Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Khi trẻ biếng ăn phải làm sao?

Khi trẻ biếng ăn phải làm sao?

Biếng ăn ở trẻ là một trong những nỗi quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh có con nhỏ. Tuy đã cố gắng nhiều cách nhưng vẫn không thể nào cải thiện tình trạng biếng ăn ở bé. Vậy khi trẻ biếng ăn phải làm sao đây? Hãy cùng Huggies tìm hiểu tất tần tật về chứng biếng ăn ở trẻ qua bài viết này nhé!

Bạn lo lắng phải làm gì khi trẻ biếng ăn?

Hiện nay, có rất nhiều bà mẹ quá lo lắng về việc con mình quá biếng ăn, đặc biệt là đối với các bé 2-3 tuổi hoặc chuẩn bị đi học. Đôi khi, chỉ một chút rau xanh cũng làm bé nhăn mặt từ chối. Các bé thường không thích thử những món ăn mới, và ngày càng trở nên biếng ăn. Có những trường hợp biếng ăn nặng, bé có thể mắc chứng neophobia (chứng sợ những món ăn mới) và không dễ trị. Biếng ăn không phải xuất hiện một sớm một chiều mà thường phát triển theo thời gian, vì vậy thường không quá ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên, việc bé biếng ăn có thể đem lại nhiều áp lực và lo lắng cho bố mẹ. Nhiều người còn lo lắng rằng bé có thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Nhiều trường hợp biếng ăn kéo dài cho đến độ tuổi nhập học. Lúc này, bé phát triển trong một môi trường mới và dần dần bỏ được thói quen biếng ăn. Các bé thường không cảm thấy đói và thích được tự chọn những món ăn cho mình. Các ông bố bà mẹ đừng quá lo lắng mà hãy kiên nhẫn hơn với con, chuẩn bị sẵn những loại thực đơn cho bé đầy đủ dinh dưỡng và để tự con quyết định ăn gì.

Tóm lại, các ông bố bà mẹ đừng quá chăm sóc trẻ chặt chẽ hoặc thất vọng khi con mình biếng ăn, hãy thử thay đổi các loại đồ ăn khác nhau đủ dinh dưỡng cho bé và vẫn phù hợp với khẩu vị. Bạn cũng có thể đổi phương pháp hoặc thực đơn cho bé thật đặc biệt miễn khi cho bé ăn, bé thấy vui vẻ và hào hứng với đồ ăn của mình.

Tham khảo: Thực đơn cho trẻ

trẻ biếng ăn phải làm sao

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn (Nguồn: Sưu tầm)

Chứng biếng ăn ở trẻ là gì?

Biếng ăn ở trẻ là một chứng rối loạn ăn uống được biểu hiện bằng việc ăn rất ít thức ăn hoặc hoạt động thể chất quá mức. Khiến cơ thể không thu nạp đủ lượng thức ăn theo nhu cầu cơ thể.

Phát triển tầm tóc của bé cũng có thể bị ảnh hưởng nếu biếng ăn kéo dài. Dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như chậm lớn, tổn thương các cơ quan chính như tim, và thậm chí tử vong.

Tại sao bé biếng ăn?

Đôi khi bạn cất công soạn một thực đơn cho bé, nấu một món ăn mới nhiều dinh dưỡng cho con nhưng bé lại từ chối ăn ngay từ muỗng đầu tiên. Có rất nhiều nguyên nhân cho việc này. Có thể là do mùi vị hoặc màu sắc của món ăn không hấp dẫn bé. Một nguyên nhân khác là do bé thấy các thành viên trong gia đình từng từ chối ăn món đó và bắt chước theo.

Với nhiều bé còn nhỏ, việc sử dụng muỗng đưa thức ăn vào miệng có thể không được suôn sẻ, hoặc có thể con đang bị mọc răng. Cũng có nhiều trường hợp từ chối là do bé muốn tự độc lập và chọn món ăn cho mình. Mỗi một bé đều có những phản ứng khác nhau tùy theo mỗi trường hợp.

Tham khảo: Các món cháo dinh dưỡng cho bé

Nguyên nhân nào gây ra chứng biếng ăn ở trẻ?

Để hiểu rõ tại sao lại có chứng biếng ăn ở trẻ, cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại có chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến biếng ăn ở trẻ thường rất đa dạng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị biếng ăn.

