MỤC LỤC BÀI VIẾT
Những món đồ chơi tưởng chừng như nhỏ bé nhưng lại giúp con trẻ phát triển toàn diện về tư duy và cảm xúc ngay từ khi mới lọt lòng. Mẹ đã biết cách chọn những món đồ chơi vừa vui, nhưng lại giúp con phát triển tốt trong từng giai đoạn? Cùng Huggies tìm hiểu ngay, mẹ nhé!
>> Một số loại bỉm phù hợp với trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo:
- Tã dán là gì? Thông tin mẹ cần biết và kinh nghiệm mua tã dán an toàn cho bé
- Review các loại bỉm cho trẻ sơ sinh chống hăm, thấm hút tốt nhất hiện nay
- Các loại bỉm newborn Huggies và kinh nghiệm mua bỉm cho trẻ sơ sinh cho mẹ
- Tã Bỉm Em Bé các loại, đủ kích thước từ sơ sinh đến trên 15kg bán chạy 2024
Khi nào nên chơi với trẻ sơ sinh
Trong những tháng đầu tiên, lịch trình hàng ngày của em bé chủ yếu chỉ xoay quanh việc ăn, ngủ và tiêu tiểu. Tuy nhiên, đôi khi, bố mẹ có thể bắt gặp hành động của bé khi bé chồm lên và quay đầu về hướng có tiếng nói quen thuộc hoặc cố gắng tập trung mắt vào một đồ chơi phát ra âm thanh.
Khi bước vào tháng thứ hai, em bé có thể ngẩng đầu cao khi nằm sấp, nhằm quan sát xung quanh. Đến tháng thứ ba, dấu hiệu của sự phát triển bắt đầu xuất hiện khi bạn có thể thấy nụ cười và nghe được những âm thanh nhỏ, cho thấy trẻ đang cố gắng giao tiếp với ba mẹ.
Dù em bé vẫn dành phần lớn thời gian cho giấc ngủ (trong 6 tháng đầu, em bé cần ngủ từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày), nhưng khi bé tỉnh, sự mong đợi và khao khát chơi đùa của bé sẽ nảy lên. Do đó, ba mẹ nên quan tâm, chú ý và chơi đùa với bé trong khoảng thời gian này.
Ý nghĩa khi có những giờ chơi chất lượng với trẻ
Giúp trẻ cảm thấy an toàn
Giai đoạn từ 0 - 3 tuổi, trẻ sẽ luôn cảm thấy an toàn khi được ở bên cạnh ba mẹ. Vào lúc này, có thể trong mắt bé, mẹ và bé là một chỉnh thể không tách rời. Do đó, chơi chung cùng bé sẽ giúp bé tích cực hơn trong việc khám phá môi trường xung quanh.
Giúp trẻ học hỏi và phát triển tốt hơn
0 - 3 tuổi là giai đoạn não bộ của bé phát triển lên đến 75% cùng với tốc độ tiếp thu và học hỏi nhanh vượt bậc. Trong giai đoạn này, trẻ có thể bắt đầu quan sát và tương tác với môi trường xung quanh, ghi lại trong tiềm thức của mình để định hình được tính cách. Chính vì vậy, ba mẹ nên quan tâm trẻ để tránh những thiếu hụt về sự quan tâm dẫn đến những thiệt thòi không thể bù đắp.
Giúp ba mẹ hiểu hơn về những vấn đề của trẻ
Tương tác và chơi với bé không chỉ mang lại niềm vui cho cả gia đình mà còn giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về những vấn đề và cảm xúc của trẻ. Khi tham gia vào các hoạt động chơi đùa, ba mẹ có thể quan sát và nhận diện những dấu hiệu phát triển của bé, từ đó có cơ hội tốt hơn để tìm hiểu về nhu cầu và mong muốn của con.
Giúp trẻ hiểu được ba mẹ
Thông qua quá trình tương tác và tiếp xúc khi chơi cùng ba mẹ, trẻ sẽ cảm nhận được những mong muốn của ba mẹ trong việc giúp con hoàn thiện các kỹ năng sống. Từ đó, bé cũng có thể cố gắng hơn để tự lập.
