Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

4 cách tăng sức đề kháng cho bé khoẻ mạnh mẹ yên tâm

cách tăng sức đề kháng cho bé khoẻ mạnh

Bài viết này đã được bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội Nhi tại bệnh viện Nhi Đồng 1 tư vấn y khoa.

Hệ miễn dịch rất quan trọng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn 2 năm đầu đời. Có một hệ miễn dịch khỏe mạnh đồng nghĩa với việc trẻ có sức đề kháng với sự tấn công của vi khuẩn, vi trùng có hại, ngăn ngừa cảm cúm lúc giao mùa. Vậy làm thế nào để tăng sức đề kháng cho bé? Cùng Huggies tìm hiểu về hệ miễn dịch và các cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong bài viết dưới đây, mẹ nhé!

Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… và các yếu tố độc hại khác từ môi trường. Có một hệ miễn dịch khỏe mạnh không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu trong những năm tháng đầu đời mà còn là nền tảng sức khỏe lâu dài cho trẻ.

Hệ miễn dịch được phân thành 2 cơ chế với cách thức hoạt động khác nhau như sau:

Miễn dịch bẩm sinh

Đây là cơ chế miễn dịch tự nhiên được di truyền từ đời này sang đời khác, giúp cơ thể luôn trong trạng thái sẵn sàng nhận diện và tấn công các vi sinh vật xâm nhập, gây hại cho vật chủ. Hệ thống miễn dịch hoạt động ngay từ khi chúng ta chào đời. Ngoài ra, sữa mẹ cũng chứa kháng thể IgA và các chất dinh dưỡng hỗ trợ các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả. Nhờ vậy, trong 6 tháng đầu sau sinh, nếu được bú mẹ đầy đủ, trẻ ít bị mắc bệnh.

Tuy nhiên, miễn dịch bẩm sinh bé nhận được từ mẹ sẽ không tồn tại lâu dài. Sau vài tháng, kháng thể trẻ nhận từ mẹ sẽ giảm nhanh. Lúc này, trẻ cần đến một giải pháp bảo vệ bổ sung để tăng cường sức đề kháng.

Miễn dịch thích ứng

Với cơ chế này, cơ thể chỉ sản sinh ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh sau khi tiếp xúc. Đây còn gọi là quá trình tạo bộ nhớ miễn dịch, ghi nhớ kẻ thù trước đó và kịp thời sản sinh ra các kháng thể để tiêu diệt chúng. Các nhà khoa học đã dựa theo nguyên lý này để cho ra đời các vaccine (vắc xin) tiêm phòng.

Hệ thống miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng không hoạt động riêng lẻ mà phối hợp cùng nhau để bảo vệ cơ thể vật chủ. Khi cơ thể tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh, miễn dịch thích ứng sẽ sản sinh ra kháng thể bảo vệ cơ thể. Những kháng thể này được tạo ra từ các tế bào lympho B và có thể mất vài ngày để kháng thể hình thành. Sau lần tiếp xúc đầu tiên, hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra kẻ xâm lược và phòng thủ chống lại nó. Bởi vì hệ thống miễn dịch không ngừng học hỏi và thích nghi, cơ thể cũng có thể chống lại vi khuẩn hoặc virus thay đổi theo thời gian.

cách tăng sức đề kháng

Hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người trước các tác nhân gây bệnh (Nguồn: Sưu tầm)

Có thể bạn quan tâm:

Vai trò của tăng sức đề kháng cho bé

Sức đề kháng của bé tốt sẽ là một hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tật, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn. Nếu sức đề kháng của bé yếu sẽ là điều kiện thuận lợi gây ra tình trạng trẻ thường xuyên ốm vặt do hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện, làm suy giảm hàng rào bảo vệ tự nhiên.

