Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Chiều cao cân nặng trẻ 4 tuổi bao nhiêu là chuẩn?

Chiều cao cân nặng trẻ 4 tuổi bao nhiêu là chuẩn?

Được quy định bởi gen di truyền, nhưng chiều cao và cân nặng trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường, sinh hoạt, vận động… Để biết bé con của mình có đang phát triển đúng chuẩn, mẹ tham khảo bài viết chiều cao cân nặng trẻ 4 tuổi sau đây nhé!

Sau 2 năm đầu đời phát triển “thần tốc”, chiều cao và cân nặng của trẻ 4 tuổi sẽ có xu hướng phát triển chậm hơn. Trung bình bé có thể tăng thêm khoảng 6-7 cm/ năm. Đây cũng là giai đoạn cơ thể bé hấp thu tốt nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm. Nếu biết cách áp dụng đúng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và kích thích bé vận động nhiều hơn, mẹ sẽ giúp con phát triển chiều cao và cân nặng tối ưu đó nha.

Chiều cao cân nặng trẻ 4 tuổi bao nhiêu mới đúng chuẩn?

Đón sinh nhật lần thứ 4 đồng nghĩa với việc bé sẽ tăng trưởng chậm về chiều cao và cân nặng so với 2 năm đầu đời. Chiều cao bé 4 tuổi bao nhiêu là chuẩn? Mức chiều cao của trẻ 4 tuổi trung bình mỗi năm vẫn tăng từ 6-7 cm. Chiều cao bé trai 4 tuổi trung bình sẽ khoảng 100 – 105cm và chiều cao bé gái 4 tuổi trung bình khoảng 100 – 102,7cm. Để cân đối với chiều cao, trẻ 4 tuổi nặng bao nhiêu kg là đủ? Về cân nặng trẻ 4 tuổi, các bé trai sẽ nặng từ 15,5 – 16,5 kg và các bé gái sẽ nặng từ 15 – 16,1kg.

Tỷ lệ thuận với chiều cao và cân nặng trẻ 4 tuổi, não bộ cũng phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bổ sung các dinh dưỡng cần thiết và các hoạt động phù hợp sẽ giúp bé phát triển chiều cao và góp phần kích thích sự phát triển trí não của trẻ tốt hơn.

Các cột mốc phát triển của trẻ lên 4

Sự phát triển vận động

  • Vận động thô:
    • Bé đi đứng nhuần nhuyễn và dễ dàng hơn trước
    • Với sự hỗ trợ của ba mẹ, bé đã có thể mặc quần áo
    • Việc leo cầu thang không còn là thử thách với bé nữa
    • Bé có thể làm động tác nhào lộn
    • Bé biết đạp xe 3-4 bánh
    • Bé có thể kiểm soát trái bóng bằng cách chụp và ném
  • Vận động tinh:
    • Bé có thể sử dụng kéo và giấy dán
    • Bé biết và tự viết được một số chữ và số
    • Bé có thể vẽ lại một số hình cơ bản
    • Bé biết dùng các khối để xây thành tháp cao
    • Bé có thể luồn hạt để làm dây chuyền
    • Bé biết nặn đất sét thành hình mặc dù chưa được đẹp

      Sự phát triển nhận thức

  • Bé đã suy nghĩ được trình tự để thực hiện một việc gì đó
  • Bé có thể biết được kết quả của hành động bé sắp làm
  • Biết được đâu là thế giới thật hay giả
  • Tập trung vào một hoạt động trong vòng 15 phút
  • Bé biết sắp xếp các đồ vật theo thứ tự từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn
  • Biết và nhớ được những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc

    Sự phát triển ngôn ngữ

  • Bé có thể nói được các câu dài hơn
  • Vốn từ của bé cũng đã tăng lên nhiều nhưng khi giao tiếp, bé chỉ sử dụng một số ít
  • Bé có thể nhẩm theo giai điệu của một bài hát và tự đặt lời theo những từ mà bé đã biết
  • Các câu hỏi của bé cũng phong phú hơn. Bé có thể hỏi ai, cái gì, khi nào, ở đâu,...
  • Tuỳ vào người đối diện mà bé có thể tự thay đổi từ ngữ, câu trúc câu cho phù hợp
  • Bé có thể làm theo những hướng dẫn đơn giản
  • Bé sẽ thắc mắc ý nghĩa của những từ vừa mới biết
  • Bé có thể phát âm chính xác một số chữ cái
  • Bé biết kể lại các câu chuyện từng được nghe trước đây hoặc những câu chuyện bé tự nghĩ ra
  • Bé đã biết tranh luận mặc dù chưa biết cách lập luận sao cho hợp lý