>> Hướng dẫn mẹ bí kíp sử dụng tã cho bé để con luôn thoáng mát và thoải mái nhé:
- Trẻ sơ sinh đóng bỉm nhiều có tốt không? Tác hại của việc đóng bỉm cả ngày
- Cách chọn size bỉm (tã) cho bé theo độ tuổi và cân nặng chuẩn xác nhất
- [HƯỚNG DẪN] Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh và thay tã đúng CHUẨN
Các cách chơi với trẻ sơ sinh đúng chuẩn mà ba mẹ nên áp dụng
Trò chơi nằm sấp
Tư thế nằm sấp không chỉ giúp phát triển cơ cổ, lưng, vai và cơ cánh tay của trẻ mà còn cải thiện kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt. Đồng thời, tư thế này còn đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích sự phát triển của cơ bắp ở trẻ sơ sinh và ngăn chặn tình trạng bẹp đầu.
Việc bắt đầu cho trẻ tập nằm sấp nên được thực hiện khi trẻ đã đạt vài tuần tuổi hoặc sau khi cuống rốn đã rụng và vết rốn đã lành. Quan trọng nhất là cần đảm bảo rằng trẻ không đói hay mệt khi nằm sấp, đặc biệt là sau khi ăn, để tránh tình trạng nôn mửa hoặc trào ngược axit ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.
Để tạo thêm sự hứng thú trò chơi nằm sấp, ba mẹ có thể cùng nằm xuống sàn ở phía đối diện, tận hưởng thời gian trò chuyện và giao tiếp trực tiếp với bé bằng cách nhìn thẳng vào mắt bé.
Trò chơi ú oà
Trẻ trong giai đoạn từ 2 - 3 tháng đầu thường đã nhận biết được khuôn mặt của những người quen, đặc biệt là người thường xuyên bế em. Mẹ có thể thử thách trí tưởng tượng của bé bằng cách bất ngờ biến mất và sau đó xuất hiện lại với hai bàn tay che kín khuôn mặt. Ban đầu, bé có thể cảm thấy bối rối, nhưng sau đó, sự ngạc nhiên và vui mừng thường sẽ tràn đầy trong trải nghiệm của bé.
Chơi với đồ chơi
Chơi cùng với trẻ sơ sinh bằng các đồ chơi phát ra âm thanh khi được rung lắc như xúc xắc, lục lạc,... không chỉ giúp kích thích giác quan của trẻ mà còn hỗ trợ trong việc phát triển khả năng cầm nắm và giao tiếp của bé sơ sinh.
Chơi gấp đồ
Ba mẹ cùng bé gấp các đồ chơi hoặc vật dụng như giấy, áo hoặc thậm chí là những chiếc hộp nhỏ. Bạn có thể dạy bé cách gấp bằng cách hướng dẫn từng bước, thể hiện và để bé quan sát, sau đó khuyến khích bé tự làm theo. Việc này không chỉ giúp bé rèn kỹ năng tay mắt mà còn tăng cường sự tự tin và sự độc lập của bé.
Chơi hát ca nhảy múa
Chơi ca hát và nhảy múa cùng bé là một hoạt động vô cùng vui nhộn và có lợi cho sự phát triển của bé. Bạn có thể tạo ra một không gian vui nhộn bằng cách chọn những bài hát vui nhộn và nhịp điệu sôi động. Quan trọng nhất là hãy tận hưởng thời gian này và tạo ra những kỷ niệm vui vẻ cùng với bé.
>> Tham khảo thêm:
- Rèn luyện động tác ngẩng đầu cho trẻ để chuẩn bị giai đoạn biết lẫy
- Trẻ mấy tháng biết bò & Dấu hiệu bé sắp biết bò rõ nhất
Lưu ý khi chọn đồ chơi cho trẻ sơ sinh ba mẹ nên biết
Ở độ tuổi sơ sinh, bé sẽ phát triển mạnh mẽ toàn bộ các giác quan để cảm nhận thế giới và hình thành một cơ thể hoàn chỉnh. Vì thế, đồ chơi cho trẻ sơ sinh thường được các chuyên gia khuyến khích nhằm kích thích thị giác, thính giác, khứu giác và xúc giác cho con.
Khi lựa chọn đồ chơi cho bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh, mẹ cần tránh những món đồ chơi nhỏ làm bé dễ nuốt phải. Bên cạnh đó cần hạn chế thú nhồi bông có lông nhỏ và dễ bay bông bụi vì có thể tăng nguy cơ bé bị hen suyễn, dị ứng, viêm mũi nếu bé hít phải các sợi vải.
Ba mẹ có thể cho mua cho bé những món đồ chơi mềm, nhiều màu, có âm thanh phù hợp với từng tháng tuổi như gợi ý dưới đây.