Một số bệnh lý thường gặp ở những bé có sức đề kháng yếu có thể kể đến như dị ứng, viêm mũi họng (làm cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi), viêm phế quản, viêm phổi, cảm cúm và các bệnh rối loạn đường tiêu hoá như tiêu chảy, tiêu phân sống hay táo bón. Khi trẻ mắc các bệnh trên, sử dụng kháng sinh để điều trị cũng có thể làm cho bé bị rối loạn tiêu hóa do tình trạng loạn khuẩn đường ruột khiến trẻ hấp thu dinh dưỡng kém.

Những trẻ bị suy dinh dưỡng lại có hệ miễn dịch suy yếu sẽ càng dễ mắc bệnh hơn, làm cho trẻ ngày càng biếng ăn, tạo nên một vòng xoắn bệnh lý khó gỡ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não của trẻ mà còn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương. Vì thế, tăng sức đề kháng cho bé là việc làm thiết yếu để có hệ miễn dịch tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển một cách tốt nhất và hạn chế tối đa mắc bệnh.

Mách mẹ 6 cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh

Để hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ba mẹ cần kết hợp hiệu quả chế độ dinh dưỡng hằng ngày với các biện pháp chăm sóc, phòng tránh bệnh.

Cho trẻ ngủ đủ giấc

Một giấc ngủ sâu và đủ dài là rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngủ đủ giấc giúp phát triển trí tuệ, chiều cao, cân nặng và tăng sức đề kháng cho bé. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ có tinh thần thoải mái, vui chơi cả ngày. Tùy vào từng độ tuổi, trẻ sẽ cần thời gian ngủ khác nhau.

Mẹ có thể dựa vào bảng tổng thời gian giấc ngủ trong ngày của AASM (American Academy of Sleep Medicine) 2016 để cân đối thời gian ngủ cho trẻ:

  • 4 - 12 tháng: 12 - 16 giờ (bao gồm cả ngủ trưa).
  • 1 - 2 tuổi: 11-14 giờ (bao gồm cả ngủ trưa).
  • 3 – 5 tuổi: 10-13 giờ (bao gồm cả ngủ trưa).

Không nên lạm dụng dùng thuốc kháng sinh

Không thể phủ nhận tác dụng của thuốc kháng sinh, thế nhưng có nhiều mẹ hiện đang lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ. Thuốc kháng sinh như một “con dao hai lưỡi”, lạm dụng sẽ khiến sức đề kháng của trẻ bị suy yếu, cần phải phụ thuộc vào thuốc.

Nhiều ba mẹ thường cho con uống thuốc kháng sinh ngay khi trẻ vừa có biểu hiện sốt, đau họng. Điều này là tuyệt đối không nên. Vì chẳng may trẻ bị viêm hô hấp do virus thì kháng sinh sẽ không có tác dụng mà còn làm cho trẻ bị nhờn thuốc và có các tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng, tiêu chảy. Để tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh hô hấp cho trẻ, ba mẹ nên áp dụng 4 cách tăng sức đề kháng trong bài viết này và lưu ý giữ ấm cho bé trong thời gian chuyển mùa nhé.

Khi con mới chớm bệnh, ba mẹ nên tìm hiểu để có cách ứng phó hợp lý. Nếu bệnh tình của bé diễn biến xấu, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung vitamin không chỉ là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ mà còn là cách tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả. Ba mẹ hãy cùng tham khảo những lưu ý sau đây:

Tăng sức đề kháng bằng cách cho trẻ uống sữa

Sữa mẹ cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng, vitamin có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ từ khi còn nhỏ. Đây cũng là nguồn thức ăn sạch, vô khuẩn đặc biệt tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, trong 6 tháng đầu tiên sau khi chào đời, bé nên được bú đủ sữa mẹ.

