Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Chiều cao cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là chuẩn?

Chiều cao cân nặng trẻ 3 tuổi như thế nào mới đúng chuẩn?

Khi trẻ 3 tuổi, bé bắt đầu đi nhà trẻ và tiếp xúc với nhiều bạn bè đồng trang lứa khác. Lúc này, các bậc phụ huynh sẽ không tránh khỏi việc so sánh cân nặng và chiều cao của con với các bạn, liệu bé con có đang chậm phát triển hơn so với bạn bè? Trên thực tế, nhiều phụ huynh thường chọn sai đối tượng tham khảo. Vậy, bé con của bạn có phát triển đúng với tuổi lên 3, mời bố mẹ cùng Huggies tham khảo kỹ hơn về chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ 3 tuổi ngay sau đây nhé!  

Chiều cao cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu mới đúng chuẩn?

Ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có tỷ lệ chiều cao cân nặng khác nhau. Thông thường hàng năm, Tổ chức Y tế thế giới WHO sẽ dựa vào những nghiên cứu để công bố mức cân nặng và chiều cao của trẻ trung bình cần phải đạt được theo độ tuổi để đánh giá mức độ tăng trưởng. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, những con số này được các chuyên gia đánh giá lại để phù hợp với trẻ trong nước. 

Chuẩn chiều cao cân nặng trẻ 3 tuổi theo WHO

Để xác định xem một đứa trẻ đang phát triển với tốc độ khỏe mạnh cả về chiều cao và cân nặng, biểu đồ tăng trưởng theo chuẩn WHO là con số chính xác nhất. Biểu đồ này cho thấy một loạt các chiều cao và cân nặng bình thường cho cả bé trai và bé gái. Vậy theo biểu đồ, trẻ 3 tuổi nặng bao nhiêu kg và trẻ 3 tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn? 

  • Cân nặng trung bình của trẻ em 3 tuổi là từ 13 đến 15 kg với bé gái và khoảng 14 kg đến 14,5 kg với các bé trai
  • Đối với chiều cao, trẻ em 3 tuổi thường có chiều cao trung bình là 95,1 cm đối với bé gái, và khoảng 96,1 cm đối với bé trai.

Mỗi bé khác nhau sẽ có tốc độ tăng trưởng khác nhau, phụ thuộc vào nhiều khía cạnh trong cuộc sống của trẻ, bao gồm cả yếu tố di truyền và môi trường. Vì vậy, nếu chỉ nhìn vào sự tăng trưởng của bé tại 1 thời điểm duy nhất sẽ rất khó để xác định liệu bé có đang phát triển bình thường hay không. Muốn xác định chính xác, mẹ nên theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ trong 3-5 năm. Nếu có sự thay đổi bất thường về chiều cao và cân nặng của bé, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Với những trường hợp bé vẫn tăng trưởng đều đặn chiều cao và cân nặng, mẹ không cần quá lo lắng nhé!

Chăm sóc bé 3 tuổi phát triển chiều cao và cân nặng

Để chiều cao cân nặng của trẻ 3 tuổi phát triển tốt, một bé mỗi ngày sẽ cần khoảng 1200- 1500 calories. Tuy nhiên, do dạ dày của bé còn khá nhỏ, không thể hấp thu được một lượng lớn thức ăn nên mẹ lưu ý chia nhỏ khẩu phần của bé ra nhé! Mẹ có thể cho bé ăn 6 bữa mỗi ngày với 3 bữa chính sáng, trưa, tối và 3 bữa phụ để thực phẩm được chia đều về cả số lượng và chất lượng. 

Để giúp chiều cao bé 3 tuổi phát triển tối ưu, canxi là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần dinh dưỡng mỗi ngày của bé. Nhu cầu canxi của bé 3 tuổi khoảng 700mg/ngày. Mẹ có thể bổ sung canxi cho bé thông qua các thực phẩm như sữa, phô mai, sữa chua, đậu hũ, tôm, cua, cá…

Bé lên 3 có một trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Càng dành thời gian nhiều cho bé, mẹ càng có thể giúp con phát triển khả năng sáng tạo của mình. Bé 3 tuổi cũng đã được mẹ dẫn ra ngoài thường xuyên hơn. Tuy nhiên, ở giai đoạn này sức đề kháng của bé còn khá yếu nên rất dễ bị các loại vi khuẩn tấn công. Bé dễ mắc bệnh dẫn đến mệt mỏi, biếng ăn hơn. Chưa kể, dư chấn của cơn “khủng hoảng tuổi lên 3” cũng làm bé trở nên bướng bỉnh cứng đầu hơn. Với những trường hợp như vậy, thay vì bắt ép con ăn như ý muốn, mẹ nên nói chuyện nhẹ nhàng và thuyết phục bé từ từ. Mẹ cũng có thể cho bé tự lựa chọn 1 trong 2 món ăn, bé sẽ cảm thấy mình tự chủ và có quyền quyết định hơn.

