Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thai 20 tuần phát triển như thế nào? Kế hoạch và lời khuyên phát triển thai kỳ

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 20

Khi thai 20 tuần, bé yêu của bạn có kích thước bằng một búp bê nhỏ được bày bán ở các cửa tiệm bán đồ chơi trẻ em. Hình dáng của thai nhi 20 tuần tuổi cũng không khác mấy so với búp bê đó.

Ở thai tuần thứ 20, mí mắt của bé vẫn còn nhắm chặt nhưng có thể phân biệt được sáng tối. Gần cuối kỳ mang thai, bé sẽ bắt đầu mở mắt và mắt bé hoạt động nhiều để chuẩn bị làm quen với môi trường bên ngoài khi chào đời.

Khi thai 20 tuần, bé yêu của bạn có kích thước bằng một búp bê nhỏ (Nguồn: Sưu tầm)

Khi thai 20 tuần, bé yêu của bạn có kích thước bằng một búp bê nhỏ (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo:

Thai 20 tuần phát triển như thế nào?

Thai 20 tuần nặng bao nhiêu?

Theo thống kê của BabyCenter, thai nhi tuần 20 có cân nặng trung bình khoảng 300 gram và có chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng 25cm.

Thai nhi tuần 20 có cân nặng trung bình khoảng 300 gram và có chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng 25cm (Nguồn: Sưu tầm)

Thai nhi tuần 20 có cân nặng trung bình khoảng 300 gram và có chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng 25cm (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo:

Vị trí thai nhi 20 tuần tuổi

Với tốc độ phát triển ở giai đoạn này, bé đang chiếm chỗ ngày càng lớn ở trong tử cung và gây áp lực lên dạ dày, phổi, thận và bàng quang của mẹ.

Vị trí thai nhi 20 tuần tuổi ở trong tử cung và gây áp lực lên dạ dày, phổi, thận và bàng quang của mẹ

Vị trí thai nhi 20 tuần tuổi ở trong tử cung và gây áp lực lên dạ dày, phổi, thận và bàng quang của mẹ

Dấu hiệu thai 20 tuần khỏe mạnh

  • Thai nhi 20 tuần phát triển nhanh hơn nhiều và bạn sẽ cảm nhận được những cú hích nhẹ của bé trong tuần này. Rồi thi thoảng bé ngậm ngón tay cái, nắm chặt dây rốn của mình, hay tập luyện phản xạ nắm bắt và thậm chí là nấc cục nữa kìa.

  • Thai nhi 20 tuần tuổi phát triển lớp mỡ dưới da dày hơn, vì thế da bé trông không còn “trong suốt” như cách đây vài tuần. Nên nhớ bạn không cần ăn thêm quá nhiều trong thời gian này. Các chuyên gia khuyên rằng trong thời kỳ mang thai, bạn chỉ cần ăn thêm khoảng 10 phần trăm lượng thực phẩm trước khi mang thai. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ cần bổ sung khoảng 1.050 calo/ngày trong 3 tháng giữa thai kỳ. Như vậy, chỉ cần thêm một miếng trái cây, hay một nắm các loại hạt, hoặc một chiếc bánh kẹp nữa là đủ.

Bé ngậm ngón tay cái, nắm chặt dây rốn là dấu hiệu thai 20 tuần khỏe mạnh (Nguồn: Sưu tầm)

Bé ngậm ngón tay cái, nắm chặt dây rốn là dấu hiệu thai 20 tuần khỏe mạnh (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm:

Trai hay gái

Tò mò không biết trong cái bụng to tròn này, đó là “công chúa” hay “hoàng tử”. Thời điểm này chính là cơ hội.

Mặc dù bộ phận sinh dục ngoài ở cả thai nhi nam và nữ có thể phát triển, nhưng cha mẹ vẫn có thể phát hiện được giới tính của con thông qua siêu âm trong tam cá nguyệt thứ hai, hay còn gọi là quét giải phẫu, thường được lên lịch vào bất kỳ thời điểm nào trong khoảng từ 18 đến 22 tuần.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ có được thông tin chi tiết về các cơ quan và số đo chính khác của em bé, đồng thời đảm bảo rằng em bé của bạn đang phát triển bình thường.

Bé con của bạn giờ đã có móng tay nhỏ xíu. Nếu là bé gái, tử cung và âm đạo của bé giờ đã được định vị và đang phát triển. Nếu là bé trai, tinh hoàn bắt đầu di chuyển từ bụng xuống bìu. Do tác động của nội tiết tố sinh sản, khi vừa lọt lòng, bộ phận sinh dục của nhiều trẻ sơ sinh sẽ to hơn. Tuy nhiên, sau vài tuần, bộ phận sinh dục của bé sẽ dần về lại kích thước bình thường.