Cho trẻ uống đủ nước

Đến độ tuổi ăn dặm, uống đủ nước cũng là một trong những cách tăng sức đề kháng cho bé. Nước có tác dụng đưa bạch cầu đi khắp cơ thể, đồng thời đào thải những chất độc hại ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi. Một lượng nước vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp tăng cường trao đổi chất ở trẻ, cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho tế bào. Vì vậy, ba mẹ cần tập cho trẻ thói quen uống đủ nước mỗi ngày. Lượng nước cần thiết cho trẻ phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng và cường độ hoạt động, vui chơi của từng bé.

Theo khuyến cáo, lượng nước trung bình mỗi ngày cho từng độ tuổi sẽ là:

  • 0 – 6 tháng tuổi: 700 ml (Tổng lượng nước 1 ngày);
  • Từ 7 – 12 tháng tuổi: 800 ml (Tổng lượng nước 1 ngày), trong đó 600ml là lượng nước cần uống);
  • Từ 1 – 3 tuổi: 1300 ml (Tổng lượng nước 1 ngày), trong đó 900ml là lượng nước cần uống.

cách tăng sức đề kháng

Uống đủ nước là một cách tăng sức đề kháng cho trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ vào thực đơn

Thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày sẽ tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch của trẻ. Vì vậy, mẹ hãy thiết kế một thực đơn hàng ngày được bổ sung đầy đủ những thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ nhé!

  • Cá: Có chứa chất oxy hóa rất tốt cho hệ miễn dịch.
  • Các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc,...: không chỉ bổ sung kẽm cho bé mà còn giúp tăng sức đề kháng cho bé, giúp trẻ chống lại những virus gây bệnh.
  • Khoai lang: chứa nhiều beta-carotene, vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn đồng thời giúp nhuận tràng, hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ.
  • Một số loại trái cây: chuối giàu vitamin B6, chất xơ tiêu hóa và kali; cam và quýt với lượng vitamin C dồi dào; nho chứa chất chống oxy hóa cao,... có tác động tích cực đến hệ miễn dịch của trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

Cho trẻ ăn một cách khoa học

Không những chú trọng đến việc cho trẻ ăn gì và ăn bao nhiêu, ba mẹ cũng cần quan tâm đến việc cho trẻ ăn thế nào là đúng cách. Ba mẹ cần xây dựng thời gian biểu cho con một cách khoa học, việc này cũng giúp cho trẻ tự giác ăn đúng giờ, đều đặn.

Đừng quên thay đổi thực đơn thường xuyên để tạo hứng thú và cảm giác ngon miệng cho bé. Một bữa ăn đảm bảo chất dinh dưỡng là phải có đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, không nên chỉ tập trung vào một loại chất.

Hướng dẫn bé tập thể dục đều đặn

Dành 30 phút mỗi ngày để vận động cùng con, đây có thể là các hoạt động trong nhà hay ngoài trời tùy theo sở thích của trẻ và điều kiện cho phép. Để có thể đa dạng về các hoạt động vui chơi cùng trẻ, ba mẹ cũng có thể tham khảo thêm tại “Hoạt động cho bé”. Các động tác tuy đơn giản thôi nhưng nếu thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn, cơ thể tăng khả năng miễn dịch.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cũng chia sẻ thêm: “Luyện tập và vận động: vận động nhiều sẽ giúp đào thải độc tố và giúp khí huyết lưu thông. Nếu được, tốt nhất nên ra ngoài trời vào buổi sáng nắng ấm: Cơ thể được tiếp xúc đầy đủ với không khí trong lành và ánh sáng nắng mai sẽ tích lũy đủ vitamin D, tăng cường sức đề kháng.”

Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách giữ môi trường sống sạch sẽ

Khi trẻ sinh hoạt trong một môi trường sống sạch sẽ có thể loại trừ được các mầm bệnh. Cách tạo môi trường sống sạch sẽ để tăng sức đề kháng cho bé gồm:

  • Nơi ở phải sạch sẽ, thông thoáng, trong lành, nên mở cửa sổ vào ban ngày để đón nắng ấm và gió. Như vậy, các tác nhân gây bệnh cũng thoát ra khỏi nơi ở.
  • Trong nhà tuyệt đối không hút thuốc lá để tránh nguy cơ trẻ bị nhiễm khói thuốc lá gây hại đến sức đề kháng của trẻ.
  • Tạo cho trẻ thói quen giữ vệ sinh thân thể, tắm gội thường xuyên, đánh răng sạch sẽ để loại bỏ các tác nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh và có thể phòng chống các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn, vi rút gây ra.