Chăm sóc bé  3 tuổi

Hoạt động thể chất cũng là một trog những yếu tố quan trọng giúp bé phát triển. Các bé 3 tuổi đã có thể đi đứng vững vàng. Thậm chí, bé có thể điều khiển xe đạp rất tốt nếu được mẹ chỉ dạy. Bé cũng có thể ném bóng qua khỏi đầu và chụp được bóng. Những công việc nhà cơ bản như gấp quần áo, quét nhà… cũng không thể làm khó các bé 3 tuổi đâu mẹ ơi. Hãy dành thời gian dạy con làm những việc nhà cơ bản thay vì luôn làm giúp con nhé!

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh

bac si

Chiều cao bé phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Di truyền: chiều cao của cha mẹ
  • Môi trường:

   + Vận động hoạt động thể lực, các môn thể thao như bơi lội, bóng rổ…

   + Cung cấp Calci: 500 – 600 mL sữa mỗi ngày, không nhất thiết là sữa giàu Calci, loại nào cũng tốt vì sữa rất giàu Calci

   + Cung cấp đủ Vitamin D: giúp cơ thể hấp thu Calci vào cơ thể bằng cách cho bé phơi nắng 30 phút/ ngày trước 9 giờ sáng hoặc bổ sung vitamin D 400-600ui/ ngày (aquadetrim 1-2 giọt)

   + Chế độ ăn uống đầy đủ đa dạng để trẻ đạt cân nặng lý tưởng

 Nếu mẹ cung cấp được đồng thời đầy đủ các yếu tố trên, bé sẽ đạt được chiều cao tối ưu.

bac si

Tại sao cần theo dõi chiều cao cân nặng chuẩn cho bé

Việc theo dõi chiền cao và cân nặng chuẩn của trẻ là cực kỳ quan trong vì nhiều lý do sau. Trong giai đoạn mới chào đời cho đến đủ 1 tuổi, trẻ phát triển rất nhanh chóng, các chỉ số có thể đạt gấp 1,5 lần so với khi mới sinh. Trong thời gian này,  việc theo dõi sự phát triển của trẻ tương đối dễ dàng, với chiều cao trung bình khoảng 50cm và cân nặng khoảng 2,9 - 3,8kg. Tuy nhiên, trong năm đầu tiên, tốc độ tăng trưởng này giảm dần, là cho việc nhận biết và quan sát sự thay đổi trở nên khó khăn hơn đối với bố mẹ.

Vì vậy, sử dụng bảng tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng của trẻ là cần thiết để theo dõi một cách chặt chẽ và kịp thời nhằm đảm bảo rằng trẻ đang phát triển bình thường theo tiêu chuẩn của độ tuổi mình. Khi trẻ bước sang tuổi lên 3, sự phát triển của trẻ về khả năng biểu đạt cảm xúc, ngôn ngữ, sức khoẻ thể chất và vận động phát triển vượt trội. Do đó, việc theo dõi sự phát triển về chiều cao và cân nặng giúp các mẹ biết được bé có đang phát triển khỏe mạnh hay không, có đúng với lứa tuổi hay không, từ đó mà mẹ sẽ có chế độ chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất cũng như kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường liên quan đến sức khỏe của trẻ.

Chiều cao cân nặng trẻ 3 tuổi theo chuẩn WHO chỉ mang tính tham khảo. Mẹ không cần quá lo lắng nếu bé thấp, hoặc nhỉnh hơn so với chuẩn. Miễn bé con vẫn đang phát triển đều đặn theo thời gian là ổn, mẹ nhé! Để theo dõi sự phát triển của bé, mẹ có thể tham khảo thêm Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hoặc tham khảo thêm những cách chăm sóc, nuôi dạy bé phù hợp theo độ tuổi tại chuyên mục Chăm sóc bé.

Các bài viết liên quan mà mẹ có thể quan tâm: 

Chiều cao cân nặng trẻ chuẩn 2 tuổi

Chiều cao cân nặng chuẩn trẻ 4 tuổi

Chiều cao cân nặng chuẩn trẻ 5 tuổi

 

Avatar expert

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi, Khám chữa bệnh trẻ em, Tham vấn dinh dưỡng và chích ngừa sẽ cùng đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® giải đáp thắc mắc của Mẹ.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;