Đồ chơi treo nôi cho bé 1 tháng tuổi giúp bé phát triển giác quan (Nguồn: Sưu tầm)
Đồ chơi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Trẻ 1 tháng tuổi còn rất nhỏ nên chưa thể cầm nắm và các giác quan cũng còn mỏng. Để kích thích con phát triển nhanh hơn trong giai đoạn này, ba mẹ nên mua những món đồ chơi nhỏ, đồ chơi treo nôi kích thích thị giác để bé tập các quan sát bằng mắt. Ba mẹ đặt đồ chơi cách 20 - 30cm với tầm mắt của bé để bé có thể cảm nhận màu sắc và di chuyển mắt theo đồ chơi nhé. Ngoài ra, những món đồ chơi âm thanh với âm lượng nhỏ, phát nhạc du dương như xúc xắc cũng được khuyến khích.
>> Tham khảo: Đồ chơi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đáng mua
Đồ chơi cầm nắm, nhiều màu sắc và kích thước to phù hợp cho trẻ 2 đến 3 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Đồ chơi cho bé 2 tháng tuổi đến 3 tháng tuổi
Khi bước vào tháng thứ 2, bé sẽ có sự phát triển vượt bậc ở cả cơ thể lẫn trí não. Vì thế, bố mẹ có thể bắt đầu cho bé tiếp xúc với những món đồ chơi thông minh như xúc xắc, lục lạc phát nhạc. Lúc này bé cũng có thể nhận biết được tiếng động, chuyển động và ngửi được mùi hương tốt hơn. Ba mẹ hãy nói chuyện và chọn nhạc cho bé hoặc hát cho bé thường xuyên để tăng cường khả năng ngôn ngữ và thính giác của bé nhé.
>> Tham khảo: Trẻ 2 tháng tuổi: Sự phát triển, dinh dưỡng và vận động
Đồ chơi ngậm nướu thích hợp cho trẻ 4 đến 6 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Đồ chơi cho trẻ sơ sinh 4 đến 6 tháng tuổi
Ở độ tuổi này bé bắt đầu cứng cáp hơn, có bé đã biết ngồi hoặc lật. Lúc này chân răng của bé cũng bắt đầu phát triển và nhú ra khỏi nướu. Vì thế, bé đang mọc răng sẽ thích những món đồ chơi cầm nắm hoặc ngậm nướu sẽ tăng cường. Bên cạnh đó, đồ chơi tập đi hoặc đồ chơi bằng điện có khả năng di chuyển phát nhạc cũng giúp bé thích thú vận động hơn. Bố mẹ hãy chọn cho con những món đồ chơi có màu sắc nổi bật, tươi sáng, bắt mắt nhé.
Bé từ 7 đến 12 tháng tuổi bắt đầu biết chơi đồ chơi thông minh (Nguồn: Sưu tầm)
Đồ chơi cho trẻ 7 đến 12 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi rất thích vận động. Đây là giai đoạn bé sẽ không ngừng di chuyển và tò mò về xung quanh. Bố mẹ có thể chọn cho bé những món đồ chơi búp bê, ô tô, đồ chơi xếp hình lớn đơn giản bằng nhựa hoặc gỗ,... Đồ chơi nhạc cụ như đàn piano đồ chơi, đồ chơi mô phỏng tiếng động vật,... cũng giúp bé vừa học vừa chơi hiệu quả trong giai đoạn này.
Đồ chơi cho trẻ sơ sinh 12 đến 24 tháng tuổi rất phong phú cho ba mẹ lựa chọn (Nguồn: Sưu tầm)
Đồ chơi cho trẻ 12 tháng đến 24 tháng tuổi
Ở độ tuổi này bé cũng khá cứng cáp nên ba mẹ có thể dễ dàng chọn đồ chơi cho bé hơn. Những món đồ chơi nhận diện chữ số, xếp hình vào khuôn, búp bê, thú nhồi bông, đồ chơi nấu ăn, đồ chơi lego kích thước lớn,... được khuyến khích trong giai đoạn này. Những món đồ chơi thông minh phát triển trí tuệ sẽ giúp bé hình thành tư duy sớm và củng cố các giác quan tốt hơn.
>> Tham khảo:
Đồ chơi cho trẻ sơ sinh trên thị trường hiện nay rất nhiều, điều quan trọng là ba mẹ hãy chọn đúng địa chỉ uy tín và chọn những hãng đồ chơi tốt. Với sự nghiên cứu cẩn thận, các hãng đồ chơi đồ dùng em bé sẽ sử dụng các loại chất liệu và thiết kế phù hợp với từng độ tuổi. Ngoài ra, trên bao bì sản phẩm thường có in độ tuổi khuyến nghị, bố mẹ cũng nên chú ý.
