Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Mang thai 3 tháng đầu: Quá trình phát triển của thai nhi & Thay đổi ở mẹ
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Siêu âm thai và các loại siêu âm thai

Tất tần tật những điều cần biết về siêu âm thai

Tất tần tật những điều cần biết về siêu âm thai

Từ những ngày đầu mang thai đến giai đoạn chuẩn bị vượt cạn, mẹ bầu phải trải qua các loại siêu âm thai khác nhau để đảm bảo sự phát triển của thai nhi trong bụng. Đó là những loại siêu âm thai nào? Thời gian siêu âm thai ra sao? Cùng Huggies tìm hiểu ngay mẹ bầu nhé!

Siêu âm thai là gì?

Cùng với những lần kiểm tra nhịp tim, kiểm tra huyết áp, trong những buổi khám thai mẹ bầu cũng sẽ được chỉ định thực hiện siêu âm thai để kiểm tra sự phát triển của thai nhi.

Siêu âm thai là một dạng kiểm tra chẩn đoán y khoa không xâm lấn. Bằng cách sử dụng sóng âm, siêu âm thai có thể cho thấy hình ảnh của em bé trong bụng. Máy siêu âm sẽ truyền sóng âm qua tử cung và cơ thể bé, sau đó thông qua máy tính tái tại thành hình ảnh cho thấy hình dạng, vị trí và các cử động của bé con.

Không chỉ là chiều cao, cân nặng của thai nhi, siêu âm thai còn có thể phát hiện những dị tật bẩm sinh tại một số giai đoạn thai kỳ nhất định. Những mẹ bầu bị tiểu đường, cao huyết áp hoặc có các vấn đề đặc biệt về sức khoẻ có thể được chỉ định thực hiện siêu âm thai nhiều hơn.

Tham khảo: Siêu âm thai kì

Siêu âm được thực hiện thế nào?

  • Siêu âm được thực hiện trong phòng ánh sáng yếu để đảm bảo hình ảnh hiển thị trên máy được tốt nhất.
  • Mẹ nằm trên giường siêu âm.
  • Bác sĩ thực hiện bôi gel lên vùng bụng để đảm bảo sóng âm được dẫn truyền tốt nhất.
  • Mẹ có thể quan sát hình ảnh bé cưng trong bụng được hiển thị trên màn hình theo 2 màu đen và trắng.

Siêu âm có an toàn không?

Siêu âm được xem là an toàn với sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ và đã được sử dụng trong sản khoa hàng thập kỉ nay, với tiêu chuẩn cũng như bộ hướng dẫn quy trình đầy đủ.

Siêu âm được thực hiện bằng 2 phương pháp: siêu âm bụng và siêu âm dò âm đạo. Đối với phương pháp sử dụng đầu dò âm đạo, tính đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa phát hiện tác dụng gây sảy thai hay ảnh hưởng đến thai nhi, ngay cả khi ra máu âm đạo trong quá trình siêu âm.

Siêu âm có thể phát hiện hết tất cả bất thường của thai nhi?

Siêu âm có thể giúp các bác sĩ phát hiện một số bất thường trong thai kỳ, nhưng điều này còn tùy thuộc vào bệnh lý và mức độ biểu hiện, nên siêu âm không đảm bảo sẽ phát hiện hết tất cả các bất thường trong thai kỳ.

Những bệnh lý như: tự kỷ, bại não, chậm phát triển trí tuệ,... cũng không thể được phát hiện bằng phương pháp siêu âm vì những bệnh lý này không phải gây nên bởi các bất thường do cấu trúc.

Siêu âm có thể giúp các bác sĩ phát hiện:

  • Dị tật thai nhi.
  • Một số bất thường như bất thường tại tim hay tắc ruột,...

Tham khảo: Hình ảnh siêu âm thai

Siêu âm thai lần đầu khi nào?

Sau khi phát hiện những dấu hiệu mang thai sớm như trễ kinh, máu báo, que thử thai 2 vạch…, mẹ có thể đến bệnh viện để kiểm tra xem mình có thai hay không. Đây sẽ là lần siêu âm thai đầu tiên giúp bác sĩ nhận biết thai nhi bao nhiêu tuần tuổi. Siêu âm thai trong giai đoạn này cũng giúp bác sĩ xác định xem thai đã vào tử cung hay chưa, tránh trường hợp thai ngoài tử cung.

