Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Trẻ 17 tháng tuổi: Phát triển, dinh dưỡng, vận động

sự phát triển của trẻ 17 tháng tuổi

Bé 17 tháng tuổi là thời điểm tiếp tục phát triển kỹ năng vận động, kỹ năng ngôn ngữ và nhiều động tác tư duy phức tạp hơn. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho bé bạn cũng cần tạo cơ hội cho con phát triển kỹ năng so sánh, liên kết các hiện tượng và đoán biết các phản ứng của con với người lạ và tình huống mới.

Hãy chăm sóc bé bằng cách tán gẫu và nói chuyện nhiều với con vì ở độ tuổi này chúng có thể học được các nhóm ngôn ngữ âm thanh và nói được vài từ đơn giản. Tất nhiên, bé chưa thể nói rõ được mà đang tiếp tục lộn xộn giữa từ và câu, chủ yếu là để cho bản thân bé tự nói chứ không phải là cốt cho người khác nghe. Các bé cũng sẽ ngượng ngùng khi gặp người lạ và các tình huống khác thường. Nhưng bé sẽ tự nhiên hơn khi cảm thấy thư giãn và thoải mái.

Nhưng đây cũng không phải là điển hình sự phát triển về thể chất của bé. Khi bé 17 tháng tuổi, việc chăm sóc bé và giữ bé ngồi yên một chỗ sẽ càng khó khăn hơn. Chúng sẽ ra khỏi vòng tay bạn và tham gia vào bất kỳ tình huống nào khác mà chúng quan tâm. Điều này có nghĩa là bạn phải duy trì trông nom chúng, chăm sóc, theo dõi một cách sát sao, nhất là khi bạn chạy ra ngoài chẳng hạn.

Trẻ 17 tháng tuổi sẽ không thích ngồi một mình, chúng sẽ đứng dậy chạy lung tung đi đâu mà chúng muốn. Tìm hiểu bài viết dưới đây của Huggies để hiểu con yêu hơn mẹ nhé!

Tham khảo:

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các tuần khủng hoảng Wonder Week của trẻ

Sự phát triển của trẻ 17 tháng tuổi

  • Bé 17 tháng tuổi là tuổi để thăm dò và phát hiện, tưởng tượng và băn khoăn. Những thứ đơn giản nhất cũng sẽ hấp dẫn được bé 17 tháng tuổi của bạn, kể cả cái vòi nước hay một tổ kiến. Bé sẽ học cách chỉ ngón tay và  bạn sẽ nhìn thấy trên mặt chúng những "âm mưu" mà chúng đang ấp ủ.
  • Bé sẽ học cách phản đối một cách rất nhanh chóng. Sẽ có vài phản ứng trái chiều so với yêu cầu của bạn trong tháng này, đặc biệt khi bạn cần tách chúng ra khỏi một hoạt động nào đó. Quẫy đạp trong tay bạn, lắc đầu và hò hét phản đối là những hành vi phổ biến để phản ứng ở tuổi này. Điều này có thể gây ngạc nhiên cho một số bố mẹ khi mà cho tới lúc đó chưa bao giờ nhìn thấy con mình cư xử như vậy.
  • Con bạn có thể đã khá lớn với cái cũi, nhưng vẫn còn sớm để chuyển bé sang ngủ giường. Hãy đảm bảo rằng con vẫn có thể đi lại tự do và không bị giới hạn bởi thành cũi. Nếu chỗ cao nhất của thành cũi ở ngang ngực bé hoặc thấp hơn thì thời điểm đó là lúc nên chuyển bé sang ngủ trên giường. Tránh sử dụng nhiều khăn trải và gối trong cũi của trẻ ở tuổi này. Trẻ ưa khám phá sẽ tìm cách xếp gối lên để kê và trèo qua thành cũi.
  • Kiểm tra phòng của con bạn xem có những điểm nhọn, các đồ đạc không an toàn, các sợi dây vô hình và những mối nguy hiểm tiềm tàng nào không. Trí óc của con bạn còn quá non nớt để biết được cái gì an toàn, cái gì không. Mặc dù thỉnh thoảng tỏ ra thông minh, sáng suốt nhưng nói chung là chúng vẫn chưa có khả năng liên kết nguy cơ với mối hại của nó. Nên hãy chăm sóc trẻ 17 tháng tuổi của bạn một cách cẩn thận nhất có thể nhé.

