Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Bệnh tay chân miệng ở trẻ: Dấu hiệu, cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh

trẻ bị tay chân miệng

Chắc hẳn nhiều ba mẹ sẽ khá lo lắng nếu con gặp tình trạng tay chân miệng đúng không nào. Bệnh tay châm miệng ở trẻ em có nguy hiểm hay ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe không? Đâu là dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ mà bố mẹ có thể nhận biết? Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào là phù hợp? Cùng Huggies tìm lời giải đáp cho các vấn đề trên trong bài viết dưới đây bố mẹ nhé!

Tham khảo: Trẻ bị sốt và nôn: cảnh giác 5 bệnh nguy hiểm

Đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng

Thông thường trẻ em là đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh này nhất nhất. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em là do sức đề kháng của bé khá yếu, vì thế virus sẽ có cơ hội xâm nhập và dễ lây nhiễm hơn. Nếu các mẹ để ý thì những trẻ dưới 10 tuổi sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này. Bé càng nhỏ tuổi thì những triệu chứng bệnh tay chân miệng sẽ nghiêm trọng hơn, nếu phát hiện trễ thì khá nguy hiểm đến sức khỏe của con. Nhưng ba mẹ cũng nên lưu ý là không phải trẻ nào nhiễm virus cũng đều có những biểu hiện của chứng tay chân miệng đâu nhé.

Tham  khảo: 6 mẹo trị ho cho bé từ dân gian – Trẻ bị ho kiêng ăn gì?

Một điều nữa là cơ thể trẻ sẽ không miễn dịch với chứng bệnh này. Có nghĩa là nếu trẻ đã mắc tay chân miệng thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh này lại một lần nữa. Vì có nhiều loại virus gây ra bệnh này và cơ thể bé sau khi được điều trị chỉ miễn nhiễm với một số loại virus nhất định.

Con đường lây truyền bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em do virus gây ra. Nguyên nhân trẻ bị tay chân miệng thường là do tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau. Các bé dưới 3 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng nhất. Vào độ tuổi này, bé bắt đầu tiếp xúc với môi trường xung quanh khi bắt đầu biết bò, đi,...Lúc này, nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ thì bé sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Vào độ tuổi đi học, nếu con sinh hoạt cùng trẻ mắc bệnh thì cũng dễ lây nhiễm bệnh.

Tham khảo: Tại sao trẻ ăn vào là bị nôn, có nguy hiểm không?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ thường lây qua con đường hô hấp hoặc tiêu hóa. Trẻ bị tay chân miệng sẽ có nguy cơ phát tán virus ngay cả khi đang trong thời gian ủ bệnh. Virus sẽ tồn tại trong nước bọt bóng nước trên da. Virus sau khi phát tán có khả năng phát triển trong thời gian khá dài ở nhiệt độ phòng. Nếu trẻ khỏe mạnh chơi hoặc sử dụng chung đồ chơi với bé đang có mầm bệnh thì sẽ có nguy cơ bị tay chân miệng cao hơn.

Tham khảo: Trẻ bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách chữa trị

Có hai mốc thời gian ghi nhận bệnh lý này phát triển mạnh mẽ đó là vào tháng 2 đến tháng 4, tháng 9 đến tháng 12. Vào khoảng thời gian này, nếu không chăm sóc, vệ sinh cho con sạch sẽ, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc tay chân miệng đấy nhé các mẹ.

Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng

Trẻ bị bệnh tay chân miệng nếu không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí tử vong. Do đó, các mẹ hãy lưu ý các triệu chứng, dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em để kịp thời phát hiện và điều trị mẹ nhé.

Tham khảo: Trẻ bị táo bón nên uống thuốc gì?

Trẻ quấy khóc trong thời gian dài

Một trong các biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ là hay quấy khóc. Bé bị tay chân miệng thường khóc trong thời gian dài, mẹ khó dỗ bé ngủ. Hoặc bé chỉ ngủ trong khoảng 15 đến 20 phút và sau đó lại quấy khóc. Đây là dấu hiệu để ba mẹ nhận biết nên đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Tham khảo: Nguyên nhân và cách chữa trị cho trẻ bị ho về đêm

Sốt cao

Đây là một trong các dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ mà ba mẹ không nên bỏ qua nhé. Trong một số trường hợp, con sẽ sốt đến 38.5 độ C trong 48 giờ. Ba mẹ mặc dù đã thực hiện nhiều cách để giúp con hạ sốt, tuy nhiên bé vẫn tiếp tục trong tình trạng sốt cao. Nếu gặp hiện tượng này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hạ sốt đặc biệt có chứa thành phần Ibuprofen để bé hạ cơn sốt.

