Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào tốt nhất

Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Làm sao nhận biết trẻ bị thiếu sắt? Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần lưu ý những gì để trẻ có thể phát triển khoẻ mạnh? Cùng Huggieschuyên gia Nguyễn Phước Mỹ Linh tìm hiểu chi tiết về vấn đề bổ sung sắt cho bé trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

Vai trò của chất sắt đối với sức khoẻ của trẻ

Sắt là một khoáng chất quan trọng trong chế độ ăn uống có liên quan đến các chức năng khác nhau của cơ thể. Chúng bao gồm cả việc vận chuyển oxy trong máu. Sắt giúp di chuyển oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể và giúp cơ bắp lưu trữ và sử dụng oxy. Đây là điều cần thiết trong việc cung cấp năng lượng cho cuộc sống hàng ngày. Sắt cũng rất quan trọng cho sự phát triển của não.

Trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi, trẻ mẫu giáo và thanh thiếu niên có nguy cơ thiếu sắt cao hơn, chủ yếu do nhu cầu sắt tăng lên trong thời kỳ tăng trưởng nhanh. Nếu không có biện pháp can thiệp, một đứa trẻ có chế độ ăn uống không cung cấp đủ sắt cuối cùng sẽ bị thiếu máu do thiếu sắt.

Bổ sung sắt cho bé

Cha mẹ cần bổ sung đầy đủ sắt để da trẻ luôn tươi tắn và hồng hào (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ có biết:

Có một số trường hợp phụ huynh bổ sung sắt cho bé quá nhiều dẫn đến tiêu chảy. Trong thời gian khắc phục tình trạng này, mẹ có thể sử dụng tã, bỉm của thương hiệu Huggies để gữ vệ sinh cho bé. Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Trong suốt hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Nguyên nhân trẻ bị thiếu sắt

Thiếu sắt ở trẻ em và trẻ sơ sinh có thể đến từ các nguyên nhân sau:

  • Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân
  • Trẻ uống sữa bò hoặc sữa dê trước 1 tuổi
  • Trẻ bú sữa mẹ không được cung cấp thực phẩm bổ sung có chứa sắt sau 6 tháng tuổi
  • Trẻ uống sữa công thức không được bổ sung sắt
  • Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi uống hơn 700 ml sữa bò, sữa dê hoặc sữa đậu nành mỗi ngày
  • Trẻ em có một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như nhiễm trùng mãn tính, bệnh đường tiêu hóa hoặc chế độ ăn kiêng hạn chế (ăn chay, ít hoặc không ăn thịt)
  • Trẻ em đã tiếp xúc với chì
  • Trẻ không ăn đủ thực phẩm giàu chất sắt
  • Trẻ em thừa cân hoặc béo phì

Cụ thể, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trải qua giai đoạn phát triển nhanh chóng, làm tăng nhu cầu về sắt. Các nguyên nhân chính gây thiếu sắt ở trẻ em theo nhóm tuổi bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi: Trẻ sơ sinh nhận được lượng sắt dự trữ trong bụng mẹ, có nghĩa là chế độ ăn uống của người mẹ khi mang thai là rất quan trọng, nếu mẹ bị thiếu sắt, trẻ sanh ra sẽ thiếu sắt sớm. Trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc sinh non có nhiều nguy cơ thiếu sắt và cần bổ sung sắt dưới sự giám sát của bác sĩ.
  • Trẻ sơ sinh từ sáu tháng đến một tuổi: Kho dự trữ sắt của trẻ sẽ cạn kiệt sau 6 tháng tuổi. Thiếu sắt ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra nếu chế độ ăn của trẻ không đủ thức ăn rắn giàu chất sắt. Khi được khoảng sáu tháng tuổi, có thể bắt đầu cho trẻ ăn bột ngũ cốc nguyên chất tăng cường chất sắt mỗi ngày với sữa mẹ hoặc sữa bột. Có thể sớm cho bé ăn các loại thịt xay nhuyễn cùng với các chất rắn khác sau khi bé đã quen với bột ngũ cốc. Việc đưa thức ăn đặc vào chế độ ăn của trẻ muộn là nguyên nhân phổ biến gây thiếu sắt ở nhóm tuổi này.
  • Trẻ em từ một đến năm tuổi: Sữa mẹ chứa một lượng nhỏ chất sắt, nên việc cho con bú kéo dài có thể dẫn đến thiếu sắt, đặc biệt nếu bé chỉ bú sữa mẹ mà không ăn dặm thức ăn đặc khác. Không nên cho trẻ 12 tháng tuổi uống các loại sữa có hàm lượng sắt thấp như sữa bò, sữa dê và sữa đậu nành trên 700ml/ ngày.

