Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là chuẩn? Bảng ml sữa cho bé theo tuổi

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là phù hợp

Khi bố mẹ biết cách đo lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ, sẽ biết được liều lượng cho bé uống sữa đủ no. Từ đó, trẻ sơ sinh được phát triển toàn diện chiều cao cân nặng theo chuẩn WHO và không bị trớ sữa hay ọc sữa trong mỗi cữ bú.

>> Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh

Trong ngày đầu tiên sau khi sinh, dạ dày của một em bé sơ sinh còn rất nhỏ và chỉ bằng một quả cherry, với sức chứa khoảng 5 – 7 ml sữa mỗi lần ăn.

Dạ dày sẽ phát triển nhanh trong khoảng thời gian đầu tiên sau khi ra đời. Đến ngày thứ ba, dạ dày bé đã mở rộng bằng kích cỡ của một quả óc chó, có khả năng chứa được từ 22 – 27 ml sữa mỗi lần ăn. Sau một tuần, dạ dày bé giống như quả mơ và có thể chứa từ 45 – 60 ml sữa. Đến khi bé một tháng tuổi, dạ dày đã phát triển tương đương với quả trứng gà, có sức chứa từ 80 – 150 ml sữa mỗi lần ăn.

Đây là một quá trình phát triển tự nhiên cho thấy sự thích nghi và tăng trưởng của bé ngay từ những ngày đầu đời.

>> Xem thêm: Sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng tuổi phát triển cân nặng, chiều cao

Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh

Kích thước dạ dày của bé sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)

Bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh từng tháng tuổi

Bố mẹ nên lưu bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh để có thể cân đối và ước chừng lượng sữa dựa trên số ngày, tháng tuổi và nhu cầu tăng sữa thêm cho bé.

Lưu ý: Dưới đây chỉ là bảng ước lượng mức trung bình lượng sữa tham khảo chung của nhiều trẻ sơ sinh. Và lượng sữa thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của bé. Cữ bú cũng nên được thực hiện theo nhu cầu của bé, thường là khoảng 2 tiếng cho bé bú sữa mẹ và 3 tiếng cho bé bú sữa công thức. Nếu bé đòi ăn nhiều hơn, mẹ cần sẵn sàng cho bé ăn thêm.

Tháng tuổi của bé

Lượng sữa (ml)

Cữ bú (số lần/ngày)

1 ngày tuổi (24 giờ đầu tiên)

7-15

8 - 12

2 ngày tuổi

15-22

8 - 12

3 ngày tuổi

22 - 27

8 - 12

4 - 6 ngày tuổi

30

8 - 12

7 ngày tuổi

35

8 - 12

7 ngày - 1 tháng

35 - 60

6 - 8

Tháng thứ 2

60 - 90

5 - 7

Tháng thứ 3

60 - 120

5 - 6

Tháng thứ 4

90 - 120

5 - 6

Tháng thứ 5

90 - 120

5 - 6

Tháng thứ 6

120 - 180

5

Tháng thứ 7

180 - 220

3 - 4

Tháng thứ 8

200 - 240

4

Tháng thứ 9 - 12

240

4

Bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh từng tháng tuổi

Bảng chi tiết lượng sữa của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo ngày tuổi, tháng tuổi

Sau sinh trong 24 giờ đầu

Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh, em bé sơ sinh thường có đặc điểm và những nhu cầu về lượng sữa, giấc ngủ như sau:

  • Lượng ml sữa: 24 giờ đầu mới sinh, trẻ thường hấp thụ chỉ khoảng 7-15ml.
  • Tần suất cho bú: Khoảng 8 lần, phần lớn là sữa non là tốt nhất cho trẻ sơ sinh.
  • Đại tiện: Thay tã khoảng 3 lần.
  • Giấc ngủ: Em bé thường tỉnh táo nhất khoảng 1 - 2 giờ sau khi chào đời, do đó việc cho bé bú sớm là điều cần thiết. Nếu như giai đoạn tỉnh táo này bị bỏ qua, có thể bé sẽ ngủ say hơn và thức dậy muộn, làm cho việc học cách ngậm bầu vú lần đầu trở nên khó khăn hơn.