Đồ chơi phát triển tư duy cho trẻ 17 tháng tuổi

Đảm bảo con bạn có nhiều khối xếp hình, toa tàu và các đồ chơi tương tự về màu sắc và hình dáng để chơi.  Bé biết kết hợp các cặp và các đồ chơi tương tự từ rất sớm. Đừng quá lo lắng nếu con bạn thất vọng vì các khối đồ chơi chúng xếp bị đổ, cũng không cần nhanh chóng xếp lên cùng với con. Thông qua luyện tập và lặp lại như vậy chúng sẽ học được cách kiên nhẫn và xây dựng kỹ năng làm việc gì đó bằng nhiều cách khác nhau.

Tham khảo: Giấc ngủ của trẻ

Tâm lý của trẻ 17 tháng tuổi

  • Bé sẽ mặc và cởi quần áo rất nhiều lần khi chăm sóc bé trong tháng tuổi này. Con có vẻ như cảm thấy thoải mái với việc đi lại trong nhà, chẳng mặc gì mà chỉ đi một đôi giày của bạn và đội một cái khăn lá ở trên đầu. Trí tưởng tượng sẽ thống trị trong đầu óc bé, do vậy khi chăm sóc bé bạn có thể thấy con tìm nhiều cách giải thích khác nhau về cùng một đối tượng. Nhưng bé 17 tháng tuổi cũng là thời điểm để bé liên kết thói quen và hành vi, vì vậy bạn có thể để cho con "giúp" bạn trong khi làm việc nhà và bắt chước thói quen của bạn. Sẽ rất vui vì bạn nhìn thấy chính mình trong một bản copy nhỏ bé hơn.
  • Thỉnh thoảng các hành vi của con bạn cũng có thể khiến bạn bỏ qua hoặc thất vọng. Những hành vi đó có thể nhanh chóng được chuyển đổi giữa thú vị và khó khăn. Thỉnh thoảng cũng cần thời gian để bạn thở sâu hoặc đi đâu đó trong một vài phút. Bé 17 tháng vẫn còn quá nhỏ để trở thành nguyên nhân hoặc có thể nghe giải thích dài dòng. Hành động chăm sóc của bạn là thứ có ý nghĩa nhất đối với trẻ. Khi phối hợp tình cảm, định hướng rõ ràng và nhất quán đối với con sẽ là môi trường tốt nhất để hình thành những hành vi tốt.
  • Hãy nhớ rằng, con bạn không cố tình “làm khó”. Trí não bé vẫn đang hình thành và phát triển và được đúc ra bằng những kinh nghiệm của bé. Trẻ lớn lên  trong ngôi nhà mà cha mẹ thường hung dữ, hỗn loạn hoặc giận dữ sẽ học  được những cảm xúc này. Nếu bạn cảm thấy những trải nghiệm tuổi thơ của mình có ảnh hưởng tới việc chăm sóc bé, hãy nói chuyện với nhân viên tư vấn. Vấn đề về lạm dụng ở trong gia đình chỉ có thể dừng lại khi có sự thừa nhận nó và tìm giải pháp mang tính xây dựng cho thế hệ sau.

Trẻ 17 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Trẻ từ 1 – 2 tuổi thường ngủ tổng cộng 11 – 14 giờ mỗi ngày. Ở độ tuổi này, nhiều trẻ vẫn có thói quen ngủ sáng, nhưng hầu hết các bé đã quen với việc ngủ trưa trong khoảng 2– 3 tiếng và ngủ đêm là khoảng 11 – 12 tiếng.  