Biểu hiện của trẻ thiếu sắt

Thiếu sắt ở trẻ em có thể làm suy giảm khả năng hoạt động của trẻ. Tuy nhiên, hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu sắt ở trẻ em không xuất hiện cho đến khi thiếu máu do thiếu sắt xảy ra. Các dấu hiệu của bệnh thiếu máu do thiếu sắt bao gồm:

  • Da nhợt nhạt
  • Mệt mỏi
  • Tay chân lạnh
  • Tăng trưởng và phát triển chậm lại
  • Kém ăn, ăn không ngon, chán ăn
  • Thở nhanh bất thường
  • Các vấn đề về hành vi
  • Nhiễm trùng thường xuyên
  • Cảm giác thèm ăn bất thường đối với các chất không có dinh dưỡng, chẳng hạn như nước đá, bụi bẩn, sơn hoặc tinh bột.

Trẻ em cần bao nhiêu sắt?

Trẻ sinh ra với lượng sắt dự trữ trong cơ thể, nhưng cũng cần bổ sung sắt thường xuyên để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của trẻ. Với từng độ tuổi khác nhau trẻ sẽ có một lượng sắt bổ sung phù hợp. Do đó, cha mẹ nên tránh hiện tượng bổ sung quá nhiều gây hại đến sức khỏe của trẻ.

  • Với trẻ từ 9 tháng tuổi: Khoảng 11 mg/ngày.
  • Với trẻ từ từ 1 tuổi - 3 tuổi: Khoảng 7mg/ngày.
  • Với trẻ từ 5 tuổi trở lên: Khoảng 8 mg/ngày.
  • Trẻ từ 9 - 13 tuổi: Khoảng 10mg/ngày.

Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thực phẩm bổ sung sắt cho bé

Thông thường những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật sẽ giàu sắt hơn và dễ hấp thụ vào cơ thể. Cụ thể:

  • Những thực phẩm từ động vật như thịt bò, gà tây, thịt bò khô, gan, pa-tê, trứng,...
  • Những loại hải sản giàu sắt heme như tôm, sò điệp, nghêu, cá ngừ, hàu, cá thu,...
  • Những loại rau củ như cải bó xôi, đậu Hà Lan, khoai lang, bông cải xanh, cải rổ, củ cải đường,...
  • Những loại trái cây như dâu tây, nho khô, dưa hấu, mận tươi, mơ sấy,...
  • Những loại ngũ cốc và bánh mì như bánh mì trắng, mì ống,...
  • Các loại sản phẩm giàu chất sắt khác như đậu hũ, đậu sấy khô, đậu lăng, siro bắp, cà chua,...

Bổ sung sắt cho bé

Thực phẩm cung cấp nhiều lượng sắt cho trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Sữa bò có phải là nguồn cung cấp chất sắt tốt không?

Với những trẻ biếng ăn thì sữa bò chính là nguồn bổ sung sắt tuyệt vời. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên bổ sung sắt cho trẻ từ nguồn thực phẩm khác nhau để mang lại hiệu quả. Tránh trường hợp, trẻ lười ăn hơn và gây nên các bệnh lý thiếu máu.

Trẻ từ 1 tuổi trở lên, tốt nhất không cho trẻ uống quá nhiều sữa bò trong ngày (hơn 600ml sữa mỗi ngày). Vì đây không phải nguồn cung cấp sắt duy nhất cho cơ thể. Mặt khác, sữa bò còn phản tác dụng ngược khi có thể ức chế sự hấp thụ sắt từ thức ăn khác.

Thuốc bổ sung sắt có tác dụng phụ không?

Theo các nghiên cứu tại thị trường Imperial College London đã phát hiện ra rằng, khi sử dụng quá nhiều sắt sẽ gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe. Một số tác dụng phụ thường gặp khi bổ sung thừa lượng sắt như: táo bón, tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn, co thắt dạ dày, sốt, phát ban, nổi mề đay, có máu hoặc vệt máu trong phân,...

Nếu phát hiện các triệu chứng như trên bạn nên đưa trẻ đến ngay các chuyên gia y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Song song đó, cha mẹ cũng có thể kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý. Phụ huynh nên cho trẻ ăn nhiều hơn thực phẩm chứa chất chống oxy hóa như việt quốc, trứng, cà rốt,...

Bố mẹ nên cho trẻ sơ sinh uống sắt khi nào?

Chọn thời điểm bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để là tốt nhất? Bố mẹ nên lưu ý như sau để đảm bảo cân bằng lượng sắt cho bé:

  • Đối với các bé sinh đủ tháng, nên cho bé uống sắt từ thời điểm 4 tháng tuổi cho đến khi bé ăn nhiều hơn 2 khẩu phần/ngày. Trong thời gian bé bú sữa mẹ, ưu tiên việc cho bé ăn hoàn toàn sữa mẹ và có thể bổ sung sữa bột chứa đủ lượng sắt khi cần thiết. Khi bé bắt đầu ăn dặm, cha mẹ nên lập kế hoạch thực đơn dinh dưỡng bao gồm các thực phẩm giàu sắt như thịt xay nhuyễn, ngũ cốc, và các nguồn khác.
  • Đối với trẻ thiếu tháng, nếu người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ kiểm soát kém hoặc con sinh non với cân nặng dưới 2,9kg, bé có thể không nhận đủ lượng sắt trong thai kỳ. Những trẻ sinh non cần được chú ý đặc biệt và bổ sung sắt từ khi bé 2 tuần tuổi cho đến khi bé bắt đầu ăn dặm ở tuổi 1. Nếu bé đang được bú mẹ, nguồn dinh dưỡng chính nên là sữa mẹ và mẹ có thể bổ sung sữa tăng cường chất sắt để đảm bảo cung cấp đủ sắt cho bé.