Ngoài lần siêu âm thai đầu tiên này, trong từng giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu sẽ thực hiện thêm ít nhất 3 lần siêu âm thai quan trọng sau:

- Siêu âm đo độ mờ da gáy tuần 11-13 của thai kỳ để đo độ mờ da gáy, xác định nhiễm sắc thể bất thường gây bệnh Down, dị dạng tim, thoát vị cơ hoành… Hết tuần 13, các xét nghiệm này giảm độ chính xác đáng kể

- Siêu âm thai ở tuần 21-24 của thai kỳ để đánh giá các bất thường về cơ thể thai nhi như dị dạng cơ quan nội tạng, hở hàm ếch, sứt môi…

- Siêu âm ở tuần thai 35-36, giai đoạn chuẩn bị "vượt cạn" để theo dõi động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn…

Tham khảo: Có thai bao lâu thì siêu âm được?

Các loại siêu âm thai thường gặp

Các loại siêu âm thai thường gặp

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, siêu âm thai hiện nay được chia thành nhiều loại khác nhau như siêu âm2D, siêu âm 3D hay thậm chí siêu âm 4D. Trong đó, 2 loại phổ biến nhất vẫn là siêu âm 2D và siêu âm 4D.

  • Siêu âm 2D là hình thức siêu âm 2 chiều, với hình ảnh thai nhi màu trắng đen. Đây là một trong các loại siêu âm thai phổ biến nhất, thường được sử dụng để kiểm tra sự thay đổi về cân nặng, chiều cao của thai nhi và các chỉ số thai nhi cơ bản như chiều dài xương đùi, vòng đầu, chỉ số nước ối…
  • Siêu âm 3D rõ nét hơn so với siêu âm 2D và cho thấy hình ảnh 3 chiều của em bé trong bụng mẹ. Nhờ vậy, siêu âm 3D có thể giúp bác sĩ tìm kiếm các dị dạng, cấu trúc nghi ngờ bất thường như tật sứt môi, chẻ vòm, hở hàm ếch, hội chứng Down, tật tay chân ngắn hay các bệnh lý tim bẩm sinh.
  • Đối với siêu âm 4D, mẹ bầu không chỉ được nhìn thấy những hình ảnh rõ nét và chân thật của bé cưng trong bụng mà còn có thể thấy các chuyển động của bé như đang xem băng ghi hình.

Những lưu ý khi mẹ bầu siêu âm

- Uống nhiều nước và nhịn đi tiểu trong vòng 2 giờ trước khi siêu âm. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi bàng quang của mẹ bầu đầy nước sẽ giúp quá trình siêu âm diễn ra dễ dàng hơn. Hình ảnh của bé con trong bụng mẹ cũng được thể hiện rõ hơn.

- Mặc đồ rộng rãi, thoải mái

- Trước khi đi siêu âm các mẹ bầu nên nhịn ăn sáng nhưng ngay sau khi siêu âm các mẹ bầu cần lập tức bổ sung thêm đồ ăn để tránh tình trạng hạ đường huyết dễ rơi vào trạng thái ngất xỉu

Tóm lại, siêu âm thai là một trong những kiểm tra cần thiết trong thai kỳ. Thông qua các kết quả siêu âm thai và các loại siêu âm thai khác nhau, bác sĩ sẽ biết được tình trạng phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên lạm dụng siêu âm thai đâu nhé! Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể về các tác hại của siêu âm thai, nhưng các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ bầu nên khám thai định kỳ và chỉ thực hiện các xét nghiệm cũng như siêu âm theo chỉ định của bác sĩ. Huggies cũng có rất nhiều thông tin hữu ích về quá trình mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo thêm tại chuyên mục Mang thaiGóc chuyên gia Huggies nhé!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Mang thai 30/01/2019

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Khám thai lần đầu khi nào?

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Là 3-17 ngày, để chắc chắn hơn bạn đang mang thai nên theo dõi sau 1 tuần chậm kinh và 3 tuần sau khi thụ thai.

Mang thai 17/05/2022

Phôi Thai Có Từ Tuần Thứ Mấy? Giai Đoạn Phát Triển Phôi Thai

Phôi thai có từ tuần thứ mấy? Thời điểm nào phôi thai sẽ xuất hiện, phát triển và làm tổ? Huggies sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này trong bài viết sau.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;