Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Sự phát triển của trẻ 16 tháng tuổi

sự phát triển của trẻ 16 tháng tuổi

Bé 16 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu kg? Sự phát triển của trẻ 16 tháng tuổi có những thay đổi rõ rệt về thể chất như chập chững biết đi và trẻ bắt đầu nhận thức và phản ứng với những thứ xung quanh. Cùng Huggies tìm hiểu bé 16 tháng tuổi phát triển như thế nào và cách chăm sóc trẻ mà bố mẹ cần nắm trong bài viết dưới đây bố mẹ nhé!

>> Tham khảo: 

Sự phát triển của bé 16 tháng tuổi

Phát triển về mặt thể chất ở bé 16 tháng tuổi

Trẻ 16 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Về mặt thể chất, bé 16 tháng tuổi có cân nặng khoảng 8,7 - 11,8 kg; cao khoảng 73 - 84,2 cm tùy vào thể trạng và giới tính. Ngoài ra, các kỹ năng khác của trẻ cũng được phát triển đến một mức cố định.

Khi bước vào độ 16 tháng tuổi, kỹ năng cầm nắm của trẻ đã tương đối thuần phục. Bé không còn ném đồ vật mà đã biết cách di chuyển chúng từ khu vực này sang khu vực khác.

Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể chạy được nhưng tốc độ tương đối chậm, so với đi thì chỉ nhanh hơn một ít. Trẻ còn rất muốn phụ giúp bố mẹ, vì vậy bố mẹ hãy thường xuyên nhờ bé giúp đỡ những việc nhẹ. Chẳng hạn như đưa khăn giấy, lấy chìa khoá ở nơi thấp gần cho bé dễ tiếp cận,...

Bố mẹ chắc hẳn sẽ ngạc nhiên khi đá quả bóng về phía trẻ và thấy trẻ phản hồi bằng cách chuyền bóng cho bạn. Mặc dù quả bóng có thể chỉ đi được một đoạn đường ngắn và không đến được đích mà trẻ mong muốn.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mẹ có biết:

16 tháng tuổi là giai đoạn bé trở nên hiếu động và tò mò với mọi thứ xung quanh, vì vậy mẹ hãy chuẩn bị cho bé loại tã quần có khả năng thấm hút tốt, đồng thời phải chắc chắn để bé tự do khám phá nhé! Tã Huggies Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ châu Âu. Đồng thời, sản phẩm còn kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Thiết kế siêu mỏng nhẹ kèm bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội giúp duy trì khô thoáng tới 12 tiếng,... Do tã không chứa hóa chất độc hại, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn tã cho bé mà không còn lo ngại rằng làn da bé nhạy cảm của bé sẽ bị kích ứng. Dòng sản phẩm có kích thước từ NB (sơ sinh), S, M, L, XXL cho đến XXL cực kỳ dễ dàng cho bố mẹ khi chọn mua. Với những ưu điểm vượt trội, Huggies Naturemade là một gợi ý tuyệt vời cho các bé yêu.

Ngoài ra, dòng tã Tràm Trà Tự Nhiên mới của thương hiệu Huggiessản phẩm bỉm, tã đầu tiên có chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé, ngăn ngừa hăm tã. Công nghệ bong bóng 3D giúp khóa ẩm và ngăn thấm ngược đến 99%, đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Tã tràm trà cũng có kích thước từ NB cho tới tận size XXXL cho bé >20kg, mẹ thoải mái lựa chọn nhé.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé (Nguồn: Huggies)

Phát triển về mặt vận động ở bé 16 tháng tuổi

bé 16 tháng tuổi đã có sự phát triển thể chất khá rõ rệt, một số kỹ năng vận động thường thấy như:

  • Trèo lên đồ vật, leo ra khỏi cũi.
  • Tập đi một mình hoặc vịn vào đồ vật và bước đi.
  • Có thể đi theo vòng hoặc đi lùi.
  • Cố gắng đá bóng nhưng độ chính xác không được cao.
  • Bò lên cầu thang và đi lên cầu thang nếu có sự giúp đỡ.
  • Có thể nhảy múa, có khả năng chạy.
  • Tự cởi áo quần, giơ tay chân ra lúc mặc quần áo.
  • Có thể cầm bút vẽ nguệch ngoạc.