Biếng ăn có thể xảy ra ở cả trẻ em gái và trẻ em trai, nhưng phổ biến nhiều hơn ở trẻ em gái. Những điều làm tăng nguy cơ biếng ăn của trẻ bao gồm:

  • Di truyền, tiền sử gia đình bị rối loạn ăn uống.
  • Chế độ ăn không phù hợp, không kích thích ăn uống ở trẻ. Hoặc trẻ sợ ăn do từng bị ép ăn lâu dài hoặc bị tổn thương đường tiêu hóa như nôn, sặc,..
  • Do thay đổi sinh lý: khi trẻ đến các mốc phát triển quan trọng như biết lật, ngồi, bò mọc răng,... trẻ cũng có thể chán ăn.
  • Các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như trầm cảm hay rối loạn lo âu,..
  • Tóm lại, nguyên nhân chính xác của chứng biếng ăn khác nhau với từng trường hợp. Cũng như nhiều bệnh khác, biếng ăn ở trẻ thường là sự kết hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý và môi trường xã hội xung quanh trẻ.

    Biểu hiện của trẻ biếng ăn

    Các triệu chứng của mỗi trẻ có thể khác nhau. Trẻ có thể:

  • Có trọng lượng cơ thể thấp.
  • Có phản ứng buồn nôn hoặc ám ảnh khi nhìn thấy thức ăn.
  • Cân nặng không thay đổi trong 3 tháng liền.
  • Ở trẻ em gái, trễ 3 kỳ kinh nguyệt mà không do một số nguyên nhân khác.
  • Có những hành vi ăn uống kỳ lạ.
  • Thu mình với xã hội, cáu kỉnh, ủ rũ hoặc chán nản.
  • Biểu hiện của trẻ biếng ăn

    Biểu hiện của trẻ biếng ăn (Nguồn: Sưu tầm)

    Nhiều triệu chứng thể chất liên quan đến chứng biếng ăn thường là do đói và suy dinh dưỡng. Chúng có thể bao gồm:

  • Da rất khô
  • Mất nước
  • Đau bụng
  • Táo bón
  • Hôn mê
  • Chóng mặt
  • Cực kỳ mệt mỏi
  • Nhạy cảm với nhiệt độ lạnh
  • Cơ thể suy nhược, tiều tụy, gầy bất thường
  • Vàng da
  • Nếu trẻ xuất hiện nhiều triệu chứng trên, hay đưa trẻ đến trung tâm chăm sóc sức khỏe uy tín để được chẩn đoán. Chẩn đoán bệnh và điều trị sớm là rất quan trọng. Chúng có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai.

    Giải pháp cho trẻ biếng ăn

    Làm thế nào để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé?

    Nhiều bà mẹ vì lo lắng mà ép bé ăn. Đây là cách chăm sóc trẻ tiêu cực. Thay vào đó, bạn hãy lập ra thực đơn cho bé thật hấp dẫn cũng như bỏ những thói quen ăn uống xấu ví dụ như ăn vặt trước giờ ăn.

    Các bà mẹ hãy khuyến khích bé tự chọn đồ ăn cho mình. Bằng cách này, bé sẽ cảm thấy hứng thú hơn với đồ ăn do chính mình chọn lựa.

    Tham khảo: Phương pháp ăn dặm BLW

    Một cách nữa giúp bé hào hứng hơn với việc ăn uống là để con tham gia quá trình chuẩn bị đồ ăn, ví dụ như hái rau ngoài vườn, đi siêu thị cùng bố mẹ, để bé tự lập thực đơn cho bé hoặc chuẩn bị các nguyên liệu cho bữa ăn v.v…

    Có một điều bạn nên nhớ, từ chối ăn một món nào đó là hoàn toàn bình thường ở trẻ nhỏ. Bạn có thể tận dụng lúc cả nhà cùng ngồi ăn với nhau để làm mẫu cho bé cũng như giúp bé thấy hào hứng hơn với việc ăn uống vì những người xung quanh cũng đang ăn. Hãy nhớ, bé có thể bắt chước theo bạn, vì vậy hãy làm gương cho con. Bạn đừng chỉ tập trung vào dinh dưỡng của món ăn mà quên mất hình thức cũng như màu sắc nhé. Những yếu tố này có thể giúp bé thấy món ăn đẹp mắt hơn, từ đó thích ăn hơn. Khi con ăn xong, hãy dọn dẹp đĩa và cho bé một món ăn vặt nào đó nếu bé vẫn thấy đói.

