Khi trẻ sơ sinh bị ho, mẹ nên chú ý tới các triệu chứng bị bệnh để có thể áp dụng phương pháp điều trị ho phù hợp. Trẻ sơ sinh bị ho nếu không kịp thời điều trị có thể phát triển thành bệnh viêm đường hô hấp rất nguy hiểm.
Điều trị cho trẻ sơ sinh bị ho như thế nào mới đúng? Chuyên gia Huggies hướng dẫn, mẹ tham khảo ngay nhé!
Tham khảo: Có nên dùng siro, thuốc ho cho trẻ sơ sinh? Lưu ý khi mua
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho
Nhiều mẹ thường có suy nghĩ ho là một căn bệnh và sẽ gây tổn hại cho trẻ. Nhưng thực tế, ho là một loại phản xạ có lợi cho cơ thể. Khi ho, những vi khuẩn, virus và những nhân tố gây bệnh sẽ được cơ thể “tống” ra ngoài.
Trẻ sơ sinh bị ho có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân cơ bản:
Do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
Do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
Trẻ sơ sinh bị ho lâu ngày rất dễ dẫn đến viêm đường hô hấp
2. Khi nào mẹ nên đưa bé sơ sinh bị ho đi khám?
Trẻ bị khụt khịt mũi và tần suất ho tăng dần.
Trẻ chảy nước mũi nhiều, quấy khóc, biếng ăn.
Sốt cao liên tục và nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột.
Ngủ li bì và khó đánh thức.
Ho kéo dài, ho nhiều về đêm và sáng sớm, kèm theo sổ mũi.
Trẻ nôn, trớ sữa và mệt mỏi.
Thở rút lõm lồng ngực và cơ thể tím tái.
Tham khảo: Những điều cần lưu ý khi tẩy giun cho trẻ

3. Cách trị ho cho trẻ sơ sinh không dùng thuốc
Phần lớn những trường hợp trẻ sơ sinh bị ho đều có thể tự khỏi sau vài ngày. Chỉ khi triệu chứng sốt của trẻ kéo dài, kèm theo ho và khó thở, mẹ mới cần đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trị ho không kê toa cho bé. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, những loại thuốc trị ho phần lớn đều chứa thành phần dextromethorphan, có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe bé. Mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây để có thể trị họ cho trẻ mà không cần sử dụng đến thuốc:
Không tự ý sử dụng các loại thuốc ho cho bé nếu không có chỉ định của bác sĩ
Với những trường hợp trẻ bị ho thông thường, mẹ có thể áp dụng các cách chữa ho cho trẻ sơ sinh sau đây:
- Trị ho cho trẻ sơ sinh bằng nước ấm: Cho trẻ uống nước ấm giúp ngăn tiết dịch mũi gây kích ứng cổ họng, đồng thời giúp làm dịu cổ họng, từ đó giảm đáng kể triệu chứng ho. Theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, mẹ có thể cho trẻ sơ sinh từ 3-12 tháng tuổi uống từ 1-3 muỗng nước ấm, ngày 4 lần để giảm ho.
- Chườm khăn ấm hoặc đựng nước ấm trong chai để chườm vào ngực, cổ của trẻ cũng có tác dụng giảm triệu chứng ho. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý không chườm khăn liên tục quá 20 phút, trừ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Các thảo dược trong dân gian như húng chanh, lá hẹ, bạc hà... cũng có tác dụng trị ho hiệu quả. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng thuốc Đông y thảo dược đã qua bào chế. Tất nhiên, liều lượng thế nào, uống ra sao cũng cần phải có ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ mẹ nhé!
4. Một số việc không nên làm khi trẻ sơ sinh bị ho
Khi trẻ bị ho, sức đề kháng yếu, bố mẹ nên chăm sóc trẻ cẩn thận để tránh bệnh nặng thêm và để lại những di chứng về sau. Dưới đây là những việc bố mẹ cần lưu ý:
Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc và môi trường ô nhiễm.
Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh để giảm cơn ho của trẻ.
Các trẻ khỏe mạnh nên hạn chế tiếp xúc và dùng chung đồ dùng với trẻ bị ho để tránh lây bệnh.
Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh.
Không sử dụng các loại thuốc có chứa các thành phần như neo-codion, terpin-codein… vì dễ gây ra ngộ độc cho trẻ.
Không nên vệ sinh mũi hoặc phun khí dung thường xuyên vì có thể gây ra tình trạng bội nhiễm và khiến bệnh nặng hơn.
Trẻ cũng có thể bị ho do phấn hoa, lông động vật… Nên hạn chế trẻ tiếp xúc với chúng.
5. Một số câu hỏi thường gặp về việc trẻ sơ sinh bị ho
Dưới đây là những vấn đề mà các mẹ thường thắc mắc trong quá trình chăm sóc trẻ bị ho:5.1. Mẹ nên ăn gì khi bé bị ho?
Sữa mẹ là một trong những yếu tố cần thiết để giúp trẻ giảm ho. Mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống hợp lý để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Sau đây là những loại thực phẩm mẹ có thể tham khảo:5.2. Trẻ sơ sinh bị ho có được tắm không?
Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng khi trẻ bị không nên tắm gội, bởi có thể khiến bé bị nhiễm lạnh và bệnh nặng hơn. Quan điểm này không hoàn toàn sai, nhưng nó chỉ đúng khi trẻ tắm nước lạnh hoặc tắm trong phòng có gió lùa vào.Theo các chuyên gia về sức khỏe, dù trẻ bị ho, sổ mũi hay cảm cúm, bố mẹ vẫn nên tắm cho trẻ hàng ngày. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý những yếu tố sau:
5.3. Có nên dùng thuốc khi trẻ sơ sinh bị ho không?
Theo các chuyên gia sức khỏe, khi trẻ sơ 1 tháng tuổi bị ho, bố mẹ không nên tự ý dùng thuốc để điều trị. Việc làm này có thể khiến trẻ bị sốc hoặc thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Thay vào đó nên áp dụng các phương thức giảm ho và điều trị không dùng đến thuốc. Chỉ khi những phương pháp này không mang lại hiệu quả, bố mẹ mới nên sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ.Ngoài ra, bố mẹ cần quan sát kỹ càng những biểu hiện của trẻ. Khi thấy có những dấu hiệu nguy hiểm như sốt cao, khó thở, co giật,… bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để có thể chữa trị kịp thời.
Tham khảo: Trẻ bị ho về đêm: Nguyên nhân và cách chữa

Trẻ sơ sinh bị ho không phải là một vấn đề đáng lo ngại, những bố mẹ nên quan sát kỹ càng những dấu hiệu của trẻ để có thể chữa trị kịp thời. Mong rằng bài viết của Huggies đã giải đáp được những thắc mắc của các mẹ. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng trẻ sơ sinh bị ho cũng như cách trị ho cho trẻ sơ sinh.
Nếu vẫn còn những thắc mắc trong quá trình chăm con, mẹ có thể tìm hiểu thêm tại chuyên mục Chăm sóc bé trên website Huggies.com.vn.
Tham khảo: Viêm tai giữa ở trẻ em: Dấu hiệu và cách điều trị