>> Tham khảo: Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do đâu?

Trẻ 16 tháng tuổi có thể tự cầm nắm

Trẻ 16 tháng tuổi có thể tự cầm nắm (Nguồn: Sưu tầm)

Phát triển về mặt nhận thức ở bé 16 tháng tuổi

Từ 16 đến 18 tháng là thời điểm cho giai đoạn tiếp theo trong quá trình phát triển nhận thức: bạn sẽ thấy sự chuyển đổi từ bắt chước hành động sang nhập vai. Điều này có nghĩa là bé 16 tháng tuổi có thể tự cầm điện thoại để thực hiện cuộc gọi bằng cách giả vờ sử dụng các khối hoặc thìa như một chiếc điện thoại để thực hiện cuộc gọi. Đây là sự ra đời của trí tưởng tượng. 

Giờ đây, bé có sức mạnh trí óc để tưởng tượng ra những thứ không thực sự tồn tại và chơi với trí tưởng tượng vô cùng phong phú và cực kỳ năng động của mình. Nhưng ngay cả khi trí óc của bé phát triển, sự chú ý của bé vẫn rất ngắn. Trẻ nhỏ ở độ tuổi này thường chỉ có thể tập trung trong vài phút mỗi lần và rất dễ bị đánh lạc hướng. Vì vậy đừng bắt bé phải tập trung, phải ngồi yên không làm gì cả, bởi vì bé vẫn chưa tiến hóa đến trình độ đó. Thay đổi các trò chơi với bé thường xuyên hơn. 

Lúc đọc sách có thể bé sẽ chạy nhảy hoặc không chú ý. Cách thú vị hơn là hãy biến bé thành một nhân vật bằng cách giả giọng nhân vật trong sách, thay đổi giọng điệu sẽ khuyến khích bé tham gia và thu hút sự chú ý hơn. Và đừng lo bé không tập trung được, mọi thứ sẽ phát triển dần dần. Lúc này, bé có thể hứng thú hơn với việc chỉ và bình luận về các bức tranh. Đi theo bé và để bản thân được cuốn theo sự nhiệt tình của bé.Nếu bạn muốn con mình học đọc sớm, hãy cố gắng đọc thường xuyên hơn thay vì đọc lâu hơn để đạt được mục tiêu của bạn. 

>> Tham khảo: Hút mũi cho bé: 3 bước và 4 nguyên tắc mẹ cần biết

Trẻ mô phỏng bố mẹ nghe điện thoại

Trẻ mô phỏng bố mẹ nghe điện thoại (Nguồn: Sưu tầm)

Phát triển về mặt xã hội và cảm xúc ở bé 16 tháng tuổi

Bé 16 tháng tuổi bắt đầu biết giữ đồ chơi của mình, không thích chia sẻ đồ chơi cho người khác. Vì vậy, bố mẹ đừng quá lo lắng nếu bé không dễ dàng từ bỏ đồ chơi của mình cho người khác.

Ở độ tuổi này mẹ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc gắn nhãn cảm xúc cho bé bằng cách nói những điều như: “ Con khóc à”, “con đang buồn à” và “ con vui đấy”,... Đặc biệt, biểu cảm trên gương mặt mẹ có thể giúp bé hình thành nhận thức về cảm xúc.

Trong giai đoạn này, khả năng tập trung và chú ý của bé rất thấp nên việc bé từ khóc chuyển sang cười là hiện tượng thường xuyên xảy ra. Mẹ có thể lợi dụng việc này để thay đổi tâm trạng khi bé khóc.

>> Tham khảo: Cách bổ sung canxi cho trẻ đơn giản, an toàn và hiệu quả

Hành vi thường gặp ở trẻ 16 tuổi và cách xử lý

Hay giận dữ

Khi bé lên 12 tháng tuổi, mẹ sẽ thấy trẻ thường xuyên nổi giận và la hét, tình trạng này có thể kéo dài đến khi trẻ lên 4 tuổi. Tâm lý của trẻ 16 tháng tuổi trong giai đoạn này sẽ luôn mong muốn được làm điều mình thích, bất kỳ  điều gì trái ý bé sẽ có phản ứng dữ dội. Mẹ có thể hạn chế tình trạng này bằng cách cải thiện giấc ngủ, bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho bé và cố gắng đừng làm những điều bé không thích.