Hình ảnh siêu âm của thai 20 tuần tuổi

Hình ảnh siêu âm 4D của thai nhi 20 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh siêu âm 4D của thai nhi 20 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh siêu âm thai nhi 20 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh siêu âm thai nhi 20 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh siêu âm 4D khuôn mặt em bé 20 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh siêu âm 4D khuôn mặt em bé 20 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ nên lên kế hoạch cho thai kỳ khi mang bầu 20 tuần

Khi mang thai tuần 20, mẹ đã có thể bắt đầu cân nhắc việc sinh em bé ở đâu, như thế nào. Đó là một ngày đặc biệt ý nghĩa với mẹ nên mẹ chắc chắn muốn dành thời gian để suy ngẫm về những mong muốn, hy vọng của bản thân. Mẹ có thể tham khảo thông tin từ tạp chí, internet, cố gắng viết ra suy nghĩ hay kế hoạch về việc sinh con. Chuẩn bị từ lúc này sẽ giúp mẹ hiểu rõ mong muốn của mình và dễ dàng hơn trong việc nhờ sự hỗ trợ từ phía gia đình.

Trong thời gian mang thai, những thay đổi nội tiết làm ảnh hưởng đáng kể đến vóc dáng và làn da mẹ bầu. Các mẹ bầu thường cho rằng việc sử dụng các biện pháp làm đẹp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Hãy cùng Huggies tìm hiểu về cách “làm đẹp trong thai kỳ” nhé!

>> Xem thêm:

Lời khuyên cho thai kỳ khỏe mạnh

Dưới đây là những lời khuyên dành cho các mẹ bầu ở giai đoạn thai 20 tuần: 

  • Bổ sung sắt: Sản phụ cần đảm bảo có đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hằng ngày. Bổ sung sắt khi mang thai vô cùng quan trọng, nó sẽ sản xuất ra sắc tố thai nhi và ngăn ngừa thiếu máu, sinh non hoặc nhẹ cân. Mỗi ngày, các mẹ hãy bổ sung từ 27 đến 30 mg từ những thực phẩm sau đây: Thịt nạc đỏ, đậu khô, thịt heo, trái cây sấy, rau bina, mầm lúa mì, yến mạch, ngũ cốc,...
  • Dành thời gian thư giãn: Thời điểm này, bạn có thể xem xét nghỉ ngơi, dành thời gian đi du lịch, thư giãn.
  • Tắm bằng bồn tắm: Nếu bạn không cần hạn chế tiếp xúc với nước, hãy tận hưởng thời gian tắm bồn nhé. Vì thời điểm này, bé sẽ có những chuyển động nhỏ trên bề mặt bụng, hoặc bàn quang có cảm giác như dòng điện nhẹ chạm vào,...Đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang hoạt động tích cực, hãy nằm ngửa trong bồn tắm và thư giãn nhiều hơn. 
  • Giai đoạn này, thai phụ cần tầm soát dị tật thai nhi bằng kỹ thuật siêu âm 4D, tầm soát tiểu đường thai kỳ. Kiểm soát được cân nặng của mẹ bầu để dễ dàng đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ và cả thai nhi. 

Sản phụ cần đảm bảo có đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hằng ngày, nghỉ ngơi, dành thời gian đi du lịch (Nguồn: Sưu tầm)

Sản phụ cần đảm bảo có đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hằng ngày, nghỉ ngơi, dành thời gian đi du lịch (Nguồn: Sưu tầm)

> > Xem thêm:

Những câu hỏi thường gặp khi thai nhi 20 tuần

Thai 20 tuần độ trưởng thành 1 là gì?

Thai nhi 20 tuần độ trưởng thành 1 là độ trưởng thành của nhau thai dựa trên quá trình canxi hóa. Nếu thai 20 tuần tuổi có độ trưởng thành 1 thì màng ối của thai phụ không bị rạn nứt, có sự rung động và được xác định rõ ràng.

Thai nhi 20 tuần tuổi đạp như thế nào?

Vào tuần thứ 16 đến 24 của thai kỳ, mẹ sẽ cảm nhận được thai máy. Ở tuần thứ 20, những cú đạp sẽ giống nhịp gõ nhẹ nhàng vào thành bụng hoặc mẹ bầu sẽ có cảm giác lúng búng trong bụng

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 20 tuần tuổi. Xem thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu qua từng tuần:

Thai nhi 21 tuần tuổi

Thai nhi 27 tuần tuổi

Thai nhi 33 tuần tuổi

Thai nhi 39 tuần tuổi

Thai nhi 22 tuần tuổi

Thai nhi 28 tuần tuổi

Thai nhi 34 tuần tuổi

Thai nhi 40 tuần tuổi

Thai nhi 23 tuần tuổi

Thai nhi 29 tuần tuổi

Thai nhi 35 tuần tuổi

 

Thai nhi 24 tuần tuổi

Thai nhi 30 tuần tuổi

Thai nhi 36 tuần tuổi

 

Thai nhi 25 tuần tuổi

Thai nhi 31 tuần tuổi

Thai nhi 37 tuần tuổi

 

Thai nhi 26 tuần tuổi

Thai nhi 32 tuần tuổi

Thai nhi 38 tuần tuổi

 

Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần

>> Nguồn tham khảo:

Ba mẹ có thể xem thêm các bài viết được bác sĩ Bùi Thị Thu Hà - thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM đưa ra lời khuyên, hỗ trợ ba mẹ trong giai đoạn thai kỳ và sinh con.

Ảnh bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

Với thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, 11 năm trong việc tư vấn tiền thai sản, Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và là thành viên trong đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® sẽ giải đáp những thắc mắc của Mẹ.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;