu
  • Những cơn đau nặng hơn về cường độ và mật độ
  • Các cơn co thắt có thể kéo dài từ 45 giây đến 90 giây hoặc hơn
  • Các cơn co thắt xảy ra sau mỗi 5 đến 10 phút và ngày càng gần với cường độ cao hơn
  • Thai phụ đau đớn đến mức không thể đi lại hoặc không nói được
  • Vận động, di chuyển hoặc chuyển đổi tư thế không làm giảm bớt cảm giác khó chịu

Em bé gò trong bụng mẹ có nguy hiểm không?

Em bé gò trong bụng mẹ gây nguy hiểm không 

Đa phần các mẹ sẽ cảm thấy khó chịu nhẹ khi em bé gò trong bụng mẹ (Nguồn: Sưu tầm)

Nhiều thai phụ lo lắng về việc thai nhi gò cứng bụng sẽ gây nguy hiểm, tuy nhiên như đã nói, mẹ bầu chỉ thấy khó chịu nhẹ khi em bé gò trong bụng chứ không có cảm giác đau. Những cơn co thắt sinh lý chỉ nguy hiểm nếu bụng bầu căng cứng hoặc lệch hẳn sang một bên trong thời gian dài. Mẹ có cảm giác bụng liên tục bị nhồi lên xuống, cứng và đau. Đặc biệt nếu cơn gò bụng kèm theo các biểu hiện như đau lưng, chuột rút, ra máu âm đạo thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để được khám, theo dõi và xác định nguyên nhân.

Thai gò nhiều có sao không?

Các cơn gò xảy ra phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là trong quý 2 và quý 3, khi thai nhi đã lớn và tử cung của mẹ đã phát triển về kích thước đáng kể. Mẹ phải phân biệt được tính chất của các cơn gò và chú ý đến các dấu hiệu khác để xác định đây là cơn gò sinh lý bình thường hay cơn gò chuyển dạ.

Hiện tượng gò bụng là bình thường nếu là cơn gò sinh lý Braxton Hicks; cơn gò không tăng theo thời gian và không làm thay đổi cổ tử cung. Không ít người vẫn còn nhầm lẫn về sự khác biệt giữa thai gò chuyển dạ và không chuyển dạ. 

6 loại co thắt tử cung mẹ bầu thường gặp

Theo từng giai đoạn, có tới 6 kiểu co thắt khác nhau. Số lượng cơn gò sẽ thay đổi tùy theo giai đoạn và loại cơn gò. 

Cơn gò Braxton – Hicks

Các cơn gò Braxton - Hicks hay còn gọi là cơn gò sinh lý. Những cơn co thắt này xuất hiện lần đầu tiên vào tháng thứ 4 của thai kỳ và có triệu chứng rất nhẹ. Do vậy, bạn phải chú ý quan sát hoặc cảm nhận thì mới nhận ra được. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do tử cung đang bắt đầu giãn ra để thích ứng với sự phát triển của em bé. Hơn nữa, do nhu động ruột bị dồn nén gây ra các cơn gò đột ngột kéo dài khoảng 30 giây. Điều này sẽ giúp thai phụ xây dựng sức bền của mình.

Cơn gò chuyển dạ sinh non

Cơn gò chuyển dạ sinh non được định nghĩa là một cơn co thắt xảy ra trước khi thai được 37 tuần. Bên cạnh cảm giác đau đớn và khó chịu do em bé di chuyển trong bụng mẹ, chị em có thể gặp tình trạng dịch nhầy màu hồng chảy ra từ âm đạo hoặc rỉ nước ối. Tử cung cứng và khó chịu, tần suất các cơn co thắt từ 10 đến 12 phút mỗi giờ.

Cơn gò chuyển dạ non có đau không 

Cơn gò chuyển dạ sinh non gây cảm giác đau và khó chịu cho mẹ bầu (Nguồn: Sưu tầm)

Cơn gò chuyển dạ đủ tháng

Những cơn gò chuyển dạ đủ tháng bắt đầu xuất hiện vào khoảng tuần thứ 37 của thai kỳ và tăng dần về mật độ, khoảng 10p/lần. Các cơn gò này có đặc điểm và tính chất giống như chuyển dạ sinh sinh non. Trong giai đoạn này, có thể phân biệt giữa gò tử cung chuyển dạ giai đoạn sớm và chuyển dạ thật.

Các cơn co thắt chuyển tiếp

Cổ tử cung có thể giãn ra đến 8 - 10 cm trong thời gian này. Đây thường là giai đoạn khó khăn nhất của quá trình sinh nở. Các cơn gò chuyển tiếp có thể kéo dài đến 2 phút và cực kỳ mạnh mẽ, chỉ với những khoảng nghỉ ngắn giữa hai lần. Thông thường, bạn sẽ cảm thấy áp lực dữ dội ở cả âm đạo và trực tràng. Bạn có thể rùng mình, nôn mửa, ớn lạnh và muốn hét lên trong suốt quá trình này.

