Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Chăm sóc bé 19 tháng tuổi

sự phát triển của trẻ 19 tháng tuổi

Trẻ 19 tháng tuổi cần được chăm sóc ra sao? Dinh dưỡng cho trẻ 19 tháng thế nào là tốt cho sự phát triển thể chất và tinh thần? Để trẻ được mạnh khỏe, chơi đùa và tương tác với môi trường xung quanh thật tốt, các bậc cha mẹ cần làm gì? Để Huggies tư vấn cho mẹ nhé!

Dấu hiệu của bất kỳ ngôi nhà nào đang có trẻ nhỏ chính là đồ chơi vung vãi khắp nơi. Nếu bé yêu nhà mình chỉ chú ý, nâng niu một món đồ chơi trong một thời gian ngắn, xong lại quẳng đi và chú tâm món đồ chơi mới, mẹ cũng đừng lo lắng vì con không tập trung lâu được nhé! Vì đặc điểm của một em bé 19 tháng tuổi bình thường là chỉ chú ý được trong khoảng thời gian ngắn. Như vậy không có nghĩa là bé dễ mất kiên nhẫn đâu, chỉ vì bé chưa có khả năng nhận thức được mọi thứ mà thôi. Bé rất dễ bật khóc, chẳng hạn khi các đồ xếp hình bị rơi xuống vì chất cao quá, hay khi không thể đặt miếng xếp lọt vào đúng hình, thậm chí khi không đặt được đồ chơi thẳng hàng với nhau. Mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh khi con yêu xúc động. Sự phát triển của trẻ rất cần sự giúp đỡ của mẹ để trẻ học cách điều khiển cảm xúc và không giận dữ thái quá. 

Nhưng bé 19 tháng tuổi không phải lúc nào cũng chỉ giận dữ và chán nản đâu. Ở tuổi này, sự phát triển của trẻ đã phức tạp hơn, bé bắt đầu biết đùa, và thậm chí bé yêu của bạn còn biết cười khúc khích nữa. Nếu bạn giả bộ làm mặt hề hay chọc cười, nhẹ nhàng thọc lét bé yêu hay hát mấy câu ngô nghê, bé sẽ hiểu được là bạn đang muốn trêu đùa. Tham khảo thêm về giá các loại tã quần giá rẻ Huggies mẹ nhé!

Tham khảo:

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các tuần khủng hoảng Wonder Week của trẻ 

Sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ 19 tháng tuổi

Mẹ có thấy quần áo của con yêu có vẻ hơi ngắn, hơi chật không? Mới ngủ qua một đêm, sáng ra dường như con mẹ đã lớn thêm một chút? Mẹ cứ yên tâm, không phải do mẹ tưởng tượng đâu, mà là sự thật đấy. Sự phát triển của trẻ 19 tháng tuổi về thể chất diễn ra khi đang ngủ, bởi vì đó là thời gian hoạt động của các nội tiết tố tăng trưởng. Giấc ngủ bảo toàn năng lượng và củng cố trí nhớ cho trẻ, đây là những quá trình rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ về trí tuệ và thể chất. Tốc độ phát triển thể chất của trẻ bây giờ không nhanh như trong 12 tháng đầu tiên, vì vậy trẻ sẽ không tăng cân nhanh như trước.

Vào mùa xuân và mùa hè, trẻ lớn nhanh hơn so với mùa lạnh. Sẽ có những lúc chiều cao và cân nặng của trẻ 1 tháng không thay đổi nhưng sau đó thì con lại lớn nhanh như thổi. Cứ như vậy, hai bước tiến lại một bước lùi. Đó là quá trình phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ của trẻ trong suốt ba năm đầu đời.

Trẻ 19 tháng tuổi chơi đùa và tương tác ra sao? 

Trẻ 19 tháng tuổi lúc nào cũng bận rộn luôn chân luôn tay. Việc chăm sóc trẻ lúc này thật sự là việc khó khăn. Từ lúc mở mắt thức dậy cho đến khi đặt lưng xuống giường ngủ lại, bao giờ bé cũng đang bận rộn làm một việc gì đó, háo hức sờ mó và khám phá. Có nghĩa là mẹ luôn phải để ý con đang ở đâu, đang làm gì . Nếu không thấy con đâu, không nghe tiếng động gì trong một lúc thì chắc chắn là có chuyện.