Tiêm ngừa đầy đủ để tăng sức đề kháng cho bé

Những bé thường hay ốm vặt, dễ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa và đường hô hấp chính là biểu hiện của trẻ có sức đề kháng yếu. Do đó, bên cạnh tăng sức đề kháng thông qua chế độ dinh dưỡng, bố mẹ cần quan tâm đến tiêm chủng cho bé đầy đủ. Vắc – xin có thể kích thích cơ thể tạo kháng thể hoặc cung cấp kháng thể, từ đó trẻ có được miễn dịch với tác nhân gây bệnh. Chính vì thế, tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch là cách tăng sức đề kháng cho trẻ rất hữu hiệu.

Tiêm ngừa đầy đủ để tăng sức đề kháng cho bé

Tăng cường đề kháng cho trẻ bằng cách tiêm ngừa đầy đủ (Nguồn: Sưu tầm)

Một số nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể

  • Suy giảm hệ miễn dịch: Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra suy giảm sức đề kháng gồm suy giảm miễn dịch tiên phát (rối loạn tế bào mầm, khiếm khuyết về mặt di truyền,…) và suy giảm miễn dịch thứ phát (do điều trị kìm tế bào, bức xạ X-quang, can thiệp phẫu thuật, chấn thương,…).
  • Ô nhiễm không khí: Khi trẻ hít phải khói bụi, hơi hóa chất,… phổi sẽ bị nhiễm bẩn. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy, không khí bẩn sẽ ngăn chặn sự tăng sinh của các lympho B (miễn dịch thể dịch) và lympho T (tế bào cần thiết của hệ miễn dịch) gây ra tình trạng viêm nhiễm hệ hô hấp.
  • Ăn các loại thức thực phẩm chế biến sẵn: Nếu cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đóng hộp,… có nhiều đường, mỡ và muối sẽ gây hại cho cơ thể. Những loại thực phẩm này sẽ làm suy yếu các lympho B và T - “đội quân” chủ lực giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
  • Uống ít nước: Nước giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người. Ngoài cung cấp nước cho sự sống, chúng còn giúp thận lọc bỏ các yếu tố độc hại, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Thức quá khuya: Nếu chúng ta không nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt khi thức khuya sẽ khiến cơ thể không sản xuất đủ melatonin trong khi ngủ. Như vậy, hệ thống miễn dịch không thể tạo đủ tế bào bạch cầu để chống đỡ các loại vi khuẩn.
  • Stress: Việc thường xuyên căng thẳng, lo lắng khiến nồng độ hormone như testosterone, estrogen bị suy giảm gây mất thăng bằng và suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh: Theo các chuyên gia, khi trẻ em sử dụng kháng sinh sẽ khỏi bệnh rất nhanh nhưng lại khiến cơ thể người bệnh yếu hơn dễ có nguy cơ mắc bệnh ở những lần sau và làm giảm khả năng tự chống chịu với vi khuẩn, virus. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh còn dẫn đến giảm lượng cytokine – một loại hormone cần thiết cho hệ miễn dịch.
  • Thừa cân: Việc thừa cân không chỉ gây khó khăn cho não, tim mà còn khiến sự tăng tiết hormone mất kiểm soát, chúng sẽ phá hỏng khả năng phòng bệnh của hệ miễn dịch.