Sữa non được gọi là “siêu thực phẩm”. Vì sữa non chứa tất cả chất dinh dưỡng và đặc biệt là kháng thể tự nhiên rất cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe non yếu của trẻ sơ sinh.

>> Tham khảo thêm: Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi

  • Lượng ml sữa: Lượng sữa lý tưởng nhất cho trẻ từ 1 - 2 tháng tuổi là khoảng 45 - 88 ml (khoảng 1.5 - 3 ounces).
  • Tần suất cho bú: Cần được bú từ 8 - 12 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 2 - 3 giờ. Có những em bé có thể bú đến 15 lần mỗi ngày với khoảng thời gian giữa các cữ là khoảng 1,5 giờ. Nếu trong những tuần đầu, trẻ không tự giác thức dậy để bú thì bố mẹ nên đánh thức và cho trẻ bú định kỳ.
  • Thời gian 1 cữ bú: Kéo dài từ 10 - 20 phút, có thể em bé sẽ nắm hoặc chơi với bầu ngực mẹ nhưng phải đảm bảo rằng sữa được em bé nuốt trong khoảng thời gian này.

Trong khoảng thời gian này, bố mẹ cũng nên thử tăng dần lượng sữa mỗi ngày. Để qua đầu tháng 3 là trẻ sơ sinh cần lượng sữa lý tưởng nhất là > 100ml/cữ bú.

>> Tham khảo thêm:

Trẻ sơ sinh trên 2 tháng tuổi

  • Trẻ sơ sinh trên 2 tháng tuổi: có thể hấp thụ từ 118 - 148 ml sữa, với thời gian nghỉ giữa các lần bú là 3 - 4 giờ.
  • Đến 4 tháng tuổi, nhu cầu của trẻ có thể tăng lên đến 177 ml. Đây cũng có thể là thời điểm thích hợp để bắt đầu quá trình ăn dặm cho bé, tùy vào quyết định của bố mẹ về việc duy trì việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
  • Khi bé tròn 6 tháng, một số em bé có thể tiêu thụ đến 236 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi lần bú, khoảng thời gian giữa mỗi cữ bú cũng có xu hướng kéo dài hơn.

Cần lưu ý rằng lượng sữa cho trẻ sơ sinh sẽ thay đổi theo từng ngày, đặc biệt là trong các giai đoạn phát triển thì bé có thể sẽ muốn bú nhiều hơn bình thường. Các mẹ nên học cách quan sát những dấu hiệu của con để điều chỉnh lượng sữa phù hợp theo nhu cầu của trẻ.

Lượng sữa cho trẻ bú sữa công thức

Theo con số ước tính mức lượng sữa lý tưởng nhất, em bé sơ sinh cần khoảng 163 ml sữa /kg cân nặng. Ví dụ: trẻ sơ sinh nặng 4.8kg, cần 4.8 x 163 = 782.4 ml sữa mỗi ngày.

Tuy nhiên, mức lượng sữa công thức cho trẻ sơ sinh cũng cần dựa theo nhu cầu ăn của trẻ. Bố mẹ có thể tham khảo bảng dưới đây để làm cơ sở tăng hoặc giảm lượng sữa thích hợp với nhu cầu của trẻ.

Tháng tuổi

Số lượng cữ bú/ngày

Lượng sữa/ cữ (ml)

0-1 tháng tuổi

8-10 cữ

60 ml

1-2 tháng tuổi

7-10 cữ

90 ml

2-4 tháng tuổi

6-10 cữ

120 ml

4-6 tháng tuổi

6-8 cữ

150 ml

Lưu ý: Thông thường bú sữa công thức sẽ có cảm giác no lâu hơn so với sữa mẹ, nên số cữ bú trong ngày cũng sẽ ít hơn.

 

Ở mỗi ngày tuổi và tháng tuổi sẽ có lượng sữa phù hợp với trẻ sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo cân nặng

Công thức tính lượng sữa mỗi ngày: Lượng sữa (ml)/ngày = Cân nặng bé x 150ml

Công tính tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh mỗi cữ ăn:

  • Thể tích dạ dày của bé (ml) = Cân nặng bé x 30
  • Lượng sữa mỗi cữ ăn (ml) = Thể tích dạ dày của bé (ml) x ⅔

Các công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng chính xác tuyệt đối, bởi mỗi em bé sẽ có nhu cầu khác nhau. Bố mẹ cần quan sát kỹ lưỡng các dấu hiệu cho biết bé có đang đói hay đã no sau mỗi lần bú để có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm lượng sữa cho phù hợp với nhu cầu của bé.

