Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Ốm nghén

Triệu chứng ốm nghén

Một triệu chứng phổ biến khi mang thai là buồn nôn, và với đa số bà bầu thì biểu hiện ốm nghén sẽ thuyên giảm sau ba tháng đầu. Tuy nhiên, với một số người thì nó lại diễn ra nghiêm trọng và khó kiểm soát. Trường hợp này rất dễ dẫn đến tình trạng mất nước, giảm cân (5% hoặc nhiều hơn), cũng như thiếu hụt dinh dưỡng.

Tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai

Ốm nghén nặng từ tuần thứ mấy?

Ốm nghén bắt đầu khi nào là câu hỏi thường gặp của các mẹ bầu hoặc của những ai đang mong muốn có thai. Thông thường, triệu chứng ốm nghén bắt đầu trước tuần thứ 9 của thai kỳ. Tình trạng này sẽ chấm dứt sau khoảng 14 tuần mang thai. Tuy nhiên, có những trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén nặng, kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, thậm chí kéo dài suốt thai kỳ.

Biểu hiện ốm nghén nặng có thể bắt đầu sớm nhất vào khoảng tuần 4-6 của thai kỳ, dù hầu hết thường là vào khoảng tuần 8-12. Với một số phụ nữ, tình trạng ốm nghén này thậm chí tiếp tục cho đến sau khi em bé đã chào đời. Tuy nhiên, đối với phần lớn các bà bầu thì tình trạng này sẽ cải thiện đáng kể vào khoảng tuần 20.

Tham khảo:     Có thai bao lâu thì bị ốm nghén

Người ta thường thấy rằng những bà bầu có biểu hiện ốm nghén nặng thì lại ít có khả năng bị sẩy thai. Việc gia tăng các hoóc môn thai kỳ gây ra triệu chứng ốm nghén buồn nôn là một dấu hiệu cho thấy thai của họ ổn định hơn. Mặc dù biết mức độ dao động của hoóc môn chắc chắn có đóng một vai trò nào đó, nhưng người ta vẫn chưa thể hiểu rõ được nguyên nhân thực sự của chứng ốm nghén nặng này. Chỉ có thể đảm bảo 100% rằng, sau khi em bé được sinh ra thì triệu chứng ốm nghén này sẽ hầu như hoàn toàn dứt hẳn.

Ốm nghén nặng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ốm nghén thông thường không ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ cần bổ sung đủ nước và điện giải để tránh tình trạng mất nước, giảm cân quá mức, gây ảnh hưởng đến cân nặng của em bé sau sinh. Mất nước quá mức còn có thể dẫn đến rối loạn tuyến giáp, gan và nước ối.

Những bà bầu có biểu hiện ốm nghén nặng thường lo lắng con mình sẽ không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển tối ưu. Tuy nhiên trên thực tế, đa số trường hợp các bé đều ổn. Tạo hóa thật tuyệt vời khi cho thai nhi thành thạo trong việc tự lấy những gì cần cho bản thân chúng trước tiên, và khi đó người mẹ mới chính là người bị thiếu hụt. Trong những tình huống mà người mẹ không thể ăn hoặc uống vào bất kỳ một thứ gì thì chắc chắn là cần phải nhập viện.

Tham khảo: Nghén nhiều sinh con trai hay gái

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Các yếu tố nguy cơ của chứng ốm nghén nặng

  • Người mẹ mang thai đôi hoặc đa thai.
  • Tiểu đường thai kỳ.
  • Cường giáp-tình trạng tuyến giáp hoạt động mạnh hơn bình thường.
  • Người mẹ có tiền sử bị say tàu xe, có dạ dày “nhạy cảm”, hoặc những người dễ cảm thấy buồn nôn ngay cả khi không mang thai.

Các dấu hiệu và triệu chứng ốm nghén nặng

  • Khó kiểm soát, nôn mửa liên tục.
  • Mất nước và tiểu ít.
  • Buồn ngủ, thiếu năng lượng, mệt mỏi, không thể tập trung vào bất cứ điều gì khác hơn ngoài cảm giác buồn nôn.
  • Nhức đầu, cảm thấy lơ mơ, chóng mặt.

Tham khảo: Mệt mỏi khi mang thai

Ốm nghén nặng là gì?