Khủng hoảng 16 tháng tuổi

Mỗi bé đều sẽ trải qua một giai đoạn bị khủng hoảng, bắt đầu từ khi trẻ mới biết đi và kết thúc khi trẻ lên 3 tuổi. Hãy kiên nhẫn và dành nhiều sự quan tâm, thời gian để bé dần nhận thức được và học được cách bình tĩnh lại. Cùng nhau vượt qua giai đoạn này sẽ giúp mối quan hệ giữa hai người thân mật hơn đấy!

Các hành vi lạ

Mẹ có thể bắt gặp những hành vi lạ, những điều bé làm không thể đoán trước và hoàn toàn bất ngờ:

  • Đập đầu vào tường.
  • Cho tay vào quần.
  • Có những người bạn tưởng tượng.
  • Thích bỏ đồ vào miệng.
  • Thích bắt chước người khác.

>> Tham khảo: Trẻ hay khóc đêm

>> Tham khảo thêm cách xử trí khi trẻ bị hóc dị vật:

Lịch ăn ngủ cho bé 16 tháng tuổi

Thực đơn cho trẻ 16 tháng tuổi

Thời điểm này, con bạn cần được ăn những đồ ăn giống với mọi người khác trong gia đình. Vì vậy, nên tránh việc nấu đồ ăn riêng hoặc thức ăn đặc biệt cho bé. Bố mẹ nên lập thực đơn cho trẻ 16 tháng tuổi với nhiều loại thực phẩm khác nhau với dưỡng chất và lịch trình nghỉ ngơi phù hợp tốt cho sự phát triển của bé:

  • Trái cây: Cung cấp chất xơ và vitamin thiết yếu mà cơ thể bé cần. Bạn hãy cho bé nhấm nháp một khẩu phần nhỏ các loại trái cây như chuối, xoài, kiwi, dưa hấu,... mỗi ngày nhằm xây dựng thói quen ăn hoa quả từ bé cho trẻ.
  • Ngũ cốc nguyên cám: Ngũ cốc nguyên cám là thành phần thiết yếu trong việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ. Bạn có thể chế biến các món ăn như cơm nát, súp từ yến mạch, lúa mạch, cháo,... cho trẻ thưởng thức mỗi ngày.
  • Chất béo: Đây là dưỡng chất quan trọng cung cấp năng lượng phục vụ cho quá trình hoạt động của trẻ. Do đó, mẹ nên cho bé tiếp nhận chất béo tốt từ dầu dừa, dầu đậu nành, dầu gạo, quả bơ…
  • Rau củ: Nhóm thực phẩm này cung cấp Canxi và Calo cần thiết giúp củng cố cấu trúc xương chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng chiều cao và cân nặng cho bé. Một số thực phẩm mẹ có thể bổ sung vào thực đơn của bé như bông cải xanh, rau dền, cải ngọt, cà rốt, khoai tây…
  • Trứng và thịt.
  • Sắt có trong các thực phẩm như gan, cà chua, thịt bò, đậu gà…
  • Thực phẩm từ sữa: sữa bột, sữa tươi, sữa chua, váng sữa...
  • Các loại hạt và cây họ đậu.

Mang đồ ăn khi bạn ra ngoài và nhớ rằng dạ dày của trẻ rất nhỏ. Có thể con sẽ cần ăn mỗi giờ để không bị đói và tránh thay đổi tâm trạng. Ngũ cốc đã chế biến, hoa quả đóng hộp, một gói bánh quy hay một ít đồ ăn nhanh chế biến sẵn, nói chung là những thức ăn ít lành mạnh hơn các đồ ăn chưa qua quá trình chế biến công nghiệp kỹ càng. Một ít hoa quả xắt nhỏ, bánh mì, phô mai hoặc một ít bánh quy giòn là sự lựa chọn lành mạnh hơn.

>> Có thể bạn quan tâm:

Giấc ngủ của trẻ 16 tháng tuổi

Bước vào giai đoạn 16 tháng tuổi, bé cần trung bình 14 giờ ngủ và nghỉ ngơi mỗi ngày, trong đó thời gian ngủ vào ban đêm ngủ chiếm nhiều nhất và thêm hai giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Mẹ nên chuẩn bị nước phòng trường hợp bé thức giấc vì khát nước.

