Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG “CHUẨN” CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG

Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì để nhanh tăng cân, bắt kịp đà phát triển? Nếu vẫn đang băn khoăn, mẹ tham khảo ngay bài viết sau nhé!

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Tình trạng này rất thường xảy ra với các bé dưới 3 tuổi. Thống kê năm 2016 của Viện Dinh dưỡng Quốc Gia Việt Nam cho thấy, tỷ lệ trẻ nhẹ cân chiếm 14,1%, thấp còi là 24,6%, gầy còm 7,8%. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng được ghi ở cả ba thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm lần lượt ở mức 4,1%; 6,4% và 2,1%.

Trước khi tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho bé, mẹ nên tham vấn chuyên gia y tế  bé cưng suy dinh dưỡng ở mức độ nào mẹ nhé. 

Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng

Mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển riêng về cân nặng cũng như chiều cao. Mẹ không nên so sánh tốc độ phát triển của con với các bạn để khẳng định bé cưng có bị suy dinh dưỡng hay không. Thay vào đó, mẹ nên theo dõi và ghi lại cân nặng của trẻ và so sánh sự phát triển của trẻ theo từng tháng tuổi. Nếu trẻ liên tục giảm cân hoặc không có dấu hiệu tăng cân trong vòng 3 tháng, bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, để đánh giá một cách chính xác và toàn diện, mẹ cũng nên theo dõi cả chỉ số cân nặng và chiều cao. Tham khảo Bảng chỉ số chiều cao, cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

 Dấu hiệu bé suy dinh dưỡng

Trẻ không tăng cân hoặc có biểu hiện sút cân trong 3 tháng liên tục có nguy cơ bị suy dinh dưỡng

Ngoài sự giảm sút về cân nặng, trẻ suy dinh dưỡng cũng có một số biểu hiện sau:

  • Biếng ăn hoặc ăn ít.
  • Kém hoạt bát, hay quấy khóc.
  • Khó ngủ, hay quấy khóc và giật mình khi ngủ.
  • Mọc răng chậm.
  • Da xanh xao.

Nếu bé cưng có các biểu hiện trên, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được các chuyên gia chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thông thường, suy dinh dưỡng ở trẻ em thường được chia thành 3 loại: Suy dinh dưỡng cấp tính, suy dinh dưỡng mạn tính và suy dinh dưỡng bào thai

Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì?

  • Bổ sung protein và vitamin D, canxi: Trẻ suy dinh dưỡng phần lớn là do thiếu lượng protein, vitamin D và canxi, dẫn đến trẻ thấp còi, chậm lớn. Vì vậy, khẩu phần của trẻ suy dinh dưỡng cần được cung cấp nhiều các nhóm thực phẩm này.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu sắt, kẽm và selen. Những dưỡng chất này không chỉ giúp kích thích hấp thu thức ăn mà còn giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Hải sản, các loại đậu, củ cải trắng, lòng đỏ trứng gà… là những thực phẩm giàu sắt, kẽm và selen mẹ có thể thêm vào thực đơn của bé cưng.

    Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì?

     

    Trẻ suy dinh dưỡng cần được bổ sung nhiều loại dưỡng chất đa dạng

     

  • Tăng dầu mỡ: So với chất bột đạm, dầu mỡ cung cấp gấp đôi năng lượng. Vì vậy, khi nấu cháo, bột hoặc cơm cho trẻ, mẹ có thể thêm một muỗng cà phê dầu ăn để giúp bé hấp thụ tốt hơn các loại vitamin tan trong dầu.
  • Ăn thêm bữa phụ: Ngoài 3 bữa chính, trẻ suy dinh dưỡng nên ăn thêm nhiều bữa phụ. Các bữa ăn này nên bắt đầu trước bữa chính khoảng 2 tiếng. Trường hợp bé ăn ít vào bữa chính, mẹ có thể cho bé ăn bù thêm vào những bữa phụ này.
  • Thường xuyên đổi món: Cách này sẽ giúp bé dễ dàng hấp thu dưỡng chất dinh dưỡng từ nhiều thực phẩm khác nhau. Hơn nữa, việc thay đổi món cũng giúp bé không có cảm giác nhàm chán, biếng ăn.

Trẻ suy dinh dưỡng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao và cân nặng mà còn tác động tiêu cực đến trí não của trẻ. Ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo thêm về chế độ dinh dưỡng cũng như các cách chăm sóc trẻ trong chuyên mục Chăm sóc bé tại website Huggies.com.vn

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;