Dấu hiệu trẻ có sức đề kháng yếu

Trẻ hay bị ốm vặt

Sau khi ra đời, trẻ sơ sinh sẽ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ. Trong quá trình trẻ lớn lên, hệ miễn dịch dần dần được hoàn thiện. Do đó, trẻ rất nhạy cảm với những thay đổi ở môi trường bên ngoài. Với các bé có hệ miễn dịch kém nghĩa là có ít khả năng đề kháng chống lại những tác nhân gây bệnh bên ngoài dẫn đến trẻ hay bị ốm vặt hơn.

Hệ miễn dịch càng kém thì trẻ càng dễ mắc các bệnh đường hô hấp như ho sốt, sổ mũi, viêm họng,… mà dân gian hay gọi là “ốm vặt”. Lâu dài, các cách trị ho cho trẻ sơ sinh theo dân gian, hay dùng siro ho cho trẻ sơ sinh cũng sẽ không còn tác dụng. Do vậy, nếu trẻ thường xuyên bị ho, cảm cúm, viêm họng,… thì đây là dấu hiệu cho thấy bé có sức đề kháng yếu khá rõ. Thậm chí, khi sức đề kháng suy giảm, trẻ còn có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác nguy hiểm hơn như bệnh lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, sốt xuất huyết,…

Trẻ bị mất nước

Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe của người lớn mà ngay cả với trẻ em thì chúng cũng là một thành phần không thể thiếu và cần được bổ sung hàng ngày. Bởi vì, nước chiếm tới 65% thể trọng cơ thể người lớn và tới 70 – 75% thể trọng cơ thể đối với trẻ nhỏ.

Trẻ không được uống đủ nước hoặc mất nước sẽ có sức đề kháng yếu. Các biểu hiện mất nước ở trẻ được nhận thấy như da khô, niêm mạc môi lưỡi trẻ khô, mắt trũng, tiểu ít hơn, khi khóc không có nước mắt,…

Trẻ ăn quá nhiều đường

Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt hay thèm ăn đường cũng là một trong những biểu hiện chứng tỏ sức đề kháng của bé bị yếu đi. Không những vậy, ăn nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt,... còn là một trong những lý do khiến sức đề kháng của trẻ em bị suy yếu thêm.

cách tăng sức đề kháng cho trẻ

Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt là biểu hiện chứng tỏ sức đề kháng của trẻ yếu đi (Nguồn: Sưu tầm)

Trẻ chán ăn, biếng ăn

Trẻ cần ăn uống để bổ sung năng lượng cho các hoạt động hàng ngày cũng như xây dựng cơ thể phát triển. Tuy nhiên, nếu trẻ có một sức đề kháng kém, mệt mỏi hay dễ bị ốm thì chúng cũng không thiết ăn uống gì cả. Do đó, khi bố mẹ thấy trẻ có biểu hiện chán ăn, biếng ăn thì cần lưu ý theo dõi xem trẻ gặp vấn đề gì hay có đang mắc bệnh không để tìm ra nguyên nhân và biện pháp giải quyết phù hợp kịp thời.

Trẻ tiêu hóa kém

Một trong những dấu hiệu thường gặp khác ở trẻ có sức đề kháng kém chính là trẻ hấp thụ thức ăn kém. Kết quả là trẻ bị thiếu dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, đi phân sống dẫn tới còi cọc chậm phát triển. Hệ miễn dịch của những bé này không được hoàn thiện đầy đủ để phòng chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể.

Vết thương của trẻ lâu lành

Theo các chuyên gia y tế, thời gian lành vết thương cũng là yếu tố đánh giá tình trạng hệ miễn dịch khá chính xác. Bố mẹ để ý nếu trẻ có những vết thương lâu lành thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy con mình có sức đề kháng yếu.

Trẻ có khả năng chịu đựng kém

Khi trẻ luôn mệt mỏi, không có năng lượng để hoạt động mà thay vào đó trông trẻ lúc nào cũng cảm giác bơ phờ, đờ đẫn và thèm ngủ trong ngày là biểu hiện khác của tình trạng bé có sức đề kháng yếu.