Sự phát triển của trẻ 16 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 16 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Giữ sức khỏe cho con

Dạy trẻ 16 tháng tuổi những gì? Nghĩ về những cây bạn trồng trong vườn nhà ảnh hưởng của chúng tới sự an toàn của con. Bạn nên tìm hiểu về danh sách các loài cây nguy hiểm cho trẻ nhỏ và các loài cây cụ thể mà bạn phải quan tâm. Kiểm tra trong gara và trong vườn xem có hóa chất hoặc chất độc gì mà trẻ có thể tiếp cận. Giờ là thời điểm chúng biết leo trèo và khả năng chúng tiếp cận với những hợp chất nguy hiểm cũng tăng lên. Nghĩ về thói quen của bạn, khi nào và ở đâu bạn thường dùng tới những thứ kể trên. Bạn sẽ ngạc nhiên về độ nhanh của việc trẻ tìm ra bất cứ thứ gì mà chúng muốn. Các nắp đồ vật có tác dụng đề phòng trẻ em cũng không phải là phương tiện bảo vệ đảm bảo, vì vậy cần lưu ý giữ các hóa chất ở xa chỗ mà trẻ có thể chạm tới được.

>> Tham khảo: Phát triển của bé qua từng tháng

Mách nhỏ mẹ mẹo chăm sóc răng miệng cho bé 16 tháng tuổi

Khoảng 16 tháng tuổi, răng nanh của bé có thể bắt đầu mọc. Lúc này, bố mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày bằng cách lau sạch răng bằng bàn chải mềm dành riêng cho trẻ. Khi vén môi và quan sát răng của trẻ, nếu bạn thấy các đốm màu nâu hoặc màu trắng như phấn, hãy đưa trẻ đến nha sĩ để điều trị ngay.

3 cách quan trọng để bảo vệ nụ cười của trẻ trong giai đoạn chập chững tập đi:

  • Mẹ nên giảm bớt số lần ăn bữa phụ của trẻ trong ngày, tránh cho trẻ uống nước có gas, kẹo ngọt và thực phẩm giàu tinh bột như khoai tay chiên, bánh quy.
  • Mẹ nên chải răng cho trẻ sau bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ bằng bàn chải mềm, phù hợp với trẻ nhỏ để làm sạch răng và lợi. Nếu trẻ đã biết tự súc miệng sau khi chải răng, mẹ hãy làm sạch răng trẻ một lượng nhỏ kem đánh răng với các thành phần an toàn. Lúc này, trẻ có thể bắt đầu tự chải răng nhưng bạn vẫn phải giám sát và giúp đỡ bé khi cần.
  • Sử dụng bàn chải có sợi mềm, ướt để tránh làm bé bị thương.

Lưu ý khi chăm sóc bé 16 tháng tuổi mẹ cần nắm

Nếu đứa bé 16 tháng tuổi của bạn vẫn bị thức dậy trong đêm thì nên suy nghĩ về tác động của bạn đối với chúng. Ôm ấp và trấn an con một chút là điều rất tốt và cũng cần hào phóng hơn nữa đối với con. Ở tuổi này con cũng cần được khẳng định thêm về sự gần gũi vã sự có mặt của bạn khi con cần.