Nếu không muốn con đi khắp nhà thì mẹ hãy đóng các cửa ra vào. Hãy dạy con cách xuống cầu thang một cách an toàn, nhất là phải quay lưng để xuống. Mẹ nhớ chỉ cho con cách bám vào tay vịn cầu thang, và khuyến khích con đợi mẹ đến rồi hẵng xuống cùng. Con sẽ gọi mẹ suốt ngày, thậm chí ban đêm nữa, vì vậy nhiều bậc cha mẹ vào thời điểm này chỉ đáp lại con một cách có chọn lọc. Khi con suốt ngày gọi “mẹ ơi”, “ba ơi”, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi trong công việc chăm sóc trẻ. Dù giai đoạn này con đã khá độc lập, con vẫn cần mẹ giúp sức khi chơi đùa. Trẻ cũng cần dỗ dành khi chỉ hơi gặp chút khó khăn. Có thể khi mẹ vừa mới nghĩ con mình lớn quá nhanh, thì con sẽ liền chứng minh cho mẹ thấy con vẫn còn rất nhỏ. 

Trẻ 19 tháng tuổi leo cầu thang

Những biểu hiện của trẻ 19 tháng tuổi 

Bé 19 tháng tuổi đã học được những từ và âm thanh mới, và mẹ có thể nghe bé nói một số từ cũng đã dễ hiểu hơn. Bé bắt đầu phát âm được 2-3 từ liền nhau, ví dụ như “bóng của con”, và có thể gọi được tên một số người quen. Bé cũng biết tìm thú cưng nuôi trong nhà và bắt chước tiếng kêu của các con vật, ví dụ như tiếng bò kêu “ò ò”, chó kêu “âu âu”, mèo kêu “meo meo”. Bé 19 tháng tuổi thích bắt chước, vì vậy mẹ hãy cẩn thận với lời ăn tiếng nói của mình khi chăm sóc trẻ nhé – có người đang lắng tai nghe đấy!

Tham khảo: Giấc ngủ của trẻ

Mẹ cứ chuẩn bị tinh thần là cách trẻ 19 tháng tuổi phát triển chính là tham gia vào bất kỳ điều gì mẹ làm. Bé cũng muốn giúp đỡ mọi người và muốn cùng hoạt động với cả nhà. Mẹ chẳng thể nào để được trong nhà một chồng giấy tờ gọn gàng hay một đống đồ ở yên một góc nào đó như trước đây nữa đâu, bởi vì thế nào bé cũng sẽ tìm đến khám phá! Vì vậy mẹ hãy vận dụng mọi trí tưởng tượng của mình để cất đồ đạc ở đâu đó thật kỹ và an toàn nhé! 

Thực phẩm và chế độ dinh dưỡng cho bé 19 tháng tuổi 

Nếu trẻ 19 tháng tuổi không hào hứng thử các thực phẩm mới, mẹ hãy cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ bằng cách kết hợp các món mới với những món trẻ thích. Thông thường, phải thấy một món mới đến 6, 7 lần thì trẻ mới chịu thử. Trẻ thấy ngại món ăn mới cũng là điều bình thường, và kể cả trong khi ăn trẻ vẫn còn có vẻ dè chừng.

Tham khảo: Làm gì khi trẻ biếng ăn

Mỗi bữa chính nên kéo dài chừng 20-30 phút, bữa phụ chừng 10 phút. Trong bữa, trẻ sẽ chóng trở nên không thích ăn nữa, vì vậy mẹ nhớ để ý các dấu hiệu cho thấy trẻ đã ăn đủ, ví dụ bé quay đầu đi khi mẹ muốn cho ăn thêm, trẻ nói “không, không”, tìm cách leo ra khỏi ghế ăn hay đẩy bát thức ăn đi. Mẹ nhớ tránh ép trẻ ăn thêm bằng cách thưởng cho trẻ những thứ khoái khẩu nhé, vì như vậy có thể tạo thói quen ăn uống không hay, và lâu ngày sẽ thành vấn đề. Mỗi người trong chúng ta đều sẽ có cách ăn uống tốt nhất nếu thói quen ăn uống của ta không trở nên khác thường.  