Một số nhà nghiên cứu tin rằng ốm nghén tự bản thân nó là một cơ chế bảo vệ sẵn có, nhằm giúp ngăn chặn người mẹ và thai nhi khỏi mắc các bệnh do thức ăn gây ra. Thường thì nó sẽ làm cho các bà bầu thấy sợ và không thích các loại thịt sống, các loại trái cây chưa chín, rau củ chưa nấu, hoặc các loại thực phẩm nặng mùi. Biểu hiện ốm nghén thường đã là như vậy, khi bị ốm nghén nặng, mọi thứ đều như bị đẩy lên ở mức đỉnh điểm: nôn mửa liên tục và khó kiểm soát, mất nước, và có cảm giác như tuyệt vọng.

Mẹ bầu ốm nghén

Điều trị chứng ốm nghén nặng

  • Đôi khi cần phải nhập viện để bù nước bằng cách truyền dịch vào tĩnh mạch, thường là dung dịch nước, muối/chất điện giải và glucose. Mục đích là để điều chỉnh sự mất cân bằng điện giải.
  • Với những bà bầubị hạ kali huyết thìsẽ cần bổ sung, bằng cách truyền thêm dịch vào tĩnh mạch.
  • Một số người cần phảiđược cho ăn bằng cách đưa một ống silicone nhỏ thông qua lỗ mũi, qua mặt sau của cổ họng và xuống dạ dày. Bằng cách này, các chất dinh dưỡng hoặc dung dịch thuốc loại tăng cường, dày đặc năng lượng nhưng dễ tiêu hóa, sẽ từ từ nhỏtừng giọt trực tiếp vào dạ dày để nuôi dưỡng người bệnh.
  • Một số người cũng có thể được kê toa với Vitamin B6 “Pyridoxine”, loại rất có hiệu quả trong việc giảm buồn nôn. Axit folic,các vitamin, sắt và các khoáng chất bổsung khác cũng rất cần thiết trong trường hợp bị nôn mửa liên tục và không thể hấp thu các chất dinh dưỡng.
  • Thuốc kháng axit cũng là một lựa chọn vì nó giúphạn chế sản xuất axit trong dạ dày.Thỉnh thoảng, cũng có trường hợp bác sĩ kê toa cho loại thuốc giúp làm trống dạ dày.
  • Các loại thuốc chống nôn thường được chỉ định nhất, bằng hình thức tiêm hoặc truyền dịch.
  • Các loại thuốc chống dị ứng cũng thường được kê đơn.
  • Tránh các loại thực phẩm dễ gây ói mửa. Thường thì các loại thức ăn lạnh và thơm dịu sẽ dễ được dung nạp hơn so với thức ăn nóng. Hâm nóng thức ăn sẽ tạo ra mùi nồng hơn, và chỉ vậy thôi cũng đủ để gây ra ói mửa.
  • Bệnh nhân cần đến thăm khám với chuyên gia dinh dưỡng chuyên chăm sóc và điều trị cho bà bầu. Mục tiêu của việc chăm sóc và điều trị này là xây dựng chế độ ăn uống nhằm tối đa hóa năng lượng và dinh dưỡng nạp vào thông qua các loại thực phẩm ngon miệng hơn và ít có khả năng gây nôn mửa hơn.
  • Đôi khi cũng cần phải thay đổi lối sống. Đối với những phụ nữ làm việc trong ngành công nghiệp thực phẩm, nơi mà môi trường làm việc luônđầy mùi thức ăn, hoặc những người có liên quan đến thực phẩm nói chung, thì sẽ cần phải thay đổi hoặc điều chỉnh lối sống cho phù hợp.
  • Sự hỗ trợ về mặt tâm lý cũng quan trọng không kém. Tình trạng buồn nôn và nôn mửa liên tục có thể dẫn đến cảm giác chán nản. Từng đợt cảm giác buồn nôn ngắn cũng đã có thể làm cho bất cứ ai cảm thấy khổ sở, huống gì là những cơn liên tục kéo dài và không thuyên giảm. Chúng có thể làm xói mòn cả những người lạc quan nhất. Thuốc chống trầm cảm chỉ được bác sĩ kê đơn trong những trường hợp nếu rủi ro cho mẹ và bé là lớn hơn so với tác dụng phụ của việc dùng thuốc.
  • Đối với một số phụ nữ, dù không có chứng cứ khoa học nhưng việc kết hợp điều trị Tây y với các liệu pháp khác như châm cứu và/hoặc bấm huyệt xem ra có vẻ hữu ích.
  • Với một số người thì các loại gừng, trà, nước uống có gas, bánh quy, kẹo có thể giúp thoải mái hơn đôi chút.
  • Thôi miên, thư giãn cơ bắp sâu, kỹ thuật sử dụng hình ảnh và sự tưởng tượng tích cực cũng có thể có hiệu quả. Tuy nhiên, không liệu pháp nào trong số này có thể giúp bà bầulấy lại nước cho cơ thể, mà chỉ đối phó với cảm giác buồn nôn,hoặchy vọng hơn một chút là cải thiện tình trạng nôn mửa.
  • Thỉnh thoảng thì việc mút các cục nước đá nhỏ, hoặc uống những ngụm nước đá cũng có thể có ích. Với tình trạng nôn mửa liên tục thì giải pháp thay thế chất điện giải, theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, có thể là một lựa chọn ngắn hạn hiệu quả để điều chỉnh cân bằng điện giải cho cơ thể.
  • Ăn với số lượng nhỏ các loại bánh quy giòn, bánh mì nướng, và các loại thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ giúp duy trì lượng đường trong máu, chống buồn nôn.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng bổ sung thêm:

bac si

Đảm bảo nguyên tắc lượng ít nhưng giàu dinh dưỡng. Nên chọn các món ăn mà thai phụ thích, ít mỡ gây khó tiêu, ít gia vị vì gây nhạy mùi, không cay nóng vì kích ứng dạ dày, ít nước vì gây cảm giác đầy dạ dày…
Không nên để bụng trống rỗng vì cảm giác đói, hạ đường huyết, mệt mỏi do thay đổ nội tiết, tăng tiết nước bọt và tiết dịch vị dạ dày khiến cơ thể sản phụ mệt mỏi hơn.
Luôn chuẩn bị sẵn sữa và các loại bánh phòng khi đói và hạ đường huyết.
Sau các buổi sáng và chiều làm việc mệt mỏi, nên cho cơ thể một khoảng thời gian nghỉ ngơi như chợp mắt một giấc ngắn, đi dạo, làm những việc mình thích…giúp thư thái tinh thần và thể chất, tái tạo lại năng lượng cho cơ thể
Mẹ cũng cần phân biệt một bênh khác gây nôn ói như viêm dạ dày, rối loạn têu hóa, bệnh lý từ các cơ quan khác như tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, suy nhược cơ thể, viêm túi mật, bệnh thận…

bac si

Tham khảo: Chăm sóc phụ nữ mang thai

Sự khác nhau giữa ốm nghén bình thường và chứng ốm nghén nặng

Dấu hiệu ốm nghén bình thường Dấu hiệu ốm nghén nặng
Thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Cảm giác buồn nôn chiếm phần lớn thời gian.
Đôi khi buồn nôn có kèm theo nôn mửa, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Buồn nôn kèm theo nôn mửa nghiêm trọng.
Cảm giác buồn nôn đến rồi đi, không liên tục nên còn có thời gian để nghỉ ngơi. Cảm giác buồn nôn liên tục cả ngày lẫn đêm, rất ít khi thấy thoải mái.
Không phải mọi thứ ăn hay uống vào đều bị nôn ra hết, vẫn có thể giữ lại được một ít. Nôn nghiêm trọng đến nỗi mọi thứ ăn hay uống vào đều bị nôn ra hết, không giữ lại được chút nào.
Thỉnh thoảng nôn nên không ảnh hưởng đến lượng nước trong cơ thể. Nôn nhiều đến mức có dấu hiệu mất nước trong cơ thể.

Một trong những lưu ý quan trọng về chứng ốm nghén nặng là, nó không chỉ là “một trong những điều…”khi mang thai, mà nó có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi nếu không được điều trị đúng cách.

Cảm thấy buồn nôn là điều khá phổ biến trong giai đoạn đầu thai kỳ, nhưng nó hầu như sẽ chấm dứt khi bước qua giai đoạn hai. Ốm nghén nặng thì hơn như vậy, nó có thể đem đến đau khổ thực sự cho các bà mẹ đang mang thai.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;