Ngăn ngừa thiếu sắt ở trẻ em

Các bước mẹ có thể thực hiện để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị thiếu sắt bao gồm:

  • Nếu mẹ đang cho trẻ bú sữa công thức tăng cường chất sắt, trẻ có khả năng nhận được đủ lượng sắt khuyến nghị. Nếu mẹ đang cho con bú sữa mẹ, hãy tham khảo bác sĩ của con về việc bổ sung sắt.
  • Ăn thực phẩm giàu chất sắt. Khi mẹ bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc - thường trong độ tuổi từ 4 tháng đến 6 tháng - hãy cung cấp thực phẩm có bổ sung chất sắt, chẳng hạn như ngũ cốc tăng cường chất sắt, thịt xay nhuyễn và đậu xay nhuyễn. Đối với trẻ lớn hơn, các nguồn cung cấp chất sắt tốt bao gồm thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu và rau.
  • Đừng lạm dụng sữa. Trong độ tuổi từ 1 đến 5, không cho phép con mẹ uống quá 710 ml sữa mỗi ngày. Lượng sữa thích hợp 400-500ml/ngày.
  • Tăng cường khả năng hấp thụ. Vitamin C giúp thúc đẩy sự hấp thụ sắt trong chế độ ăn uống. Mẹ có thể giúp trẻ hấp thụ sắt bằng cách cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C - chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, dưa đỏ, dâu tây, ớt chuông, cà chua và các loại rau có màu xanh đậm.

Ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi

  • Có một chế độ ăn uống giàu chất sắt khi mang thai. Thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt tốt nhất.
  • Các xét nghiệm để kiểm tra tình trạng thiếu máu nên được tiến hành trong thai kỳ. Nếu bác sĩ kê đơn bổ sung sắt, hãy chỉ uống theo hướng dẫn.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc chọn các loại sữa công thức có bổ sung chất sắt cho trẻ sơ sinh.
  • Đừng trì hoãn việc cho trẻ ăn thức ăn đặc. Mẹ hãy bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn khi trẻ được khoảng sáu tháng tuổi. Ngũ cốc tăng cường dành cho trẻ em được làm từ sữa bột hoặc sữa mẹ có bổ sung chất sắt thường là thức ăn đầu tiên được cung cấp. Cho trẻ ăn thức ăn dạng cục mềm hoặc thức ăn nghiền vào khoảng 7 tháng tuổi.

Bổ sung sắt cho bé để ngăn chặn tình trạng thiếu máu

Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm hạn chế tình trạng thiếu sắt, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Ngăn ngừa thiếu sắt ở trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo

  • Ăn thịt nạc đỏ ba đến bốn lần một tuần. Cho ăn các loại thịt thay thế như các loại đậu, thịt gà, thịt gia cầm, cá, trứng và một lượng nhỏ các loại hạt và bột nhão. Đây là những nguồn cung cấp sắt quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Nếu gia đình theo chế độ ăn chay, mẹ có thể cần tham khảo lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo đáp ứng tất cả các nhu cầu về chế độ ăn uống của con.
  • Bổ sung vitamin C vì điều này giúp cơ thể hấp thụ nhiều sắt hơn. Đảm bảo cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, quýt, quả kiwi, cà chua, bắp cải, ớt chuông và bông cải xanh.
  • Khuyến khích thức ăn đặc trong bữa ăn và chú ý rằng trẻ mới biết đi không 'làm no' bằng đồ uống giữa các bữa ăn.
  • Tiêu chảy mãn tính có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ sắt của con, trong khi ký sinh trùng đường ruột như giun có thể gây thiếu sắt. Hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Những trẻ kén ăn có thể gặp rủi ro do tiêu thụ kém hoặc thiếu sự đa dạng trong các loại thực phẩm trẻ ăn. Tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng về cách quản lý trẻ biếng ăn.

Bên cạnh việc bổ sung sắt cho bé thì ba mẹ cũng đừng quên bổ sung thêm các chất như sắt, kẽm cho trẻ sơ sinh nhé. Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin khác thì hãy xem qua chuyên mục Chăm sóc bé. Ngoài ra, mời bố mẹ tham khảo các sản phẩm tã bỉm Huggies an toàn, chất lượng cho bé!

>> Xem thêm:

>> Nguồn tham khảo:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;