Tham khảo: Cách chữa nghẹt mũi thở khò khè cho trẻ sơ sinh

trẻ bị bệnh tay chân miệng

Liên tục giật mình

Giật mình là một trong những dấu hiệu mà ba mẹ không nên xem nhẹ. Cần theo dõi trẻ có thường xuyên giật mình hay không, tuần suất giật mình dao động thế nào. Từ đó kịp thời nhận biết nguy cơ mắc tay chân miệng cũng như kịp thời đưa con đến bệnh viện.

Tham khảo: Cách hút mũi và rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Thay đổi ở làn da

Một trong các dấu hiệu bị tay chân miệng ở trẻ rõ rệt nhất mà ba mẹ dễ dàng nhận ra đó là sự thay đổi ở làn da. Khi bé bị tay chân miệng, mụn nước sẽ bắt đầu xuất hiện. Các mẹ sẽ bắt đầu nhận thấy những nốt đỏ ở xung quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân,...của con.

Tham khảo: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông để bé luôn khoẻ mạnh

Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Biết được cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách giúp con tránh những biến chứng không mong muốn. Nếu bé ở thể nhẹ chỉ có mụn nước thì ba mẹ có thể điều trị cho con tại nhà. Cụ thể các mẹ nên thực hiện các cách như sau:

  • Cho con ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và cho bổ sung nước. Ba mẹ hãy lưu ý là không nên cho con ăn những món có vị chua đâu nhé.
  • Nếu bé sốt cao mà nguyên nhân là vì triệu chứng tay chân miệng ở trẻ gây ra, các mẹ chỉ nên cho con uống paracetamol nếu bé trên 1 tuối hoặc đặt thuốc đường hậu môn nếu bé dưới 12 tháng tuối. Trong trường hợp nếu muốn cho bé uống thuốc khác, cần có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bị tay chân miệng bằng các loại dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.
  • Cần cách ly bé với những trẻ chưa mắc bệnh để tránh tình trạng lây lan nhanh. Khi người thân chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng cũng cần rửa tay sạch sẽ và đeo khẩu trang. Mục đích là để sát khuẩn và không lây virus cho những bé khác.
  • Một lưu ý nữa khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đó là nên tắm rửa, vệ sinh cho bé hàng ngày để bé nhanh hết bệnh.
  • Cuối cùng, mẹ nên theo dõi sát sao tình trạng của con để kịp thời đưa đến bệnh viện nếu tình trạng bệnh diễn biến nặng.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì để con nhanh khỏi?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có khả năng lây lan khá nhanh chóng. Bé sẽ ủ bệnh trong khoảng 1 tuần và virus gây bệnh có thể tồn tại lên đến vài tháng. Do đó khi chăm sóc con, ba mẹ nên lưu ý vấn đề vệ sinh, sát khuẩn cho bản thân để tránh lây bệnh cho những bé khác.

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ

Vì virus gây ra tay chân miệng ở trẻ nhỏ khá nguy hiểm, cũng như khả năng lây lan nhanh nên ba mẹ cần áp dụng những cách phòng tránh phù hợp cho con. Cụ thể, các mẹ có thể tham khảo những cách sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ cho con cũng như chú ý đến việc vệ sinh môi trường xung quanh.
  • Nếu trẻ mắc bệnh, nên làm sạch vật dụng như quần áo, đồ chơi thường xuyên hơn. Ba mẹ có thể ngâm qua nước nóng hoặc dung dịch chuyên dụng cloramin B.
  • Khi cho trẻ ăn, không nên cho bé bốc tay mà cần sử dụng muỗng. Ba mẹ hãy dạy con không mút tay cũng như không cho đồ chơi vào miệng để ngậm.
  • Ba mẹ cũng cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ sau khi chăm sóc con. Điều này sẽ hạn chế virus lây lan cũng như giúp con hết bệnh nhanh hơn.
  • Không cho trẻ đi học nếu ở trường đã có trẻ mắc bệnh. Nếu bé đang bị bệnh thì hạn chế cho con ra ngoài cho đến khi trẻ khỏe mạnh nhé.

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Trên đây là một số thông tin về bệnh tay chân miệng ở trẻ mà ba mẹ không nên bỏ qua. Biết được các dấu hiệu, cũng như cách phòng tránh giúp con giảm nguy cơ mắc bệnh hơn. Ngoài ra cũng nên theo dõi các dấu hiệu, biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ để kịp thời đưa bé đến bệnh viện kiểm tra và thăm khám mẹ nhé.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;