Nhiều mẹ bầu không muốn ai chạm vào hoặc nói chuyện với họ khi bị gò bụng. Tuy nhiên, nếu cần sự hỗ trợ, bạn có thể nhờ chồng động viên hoặc dùng tay ấn vào lưng để thấy bớt đau đớn hơn.

Cơn co thắt đẩy em bé ra

Khi đẩy em bé ra ngoài, mẹ sẽ cảm thấy muốn rặn kèm theo các cơn co thắt (hoặc giữa các cơn co thắt). Cảm giác này giống như cần đi vệ sinh. Trong hầu hết các trường hợp, sẽ không có nhiều thời gian nghỉ giữa các cơn co thắt. Mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn và ít bị áp lực hơn trong lúc rặn.

Các cơn cơ thắt sau sinh

Các cơn co thắt sau sinh là cần thiết, giúp đưa nhau thai ra ngoài. Kích thước của tử cung cũng sẽ thu lại trước khi mang thai. Việc cho con bú cũng gây ra các cơn co thắt tử cung sau sinh. Mẹ bị đau từ 2 đến 3 ngày sau khi sinh là hoàn toàn bình thường.

Cách xử lý khi em bé gò cứng bụng mẹ?

Các cơn gò sinh lý thường xuất hiện nhanh chóng, không nguy hiểm và diễn ra thường xuyên nhưng càng về cuối thai kỳ, em bé sẽ gò mạnh hơn khiến mẹ bầu cảm thấy đau và bụng cứng gây khó chịu.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, các mẹ có thể thực hiện theo các phương pháp sau đây khi gặp các cơn co thắt:

  • Nghỉ ngơi: Sự xuất hiện của các cơn gò có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ đang làm việc vô cùng vất vả. Vì thế, mẹ nên dành chút thời gian để nghỉ ngơi, đứng dậy đi lại chậm rãi hoặc thay đổi tư thế làm việc.
  • Chườm ấm: Việc tắm bằng nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn tắm sẽ giúp mẹ thư giãn, hoặc đơn giản hơn là đắp một chiếc khăn mềm đã được giặt trong nước ấm lên vùng bụng.
  • Tập yoga: Phụ nữ mang thai tập yoga sẽ ít bị gò bụng hơn hoặc nếu cơn gò có xuất hiện thì cũng nhẹ nhàng hơn.
Nghỉ ngơi khi gặp tình trạng em gò cứng bụng mẹ 

Thai phụ nên dành thời gian nghỉ ngơi trong tư thế thoải mái để hạn chế tình trạng đau đớn do cơn gò bụng (Nguồn: Sưu tầm)

Đối với những cơn gò nguy hiểm thì mẹ bầu nên làm thế nào?

Những cơn gò tử cung nguy hiểm thường gặp như gò chuyển dạ, gò sinh non,.... Ngoài những cơn co thắt dồn dập, còn có các triệu chứng khác như chảy máu âm đạo, đau lưng, tức bụng,.... Lúc này, mẹ phải đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi và hỗ trợ.

Những lưu ý dành cho mẹ bầu cuối thai kỳ

Khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối, sức khỏe của cả mẹ và thai nhi phải được theo dõi kỹ lưỡng. Dưới đây là một số lời khuyên mà mẹ bầu có thể tham khảo:

  • Phải lưu ý các dấu hiệu chuyển dạ để đến bệnh viện kịp thời.
  • Phân biệt rỉ ối và rỉ dịch âm đạo để biết cách xử lý và phòng ngừa sinh non, thai chết lưu hay suy thai.
  • Các mẹ phải thường xuyên theo dõi lượng nước ối
  • Nếu mẹ bị ra máu khi mang thai 3 tháng cuối thì phải đi cấp cứu ngay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và con.
  • Khám thai định kỳ để phát hiện những bất thường như nhau tiền đạo, thai chậm lớn để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.
  • Theo dõi cân nặng của trẻ trong 3 tháng cuối thai kỳ để đánh giá sự phát triển và dự đoán những nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình sinh nở.
  • Phân biệt được cơn gò sinh lý, cơn gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời phòng trường hợp khẩn cấp.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây, các mẹ bầu đã hiểu rõ tại sao em bé gò trong bụng mẹ. Huggies chúc các mẹ có một quá trình sinh nở thật suôn sẻ, nhẹ nhàng và cháo đón con yêu ra đời khỏe mạnh, an toàn.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;