Mọc răng, ác mộng, nỗi sợ khi ngủ một mình và rất nhiều lý do khác có thể gián đoạn giấc ngủ của trẻ 17 tháng tuổi. Để giúp bé quay về giấc ngủ bình thường, ba mẹ nên tìm hiểu tường tận ngọn nguồn vấn đề, lý do mất ngủ của bé, và giúp bé vượt qua chúng. 

Ngoài ra, trẻ 17 tháng tuổi có thể “vui chơi quên ngủ", nhưng ba mẹ không được chiều hư trẻ trong việc hình thành thói quen ngủ đúng giờ, đúng giấc. Theo The Bump, ba mẹ có thể để trẻ thư giãn và giáo dục thói quen ngủ cho trẻ theo từng bước như: tắt TV, nhạc và các thiết bị điện tử, tắm rửa cho bé, kể đúng 1 câu truyện, hôn bé trước khi ngủ và rồi tắt đèn.

Lưu ý chung khi chăm sóc trẻ 17 tháng tuổi

  • Đóng hết các cửa mà bạn cho rằng con mình không nên tiếp cận ở trong nhà. Đây là việc  đơn giản nhất trong cuộc sống gia đình. Nó cũng giúp giảm đi những căng thẳng khi bạn không giám sát con được liên tục.
  • Sử dụng một vài đĩa CD có nhịp điệu cho trẻ em và sử dụng trong nhà hoặc trên ôtô. Hát và đọc các vần điệu cũng có thể giúp trẻ xoa dịu cơn giận và giúp luyện tập kỹ năng ngôn ngữ. Nếu con không cho cắt móng tay và móng chân, hãy làm việc này khi chúng đang ngủ.
  • Con bạn sẽ biết sử dụng cả hai tay vào thời điểm này và chưa thể xác định được rõ ràng đâu là tay thuận. Càng tới gần tuổi tới trường thì điều này sẽ càng rõ ràng hơn.
  • Đừng lo lắng nếu con bạn có đôi chân cong vào thời điểm này. Đây là một phần của sự phát triển bình thường trước khi trẻ trở về với hình dáng chân ổn định của bé suốt đời. 
  • Ở tháng thứ 17, bé đã có thể ăn uống một vài món giống những thành viên khác trong gia đình. Mẹ nên cho bé ăn nhiều bữa nhỏ để bé hấp thụ dinh dưỡng và đầy đủ hơn. 
  • Nên tránh việc cho trẻ uống nước hoa quả, nước có ga, trà hoặc là các chất lỏng khác nhiều. Khi ăn nhiều các sản phẩm chứa đường, gồm cả hoa quả sẽ làm tăng nguy cơ bị hỏng răng. Các đồ ăn vặt dạng snack cũng có thể làm gia tăng các axit bám trên men răng và tăng nguy cơ dẫn tới sâu răng. 
  • Nếu con bạn vẫn bú bình thì đây là thời điểm nên dừng lại để thay đổi hình thức đáp ứng dinh dưỡng cho bé. Có thể chúng sẽ phản ứng mạnh. Để đảm bảo việc trẻ luôn vui vẻ thì thay vì sử dụng bình, bạn hãy cho bé sử dụng ống hút để hút từ cốc, một cái ly thủy tinh hoăc một cái cốc nhựa mềm để uống. 
  • Nên tăng cường cho các bé tiếp xúc với những người bạn đồng trang lứa để bé phát triển hơn tư duy của mình. 
  • Mẹ đừng nên quá lo lắng trước những thay đổi hay phản ứng của bé với thế giới xung quanh ở giai đoạn này. Đây chỉ là cách bé phản xạ rất bản năng để bé chứng minh sự tồn tại của mình. Hãy lắng nghe bé bằng sự yêu thương, mẹ sẽ hiểu bé cần gì!

Tìm hiểu thêm:

Chăm sóc trẻ 18 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ 19 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ 20 tháng tuôi

Sự phát triển của trẻ qua từng tháng

EmptyView

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;