  • Ở độ tuổi này, nếu con của bạn chỉ dùng một tay, không làm nũng với mẹ hoặc bé không có những dấu hiệu rằng bé có thể nhận biết những sự vật xung quanh, bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay để kiểm tra.
  • Thông thường, bé từ 16 tháng rất hay nghịch nước. Bé có thể chơi ở bất cứ đâu, từ nhà tắm cho đến ban công. Mẹ nên để mắt đến bé khi bé chơi với nước, tránh trường hợp bé bị nước vào mũi hoặc bị té do sàn bị trơn.
  • Một số bé rất hiếu động, khó tập trung, lúc nào cũng muốn chơi đùa với bố mẹ hoặc tự chơi. Một số bé lại có thể tập trung rất lâu vào một sự việc như ngồi nhìn xe qua lại. Bố mẹ nên theo dõi nhưng cũng đừng lo lắng quá vì đối với mỗi bé, sự phát triển và tích cách là hoàn toàn khác nhau.
  • Còn quá sớm để nghĩ về việc dạy cho con đi vệ sinh trong nhà vệ sinh, bất kể những người lớn khác nói gì với bạn. Hãy chờ cho đến khi được gần 2 tuổi để bắt đầu thực hiện việc này. Bảo vệ bạn và con phải những căng thẳng không cần thiết. Chỉ đơn giản là chúng vẫn còn quá nhỏ để tự làm việc đó.
  • Bé tập đi sẽ “nhào” vào những thứ bụi bẩn như một cục nam châm vậy. Nên thực tế với những thứ quần áo bé mặc và đừng mong chúng có một sự sang trọng nào với các loại quần áo "tốt" hoặc "hảo hạng". Mặc đồ cho chúng một phút trước khi ra khỏi nhà nếu bạn muốn chúng sạch sẽ và gọn gàng.
  • Nên có một bữa ăn đặc biệt cho bạn và chồng hoặc bạn trai khi con đã đi ngủ. Bạn xứng đáng được tưởng thưởng với những vất vả của mình với vai trò làm cha mẹ trong những tháng bận rộn này.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh lưu ý rằng:

bac si

Không nên tập xi tiểu hay ngồi bô sớm quá: quá trình phát triển của bàng quang (bọng đái) của trẻ kéo dài đến 3 tuổi mới dần hoàn chỉnh. Sự phát triển này bao gồm gia tăng về thể tích bàng quang và khi bàng quang tích đủ nước tiểu sẽ tạo phản xạ đi tiểu để tống hết nước tiểu ra ngoài. Sau đó bàng quang rỗng hoàn toàn và tích tụ lại nước tiểu lại từ đầu. Như vậy, bé sẽ phát triển khỏe hơn và nhanh hơn nếu được tích đầy và xả rỗng tự do. Nghĩa là khi bàng quang đầy, bé sẽ tự tè. Nếu bạn tập xi tiểu là tập 1 phản xạ có điều kiện khi nghe tiếng xi trẻ sẽ tiểu, bất kể lúc đó bàng quang có đầy hay chưa, điều này không tốt cho sự phát triển của hệ tiết niệu. Do đó, bạn không nên tập xi tiểu mà chỉ nên tập cho bé biết khi mắc tiêu tiểu cần đi đúng nơi đúng chỗ, cụ thể là khi mắc tiểu sẽ biết ngồi bô. Việc tập ngồi bô sẽ thực hiện khi trẻ biết giao tiếp với bố mẹ, biết báo hiệu khi mắc tiểu và đến ngồi bô. Do đó tốt nhất tầm 18 tháng bạn có thể tập trẻ ngồi bô nhé!

bac si

Một số câu hỏi thường gặp của mẹ khi bé 16 tháng tuổi

Bé 16 tháng tuổi biết làm gì?

Bé 16 tháng tuổi sẽ khám phá ra trò vẽ bằng tay, những chiếc bút chì màu không độc và những tập giấy trong tầm tuổi này. Kỹ năng vận động của bé đang tiến xa hơn và bé sẽ thích thú khi thấy được sự lanh lợi của mình thông qua việc chơi bằng tay và những ngón tay của mình. Kẹp một vài mảnh giấy và treo chúng trên những dây phơi quần áo cho đến lúc khô. Dán những mảnh đồ chơi hình mì ống với các phụ kiện theo trò chơi tạo tranh. Vẽ tranh bằng những ngón tay cũng rất thú vị và bé sẽ tạo nên một mớ hỗn độn đáng yêu. Hãy xem xét những tác phẩm nghệ thuật của bé và giữ lại những bức tốt nhất. Qua thời gian, khi nhìn lại, chúng sẽ trở nên rất đáng yêu và bạn có thể đánh giá được những kỹ năng, cũng như kỹ thuật của bé đã phát triển nhường nào.

>> Tham khảo:

Công viên là nơi bạn có thể khuyến khích con mình leo trèo trên những đồ chơi. Hãy xem phản ứng của trẻ với những khám phá mới và bạn hãy khuyến khích bé. Chỉ cho bé cách leo thang, xích đu và trèo lên khung leo núi một cách an toàn, lúc đó bạn hãy chơi cùng bé. Con bạn sẽ rất yêu thích việc bạn tham gia vào trò chơi của bé.