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh:

bac si

Đây là giai đoạn vàng cho bé học ngoại ngữ. Các nhà phát triển ngôn ngữ nhận thấy trẻ em sẽ có sự phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ nhất trong giai đoạn từ 2 - 7 tuổi. Từ 2 - 3 tuổi là giai đoạn phát triển ngôn ngữ nói, 4 - 7 tuổi là phát triển ngôn ngữ viết. Khi trẻ mẫu giáo (3 tuổi) được tiếp xúc sớm với ngoại ngữ thì khả năng bé có thể thông thạo ngoại ngữ này không khác gì tiếng mẹ đẻ. Trẻ học ngôn ngữ thông qua sự ghi nhớ bản chất, chứ không phải sự so sánh, nhờ sự phát triển khả năng ghi nhớ mạnh mẽ nên trẻ tiếp thu ngoại ngữ cũng như tiếng mẹ đẻ rất dễ dàng. Bạn đừng hiểu nhầm trẻ học ngoại ngữ sớm sẽ gây loạn ngữ là không chính xác. Khi học 2 ngoại ngữ trẻ có thể nói nhầm hay xem kẽ các ngôn ngữ nhưng không phải là loạn ngữ đâu. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần chú ý bồi dưỡng đồng đều cả hai ngoại ngữ để bé có thể phát triển cân bằng.

bac si

Sự phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội

  • Bé bắt đầu bộc lộ những tính cách của riêng mình
  • Bé biết chủ động giúp đỡ và chỉ sẻ với các bạn, các thành viên trong gia đình và những người xung quanh
  • Bé có thể bắt chước điệu bộ, cử chỉ, lời nói của một ai đó
  • Bé hay kể chuyện và tự cười, tự vui với câu chuyện mà mình kể
  • Bé thích những trò chơi tưởng tượng và tự mình tưởng tượng ra những người bạn

 Một số bé còn bắt đầu biết nói dối, mách lẻo

Chăm sóc trẻ 4 tuổi để bé phát triển tối ưu

Chăm sóc trẻ 4 tuổi để bé phát triển tối ưu

Sự chăm sóc và nuôi dưỡng bé ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển cân nặng và chiều cao trẻ 4 tuổi. Để giúp bé cưng phát triển, mẹ nên tập trung vào dinh dưỡng và những hoạt động thể thao hàng ngày.

Bé 4 tuổi đã có thể học bơi, chơi bóng rổ, đạp xe, đá banh để kích thích các cơ và mô xương khớp phát triển. Mẹ cũng nên chú ý đến giấc ngủ của bé. Ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ chế hồi phục và phát triển mô xương. Chưa kể, khi bé ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ tiết đủ lượng hormone tăng trưởng nhanh chóng.

Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé 4 tuổi, mẹ nên tăng cường bổ sung nguồn protein từ các loại thịt cá, hải sản, đậu hũ, nấm… Mỗi ngày ngoài 3 bữa chính, mẹ có thể cho bé ăn thêm 2-3 bữa phụ để kích thích chiều cao và cân nặng bé phát triển. Mẹ cũng nên tăng cường bổ sung các loại dưỡng chất tốt cho chiều cao như canxi, vitamin D, vitamin K2… từ sữa, các chế phẩm sữa và các nguồn thực phẩm khác.

Với bài viết trên đây, hy vọng mẹ đã thêm kiến thức về chiều cao cân nặng trẻ 4 tuổi cũng như biết cách chăm sóc bé 4 tuổi phát triển đúng chuẩn. Để theo dõi sự phát triển của bé, mẹ có thể tham khảo thêm Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, Huggies cũng có hẳn một chuyên mục Chăm sóc bé để giúp mẹ tìm hiểu thêm các thông tin. Nếu có vấn đề gì cần tìm hiểu, mẹ có thể tham khảo ngay nhé!

 Nguồn tham khảo:

https://kidshealth.org/en/parents/growth-4-to-5.html

https://www.babycenter.com/baby/baby-development/average-weight-and-growth-chart-for-babies-toddlers-and-beyo_10357633

 

Các bài viết liên quan mà mẹ có thể quan tâm: 

Chiều cao cân nặng chuẩn trẻ 3 tuổi

Chiều cao cân nặng chuẩn trẻ 5 tuổi

 

Avatar expert

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi, Khám chữa bệnh trẻ em, Tham vấn dinh dưỡng và chích ngừa sẽ cùng đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® giải đáp thắc mắc của Mẹ.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;