Nếu bé yêu của mẹ lúc này vẫn uống quá nhiều sữa – hơn 600ml/ngày – thì dinh dưỡng cho trẻ sẽ bị ảnh hưởng, biểu hiện là lượng thực phẩm trẻ muốn ăn trong các bữa. Nếu trẻ vẫn còn bú mẹ, thì 3-4 lần bú mẹ mỗi ngày sẽ khiến trẻ bớt thích ăn. Nếu ban đêm trẻ vẫn thích bú mẹ, và lại kén ăn khi đến bữa, thì mẹ nên ngưng cho trẻ bú đêm và giảm bớt lần cho bú ban ngày. Trẻ còn bú mẹ ở tuổi này có khuynh hướng thiếu sắt và dễ mắc bệnh thiếu máu, tình trạng đó lại càng khiến trẻ chán ăn. Mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem chế độ dinh dưỡng cho trẻ có phù hợp hay không nhé.

Tham khảo: Các món ăn dinh dưỡng cho bé

Giấc ngủ của trẻ 19 tháng tuổi

Hầu hết trẻ 19 tháng tuổi sẽ cần ngủ khoảng 13 - 14 giờ một ngày. Trong đó, giấc ngủ đêm thường kéo dài 10 - 12 tiếng và một giấc ngủ ngắn buổi trưa từ 1 - 2 giờ. Mẹ nên thiết lập thói quen cho trẻ đi ngủ từ 7 đến 8 giờ tối.

Cũng có nhiều trẻ đi ngủ sau 8 giờ hoặc mẹ sẽ có những phương pháp khác nhau để dỗ con ngủ theo cách riêng của mình. Một số mẹ cho rằng nên để "con chơi đã, cho con mệt thì giấc ngủ sẽ ngon hơn". Nhưng thực tế cho thấy, việc trẻ chạy xung quanh và nghịch ngợm nhiều vào buổi tối thì có thể dẫn đến việc giải phóng adrenaline và cung cấp cho trẻ nhiều năng lượng hơn, và trẻ lại tiếp tục chạy nhảy. Nếu ba mẹ nhận thấy trẻ khó thức dậy vào buổi sáng, rất mệt mỏi vào ban ngày hoặc hay ngủ gật thì đó là dấu hiệu cho thấy trẻ không ngủ đủ buổi tối. 

Để trẻ 19 tháng tuổi mạnh khỏe 

Một số trẻ từ 1-3 tuổi có vẻ như thường xuyên bị cảm, đặc biệt vào các tháng mùa đông. Nhưng mẹ chớ lo lắng quá khi chăm sóc trẻ. Đây là cơ hội để trẻ phát triển khả năng miễn dịch với hàng trăm loại vi-rút cảm khi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ, nên bảo bọc quá mức chỉ càng làm cho trẻ dễ mắc bệnh hơn. Thuốc kháng sinh không tác động được đến vi-rút, vì vậy cho đến nay vẫn chưa có cách chữa. Nếu bé yêu của mẹ cảm, mẹ nhớ chăm sóc trẻ bằng cách cho uống nhiều nước/sữa/nước hoa quả, nựng nịu trẻ nhiều hơn và nghỉ vài ngày ở nhà để giúp hệ miễn dịch của trẻ phát huy tác dụng. Trẻ tuổi này cũng thường bị viêm tai vì ống tai vẫn còn ngắn và dễ bị tổn thương hơn so với các trẻ lớn tuổi hơn. Vì vậy, nếu trẻ bị viêm tai giữa thì mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé, vì phần lớn trẻ sẽ vượt qua được.

Nếu mẹ lo lắng, hoặc nếu bé yêu của mẹ không chịu uống chất lỏng, hoặc bị nôn và đặc biệt buồn ngủ, hãy đưa bé đi bác sĩ. Cũng cần đưa bé đi khám nếu bé khó thở hoặc bị sốt. Một trong những triệu chứng đầu tiên khi bé bị cảm là hơi thở của bé có thể có mùi khác. Hoặc chỉ đơn giản là mẹ cảm thấy con có gì đó không được khỏe. Bao giờ cũng nên dựa theo cảm nhận của chính mẹ, vì chính mẹ là người hiểu con yêu của mình nhất, có thể chăm sóc bé yêu tốt nhất. 