Liên tục xoay vòng những trò chơi cho bé để giữ bé luôn thích thú với những trò chơi mới lạ. Giờ con bạn có một trí nhớ ngắn hạn và câu nói “Ra khỏi tầm mắt là quên” chính là dành cho những em bé tầm tuổi này. Càng ít nghĩ về số tiền bạn bỏ ra để mua đồ chơi thì càng cảm thấy vui vẻ hơn. Bé tự tạo ra trò chơi cho mình và bị thu hút bởi bất cứ thứ gì sáng bừng lên trong mắt. Vậy nên hãy tìm những đồ chơi có nhiều màu sắc và có thể thu hút bé. Bé thậm chí có thể để ý đến một phần bộ quần áo của bạn và tập trung vào phần nó ở bất cứ nơi đâu. Một số trẻ có sự chú ý sâu sắc với một đồ vật nào đó trong nhà, đặc biệt là những thứ được làm bằng những loại vải bé thấy mềm mại. Đó là tất cả những gì về em bé tầm tuổi này và với tất cả những thứ mà bạn phải lo lắng, thì chuyện này cũng không có gì là quá ghê gớm cả.

Bé 16 tháng tuổi đã phát triển nhiều kỹ năng để khám phá thế giới

Bé 16 tháng tuổi đã phát triển nhiều kỹ năng để khám phá thế giới (Nguồn: Sưu tầm)

Có thể mong đợi gì khi bé 16 tháng tuổi?

Bé 16 tháng tuổi sẽ hay khóc lóc, vòi vĩnh và tỏ ra thiếu kiên nhẫn. Hãy cố gắng bình tĩnh và điều chỉnh cảm xúc của bạn. Có thể bạn cần phải hít thở sâu hoặc đi ra ngoài một lúc. Đếm từ 1 đến 10, nhờ chồng hoặc bạn trai trông con khi bạn nghỉ ngơi, hoặc gọi điện tán gẫu với bạn bè khi bạn có nổi nóng. Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên về tốc độ con bạn có thể chuyển từ tức giận sang vui vẻ. Nên tha thứ và khoan dung với những tình huống gây thất vọng vì đó là một phần của sự phát triển của bé. Bạn sẽ không mất gì nhiều mà qua đó trẻ có thể học được ở bạn về giá trị của sự kiên nhẫn và kiên trì.

Khái niệm của con bạn về thời gian cũng phát triển vì vậy chúng sẽ không hoặc thiếu hợp tác với việc bạn giục giã hoặc là muốn kết thúc việc chúng làm. Trẻ đang ở trên khung thời gian của bản thân mình, và điều đó có nghĩa là đôi khi sẽ có xung đột nếu bạn ép buộc con theo mình. Cho phép bé có thời gian vui thích của riêng mình thông qua việc để bé tự mặc quần áo hoặc tự làm một việc gì đó mà nếu là bạn thì chỉ cần hoàn thành trong một phút. Cũng có thể tìm kiếm một sự thỏa hiệp và cho chúng một vài sự điều chỉnh hoặc là được tự chủ hơn trong một phần của công việc, còn bạn thì làm phần còn lại. Hướng sự chú ý của con vào các thứ cần thiết như thức ăn, chúng có thể sử dụng cũng như ham thích thứ đó và đừng tiết kiệm lời khen khi con bạn đã hoàn thành tốt công việc. Trẻ cũng sẽ muốn làm cho bạn hài lòng và hạnh phúc.

>> Có thể bạn quan tâm:

Qua bài viết này, Huggies đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bé 16 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu cũng như quá trình phát triển của trẻ 16 tháng tuổi. Hy vọng bố mẹ đã nắm được những thông tin cần thiết và có phương pháp chăm sóc con hiệu quả.

Hãy truy cập ngay chuyên mục Chăm sóc sức khỏe cho bé của Huggies để tìm hiểu thông tin về cách chăm sóc, nuôi dạy con trẻ. Ngoài ra mẹ hãy gửi thắc mắc về Góc chuyên gia để được giải đáp nhé!

>> Nguồn tham khảo:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;