>> Xem thêm:

Lượng sữa phù hợp theo cân nặng trẻ sơ sinh

Lượng sữa phù hợp theo cân nặng trẻ sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu bé no, bú đủ sữa

Một số dấu hiệu cho thấy bé đã no và bú đủ sữa:

  • Bé tỏ ra thỏa mãn và không còn chú ý đến bầu ngực hay bình sữa nữa
  • Bé thiếp đi trong khi bú
  • Bé quay đầu, ngừng ngậm hoặc mím môi, không muốn ăn thêm
  • Số lượng tã cần thay tăng lên: Chỉ khoảng 1-2 chiếc mỗi ngày trong những ngày đầu, sau đó là 5-8 chiếc mỗi ngày, và bé đi ngoài từ 2-5 lần mỗi ngày.
  • Bé tăng cân đều đặn: Khoảng 100-200g mỗi tuần trong 2 tuần đầu tiên sau sinh và từ tháng thứ 6 đến tháng 18, bé tăng khoảng 85-150g mỗi tuần
  • Bé lanh lợi, vui vẻ và năng động hơn.

Bé sẽ gửi đến bạn những tín hiệu này khi đã no, do đó không nên ép bé ăn quá mức. Ngoài ra, bác sĩ sẽ theo dõi cân nặng và tốc độ phát triển của bé trong các buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ và sẽ cung cấp những lời khuyên cụ thể. Vì thế, không cần thiết phải lo lắng quá mức nếu bé ăn nhiều hoặc có vẻ kén ăn.

Dấu hiệu bé bú không đủ sữa

Một số biểu hiện cho thấy bé đang bú không đủ sữa:

  • Nước tiểu của bé đậm màu hoặc có màu cam
  • Bé bắt đầu quấy khóc không lâu sau khi bú
  • Bé muốn ngủ nhiều hơn là tiếp tục bú
  • Bé ít đi ngoài hơn so với bình thường
  • Bé thường xuyên động môi như đang muốn bú
  • Bé tạo ra âm thanh để thu hút sự chú ý của mẹ khi đói
  • Bé có cử chỉ lắc đầu, lắc chân hoặc đưa chân lên cao
  • Bé thường xuyên ngả đầu về phía ngực mẹ khi được bế
  • Bé liên tục thè lưỡi ra và mút tay của mình.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ:

bac si

Những hướng dẫn về lượng sữa trên dành cho các trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi khỏe mạnh. Điều quan trọng nhất khi cho trẻ uống sữa là theo dõi sự phát triển chiều cao, cân nặng đều đặn và phù hợp lứa tuổi. Nếu trẻ tăng nhiều kg, hay không đạt mục tiêu dinh dưỡng thì sẽ điều chỉnh lại lượng sữa. Mốc 4-6 tháng trẻ sẽ có xu hướng cai sữa đêm, mẹ chú ý cai các cữ đêm, sẽ tập trung các cữ sữa ngày cho trẻ. Một số trẻ gặp tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, khi uống 20ml/kg/ cữ sữa sẽ nôn ói ngay, trong trường hợp này mẹ nên cho từ 10-15ml/kg/ cữ và tăng các cữ sữa trong ngày để bù lại.

bac si

Trên đây là những thông tin về lượng sữa cho trẻ sơ sinh do Huggies tổng hợp để bố mẹ có thể tham khảo và cho con bú với một lượng sữa phù hợp. Mỗi em bé sẽ có những thay đổi và nhu cầu khác nhau nên bố mẹ nên ưu tiên cho con bú theo nhu cầu của trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ nên cho em bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi cân nặng, chiều cao để có được chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với bé.

Xem thêm các Sản phẩm Huggies và các bài viết cùng chủ đề về Chăm sóc trẻ sơ sinh!

>> Nguồn tham khảo:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;