Một số lời khuyên cho mẹ khi chăm sóc trẻ 19 tháng tuổi

  • Mẹ có thể tập cho con ngồi bô từ bây giờ.
  • Mẹ có thể bọc lại các cạnh viền ở những vật dụng góc cạnh, chẳng hạn như cạnh bàn, góc bếp… để giữ an toàn cho bé.
  • Nếu bé yêu bị táo bón, mẹ nhớ cho bé uống nhiều nước. Kể cả nếu bé thường không uống nhiều nước, bé vẫn có thể chịu uống khi đang tắm, hoặc nếu mẹ cho bé uống bằng những đồ đựng mới lạ, thậm chí khi bé đang chơi với vòi xịt nước. 

Tham khảo: Cách chữa táo bón ở trẻ em

  • Mẹ có thể cho bé thử đi xe đạp nhỏ hai bánh hoặc ba bánh, vì dần dần bé sẽ học cách phối hợp cử động của đôi chân và giữ được thăng bằng trên xe. Mẹ có thể đưa bé ra một khu vực nào đó ít người qua lại, không có xe cộ lưu thông và gần với nhà của mẹ, vì đôi chân bé xíu của con yêu sẽ chóng mỏi, và mẹ sẽ phải tự vác xe về nhà đấy!
  • Theo Zero to Three, ở độ tuổi này, bé thường bắt đầu có hội chứng "ghiền" TV hoặc các thiết bị điện tử thông minh. Việc bé đã có "thần tượng" ở độ tuổi như thế này là hoàn toàn bình thường, bé có thể thần tượng một nhân vật kể cả khi mới lần đầu xem chương trình đó. Ở độ tuổi này, bé sẽ thường xuyên bắt chước các nhân vật hoặc chương trình yêu thích để học theo tất tần tật từ hoạt động đến cách biểu hiện cảm xúc. Vì vậy, ba mẹ nên để ý quan sát các chương trình con đang xem là gì, và giới hạn số lần xem TV hoặc chơi máy tính bảng không được quá 30 - 60 phút/ngày, tạo thói quen tốt cho trẻ để bảo vệ mắt. Nếu có thời gian, ba mẹ nên cùng xem TV với con để cùng con tương tác, trò chuyện, thảo luận về các nhân vật trên TV, việc này sẽ kích thích khả năng học hỏi, ghi nhớ thông tin của bé.
  • Đồ chơi cho trẻ nên phù hợp với độ tuổi bởi các bé 19 tháng tuổi có xu hướng nhai hoặc cắn bất cứ thứ gì mà bé có được. Nếu bé yêu vẫn còn chơi búp bê, mẹ thử nghĩ cách giúp bé bỏ chơi búp bê nhé. Chơi búp bê ở tuổi này có thể làm chậm lại quá trình phát triển ngôn ngữ, và có thể khiến trẻ trở nên ít nói trong khi đáng ra trẻ có thể nói năng hoạt bát hơn. Búp bê cũng vỗ về được các em bé trong khi các em cần phải được người lớn vỗ về. 

Hãy chăm sóc trẻ cẩn thận, trông chừng những đồ chơi của bé để đảm bảo đồ chơi phù hợp với độ tuổi này. Ở tuổi này bé vẫn còn khám phá mọi thứ bằng miệng, vì vậy rất có thể bé muốn cắn, nhai, mút và gặm hết cả hộp đồ chơi!

Tìm hiểu thêm: 

Chăm sóc trẻ 20 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ 21 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ 22 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ qua từng tháng

https://www.zerotothree.org/resources/1248-from-baby-to-big-kid-month-19

 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách chữa
Chăm sóc bé 23/09/2020

Trẻ ho về đêm: 8 Nguyên nhân và 12 cách trị ho cho bé

Mẹ lo lắng khi trẻ bị ho về đêm không dứt? Vì sao trẻ ho nhiều về đêm? Làm sao trị trẻ bị ho nôn trớ nhiều? Cùng Huggies tìm hiểu vấn đề trẻ ho về đêm mẹ nhé.
Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Chăm sóc bé 01/03/2019

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách chữa trị hiệu quả

Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;