Gợi ý các loại đồ chơi cho trẻ sơ sinh bố mẹ nên mua
Đồ chơi cho trẻ sơ sinh kích thích thị giác
Khoảng 3 tháng tuổi, trẻ bắt đầu có những nhận thức đầu tiên về màu sắc và hình dáng. Giai đoạn này, các hình khối nhiều màu sắc tương phản, cục xúc xắc nhồi bông 6 mặt màu, các bức tranh vẽ hình thú, trái cây, những quyển sách nhiều hình ảnh là những món lý tưởng dành cho bé. Bạn có thể cùng bé chơi trò gọi tên đồ vật và phân biệt màu sắc, hãy để ý những lời ê a, những cái nhướng mày thậm chí là những lần chớp mắt của trẻ để biết được cường độ tương tác và sự tiến bộ của bé qua từng ngày.
Những món đồ chơi hình khối với màu sắc tương phản sẽ kích thích thị giác của trẻ phát triển (Nguồn: Sưu tầm)
Đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ sơ sinh
Não bộ của bé không chỉ bắt đầu biết nhận thức khi đủ tuổi đến trường mà ngay từ lúc còn rất nhỏ bé đã có thể tiếp thu kiến thức và phát huy tính sáng tạo một cách vô thức.
Mẹ nên cho bé làm quen với những món đồ có thể lắp ghép thành nhiều hình dạng kiểu dáng khác nhau hoặc một món đồ có nhiều cách chơi để bé tự do phát huy trí tưởng tượng và sáng tạo của mình. Mẹ cũng có thể đưa bé những món đồ thông dụng như: Tô nhựa, chén nhựa, chai nhựa, thú nhựa xinh xinh… để từ đó bé tự sáng tác câu chuyện đầy màu sắc của chính mình. Bé cũng có thể làm mẹ ngạc nhiên khi xếp chồng nhiều thứ lên nhau tạo thành hình tháp, hoặc bắt chước giống hành động khi mẹ ăn cơm, nấu nướng.
Đồ chơi luyện phản xạ và thể lực cho trẻ
Những món đồ chơi có xe đẩy tập đi, hoặc có thể chuyển động như bóng sẽ giúp bé cưng phát triển thể lực cũng như kỹ năng vận động. Mẹ có thể ném bóng để bé bắt lấy, hoặc kéo xe để bé con đuổi theo. Tuy đơn giản nhưng những trò chơi này có thể giúp kích thích phản xạ tự nhiên và rèn luyện thể lực cho bé.
Thông qua đồ chơi cho bé sơ sinh, mẹ có thể giúp con phát triển các giác quan của mình (Nguồn: Sưu tầm)
Đồ chơi phát triển thính giác của trẻ
Để trẻ hoàn thiện hơn về thính giác cũng như nhạy cảm hơn với giai điệu thì những món đồ chơi phát ra âm thanh như hộp nhạc, chiếc đàn, mô hình điện thoại di động, thú nhựa phát nhạc… là những món sẽ khiến bé chú ý và thích thú. Hãy cho bé nghe nhiều loại âm thanh khác nhau và quan sát phản ứng của trẻ. Mẹ sẽ biết được loại nhạc mà bé thích nghe và không thích nghe loại tiếng động hay âm thanh nào.
Ngoài ra, mẹ có thể tìm hiểu thêm những thông tin về cách chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại chuyên mục Chăm sóc bé trên website Huggies.
>> Có thể mẹ quan tâm:
- Nên dùng tã dán hay tã quần? Loại nào tốt? Cách chọn tã phù hợp cho bé
- Tã bỉm cho bé 20kg vừa vặn, siêu thấm cho bé thỏa thích vận động
- Cách Chọn Bỉm Mùa Hè Cho Bé Thoáng Mát, Không Bị Hăm Tã
>> Nguồn tham khảo:
- Play ideas for baby cognitive development | Raising Children Network
- Child Development Toys by Age: Choosing the Best Toys for Your Child | HSS Edu
- Age-Appropriate Toys for Babies, Toddlers, and Children | Parents
Sản phẩm Huggies bố mẹ tìm mua nhiều:
- Tã dán sơ sinh Huggies tràm trà size NB cho bé dưới 5kg
- Tã dán sơ sinh Huggies tràm trà size S cho bé sơ sinh từ 4 đến 8 kg