    trẻ biếng ăn phải làm sao

    Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn (Nguồn: Sưu tầm)

    Đừng làm bé trở nên biếng ăn hơn

    Nhiều bà mẹ mắc sai lầm khi chăm sóc trẻ mà đe nẹt, dọa dẫm con, hoặc đôi khi đưa ra những lời dụ dỗ để con ăn. Những việc này có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn của bé tệ hơn. Quá ép buộc con ăn cũng làm bé trở nên áp lực và càng sợ ăn uống hơn. Vì vậy, hãy nhẹ nhàng với con, đừng quá thúc ép bé mà hãy dạy con ăn một cách chậm rãi. Bạn nên nhớ, não cần 20 phút để truyền tín hiệu cho cơ thể rằng bạn đã no. Dạy trẻ ăn chậm cũng giúp con không bị ăn quá nhiều. Nếu có thể, bạn nên tránh việc để bé ăn một mình. Cùng các thành viên khác dùng bữa có thể giúp kích thích khả năng ăn uống của bé. Mở TV khi ăn cũng là một sai lầm phổ biến mà các ông bố bà mẹ nên tránh.

    Bạn chỉ cần chuẩn bị cho bé bữa ăn dinh dưỡng và hãy để bé là người quyết định nên ăn gì và ăn thế nào trong thực đơn cho bé nhé!

    Khi nào thì bạn nên lo lắng về tình trạng của bé?

  • Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ có thể tự khắc phục chứng biếng ăn của mình, nhất là khi bố mẹ làm gương tốt cho con và bé sẽ từ đó bắt chước các thói quen ăn uống.
  • Nếu con bạn gầy nhưng vẫn phát triển khỏe mạnh và hoạt bát, bạn không nên quá lo lắng. Nhiều trẻ quá cân còn cần một chế độ ăn uống thích hợp cũng như các bài tập vận động.
  • Các bé dù biếng ăn nhưng vẫn sẽ biết khi nào mình đói và cần phải ăn.
  • Nếu con bạn biếng ăn, ốm yếu và có tình trạng không khỏe, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ.
  • Bạn có thể đưa bé đi khám bác sĩ để được sự tư vấn chuyên môn về cân nặng cũng như dinh dưỡng cho bé.
  • Nếu như bạn băn khoăn không biết con mình có bị biếng ăn hay không, mình đã cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé chưa thì hãy nhờ các bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc chuyên về dinh dưỡng tư vấn cho mình.
  • trẻ biếng ăn phải làm sao

    Tình trạng trẻ biếng ăn khiến bố mẹ lo lắng (Nguồn: Sưu tầm)

    Biến chứng của chứng biếng ăn ở trẻ

    Không những khiến trẻ chậm phát triển, chứng biếng ở trẻ còn gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể. Nghiêm trọng nhất, nó có thể gây tử vong hoặc có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như:

  • Tim: do suy dinh dưỡng, nôn mửa lặp đi lặp lại, trẻ có thể có nhịp tim chậm, nhanh hoặc không đều. Trẻ cũng có thể bị huyết áp thấp.
  • Máu: khoảng 1 trong 3 trẻ biếng ăn có số lượng hồng cầu thấp (thiếu máu nhẹ). Khoảng một nửa số trẻ biếng ăn có số lượng bạch cầu thấp (giảm bạch cầu).
  • Tiêu hóa: hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại bởi việc ăn uống rất hạn chế và sụt cân nghiêm trọng.
  • Thận: Khả năng cô đặc nước tiểu của thận bị suy giảm nước tiểu đậm và có thể đi tiểu nhiều hơn. Những thay đổi ở thận thường trở lại bình thường khi trẻ trở lại cân nặng bình thường.
  • Hệ thống nội tiết: Thiếu kinh ở bé gái cũng là một dấu hiệu của chứng biếng ăn. Mức độ hormone tăng trưởng thấp hơn đôi khi cũng được tìm thấy ở thanh thiếu niên mắc chứng biếng ăn.
  • Xương: trẻ biếng ăn có nguy cơ bị gãy xương cao hơn. Mật độ xương thấp, giảm mô xương hoặc mất xương do không hấp thụ hoặc nhận đủ canxi trong chế độ ăn uống của mình.
  • Làm thế nào để phòng ngừa chứng biếng ăn ở trẻ?

    Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp ngăn ngừa chứng biếng ăn, Tuy nhiên, cha mẹ, giáo viên hay người chăm sóc, đỡ đầu trẻ có thể phát hiện sớm trẻ em hoặc thanh thiếu niên mắc chứng biếng ăn. Phát hiện và điều trị sớm có thể làm giảm các triệu chứng. Nó có thể tăng cường sự phát triển bình thường trở lại của trẻ.

    trẻ biếng ăn phải làm sao

    Phòng ngừa biếng ăn ở trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

  • Cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ.
  • Khuyến khích trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh và thái độ thực tế đối với cân nặng và chế độ ăn uống cũng có thể hữu ích
  • Tuy nhiên, nhiều đứa trẻ lần đầu mắc chứng biếng ăn thường sẽ có xu hướng giấu kín, giữ bệnh của mình rất kín đáo. Vì vậy, cần thường xuyên theo dõi bữa ăn hằng ngày và cân nặng định kỳ cho trẻ.

    Mẹo vặt cho các bé biếng ăn

  • Hãy để bé phụ giúp bạn chuẩn bị bữa ăn, con sẽ hứng thú hơn.
  • Tự trồng rau trong nhà (bạn có thể trồng ở ban công nếu như không có vườn).
  • Hãy thử đổi phương pháp nấu ăn, “ngụy trang” các loại thức ăn mà trẻ không thích. Đôi khi bé sẽ không phát hiện ra và ăn món ăn đó một cách ngon lành. Ví dụ như bạn có thể ép nước hoa quả cùng rau xanh chung với nhau, hoặc bỏ trái cây vào với sữa chua. Hãy dựa vào màu sắc của các loại thực phẩm để có thể chơi trò “trốn tìm” này dễ dàng hơn nhé!
  • Đừng để bé ăn một mình mà hãy để người khác cùng ngồi với bé khi ăn.
  • Hãy thử sáng tạo hơn với các món ăn. Phong phú hơn thực đơn cho bé. Bạn có thể dùng đồ ăn để tạo các loại hình ảnh khác nhau, việc này giúp bé thấy vui vẻ và hứng thú với ăn uống hơn.
  • Bạn có thể dùng các loại ngũ cốc bổ sung sắt cho bé vì nó chứa nhiều sắt hơn các loại thực phẩm thông thường. Sắt rất tốt cho sự phát triển và tiêu hóa của bé.
  • Hãy giữ tinh thần lạc quan và kiên trì với bé. Bạn có thể cho bé thử nhiều loại thực đơn cho bé khác nhau, tránh lặp lại các món ăn gây nhàm chán cho bé. Nếu bé không ăn, đừng vội tức giận mà hãy chờ một cơ hội khác.
  • Đừng cho trẻ ăn vặt trước giờ ăn.
  • Uống sữa quá nhiều có thể ảnh hưởng đến lượng sắt trong cơ thể bé. Vì vậy, bạn cũng không nên cho bé uống quá nhiều sữa.
  • Hãy bảo đảm tất cả các bữa ăn của bé đều có protein (có trong thịt, cá, trứng, sữa và các loại đậu. v.v...). Bạn có thể giã nhuyễn các loại hạt và cho vào bữa sáng cho trẻ. Nếu bạn làm sinh tố cho con, đừng quên sử dụng sữa chua nguyên chất và thêm các loại hạt như hạnh nhân, yến mạch để cung cấp thêm canxi cho bé.
  • Một mẹo nhỏ bổ sung dinh dưỡng cho bé là hãy bỏ sinh tố vào các khay đá và bạn đã có những viên sinh tố ngon lành.
  • Hãy luôn nhớ làm gương tốt cho bé khi ăn uống.
  • Bạn nên cẩn thận với các loại đậu vì có thể trẻ bị dị ứng với chúng.
  • Bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin về Dinh dưỡng cho bé hoặc Chăm sóc trẻ

    BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

    nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách chữa
    Chăm sóc bé 23/09/2020

    Trẻ ho về đêm: 8 Nguyên nhân và 12 cách trị ho cho bé

    Mẹ lo lắng khi trẻ bị ho về đêm không dứt? Vì sao trẻ ho nhiều về đêm? Làm sao trị trẻ bị ho nôn trớ nhiều? Cùng Huggies tìm hiểu vấn đề trẻ ho về đêm mẹ nhé.
    Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
    Chăm sóc bé 01/03/2019

    Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách chữa trị hiệu quả

    Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

    Dạy bé tập nói
    Bé tập đi 07/12/2018

    9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

    Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

    Nguyễn Phước Mỹ Linh

    Avatar expert

    Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;