Có thể bạn quan tâm:

Một số câu hỏi thường gặp về sức đề kháng của bé

Tại sao sức đề kháng của trẻ dễ suy giảm bắt đầu từ tháng thứ 6

Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi thường có sức đề kháng suy giảm nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân khiến trẻ ở độ tuổi này có sức đề kháng suy giảm là do:

Sự suy giảm của miễn dịch bị động do kháng thể nhận từ cơ thể mẹ

Khi vừa sinh ra, cơ thể trẻ không thể tự bảo vệ trước những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập do chưa tạo thành miễn dịch chủ động. Chính vì thế, thông qua dinh dưỡng khi mẹ cho con bú, trẻ cũng nhận được những kháng thể quan trọng. Tuy nhiên, kháng thể bị động này sẽ suy giảm rất nhanh, sau 6 tháng không còn đủ bảo vệ cho trẻ nữa.

Trong khi đó, trẻ 6 tháng tuổi sức đề kháng vẫn chưa đủ để tự bảo vệ mình nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Các chuyên gia đã chỉ ra, các bé được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên và duy trì kết hợp với ăn dặm đến khi 24 tháng tuổi sẽ có sức khỏe tốt hơn những bé cai sữa mẹ sớm hoặc hoàn toàn không dùng sữa mẹ.

Trẻ có nguy cơ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh cao hơn

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi đã khá cứng cáp và được tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài. Đặc biệt, giai đoạn này trẻ bắt đầu ăn dặm, bò, lẫy, tập đi đứng, chơi đồ chơi,… rất dễ bị virus, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài tấn công. Vì thế, để giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ thì các bậc phụ huynh nên giữ vệ sinh môi trường sống và các vật dụng trẻ thường xuyên tiếp xúc là rất quan trọng.

Chế độ dinh dưỡng thay đổi

Trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng trở đi thường có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nên trẻ sẽ cần ăn dặm nhiều hơn bên cạnh việc bú sữa mẹ. Tuy nhiên, chế độ ăn dặm có thể không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng nên sức đề kháng cơ thể vì thế cũng yếu đi. Chính vì thế, bố mẹ cần tham khảo và bổ sung cho trẻ những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.

Trẻ không được tiêm phòng đầy đủ

Đôi khi trẻ mắc bệnh là do bố mẹ không để ý và đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đầy đủ ở những thời điểm thích hợp. Không tiêm vắc - xin, tiêm không đủ mũi hoặc trễ lịch tiêm đều sẽ khiến cơ thể không tạo miễn dịch tốt để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Có nên sử dụng sản phẩm, thuốc bổ trợ để tăng sức đề kháng cho trẻ

Ngoài việc ăn uống, vận động thì bố mẹ có thể chủ động bổ sung các sản phẩm, thuốc bổ trợ để tăng sức đề kháng cho trẻ theo từng giai đoạn. Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên các bậc phụ huynh cần kiên trì khi bổ sung chất cho bé. Đặc biệt, việc dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Bố mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, vitamin và các vi khoáng chất thiết yếu giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời, các chất này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất giúp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ để tăng sức đề kháng cho bé

Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ để tăng sức đề kháng cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

Bài viết trên là những thông tin mà Huggies muốn chia sẻ với mẹ cách tăng sức đề kháng cho bé. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để được thêm nhiều tư vấn thêm hữu ích nhé!

Mẹ đừng quên trang bị cho bé Tã quần Huggies® mới với công nghệ Lưng Thun Đệm Mây vừa vặn giúp bé thoải mái vận động mà không lo hằn đỏ.

Nguồn tham khảo:

https://indianexpress.com/article/parenting/health-fitness/how-to-build-child-immunity-6417601/

https://health.clevelandclinic.org/want-boost-childs-immune-system-5-tips/

https://www.parents.com/health/cold-flu/cold/boost-childs-immunity/

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;