Trẻ sơ sinh lười bú, bú ít: Nguyên nhân và cách xử lí | Huggies
Tất cả các chuyên mục
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Truy tìm “thủ phạm” làm bé bú ít, lười bú

Bé bú ít, bé lười bú có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biết rõ lý do sẽ giúp mẹ có biện pháp xử lý phù hợp. Vì sao trẻ sơ sinh lười bú hay trẻ sơ sinh bú ít? Trường hợp này các mẹ phải làm sao?

Tham khảo thêm:

Như thế nào là trẻ bú bình thường?

Trước khi nhận biết được trẻ sơ sinh bú ít là như thế nào, ta cần biết chế độ khi bú bình thường của trẻ. 

Bé mới sinh có dạ dày rất nhỏ, mỗi lần chỉ có thể chứa từ 5-7ml sữa. 2 tuần đầu sau khi sinh, dạ dày của bé mở rộng hơn, trẻ có thể bú nhiều hơn từ 60-90ml sữa. Từ 1-6 tháng tuổi, dạ dày bé lớn dần, nhưng trung bình cũng chỉ có thể chứa từ 90-150ml sữa trong 1 lần bú. Định lượng này còn tùy thuộc vào thể trạng của bé.  Vì vậy, bé cần được cho bú rất nhiều lần trong ngày.

Trung bình nhất thì trẻ sơ sinh cần được nạp dinh dưỡng từ 8 đến 12 lần một ngày, mỗi lần bú sữa cách nhau 2 tiếng nếu bú mẹ hoặc 3 tiếng nếu bù bình. Sau khi được bú sữa, nếu bé ngủ ngon, không khóc la, tăng cân đều đặn và đi tiểu bình thường, từ 6 lần 1 ngày có nghĩa là bé nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của bé đã được nạp ổn định. Trường hợp bé bú ít hơn, sau khi bú cũng khó dỗ hơn, không tăng cân… hoặc có biểu hiện lười bú thì mẹ có thể đưa đến gặp bác sĩ và khắc phục kịp thời. Vậy trẻ sơ sinh bú ít vì sao? Trẻ sơ sinh bú ít có gì nguy hiểm?

Tham khảo: Phát triển của bé qua từng tháng

Thế nào là chế độ bú bình thường của trẻ sơ sinh?

Thế nào là chế độ bú bình thường của trẻ sơ sinh? (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bú ít

Có nhiều nguyên nhân làm bé bú ít, bé lười bú hơn bình thường. Với những bé “tu ti” bú mẹ hoàn toàn, trẻ sơ sinh lười bú hay bú ít có thể do những nguyên nhân sau:

1. Bé bú ít vì vấn đề sức khỏe

Mẹ có nhớ những lúc mệt mỏi trong người, bạn cũng bỗng dưng biếng ăn hơn? Trẻ sơ sinh cũng vậy. Có bệnh trong người cũng làm bé mệt mỏi, gắt gỏng và khó chịu hơn khi bú.

Vì vậy, nếu bé tự nhiên “dở chứng”, mẹ nên kiểm tra xem liệu bé có đang gặp vấn đề sức khỏe gì không. Thông thường, bé bú ít có thể do các bệnh về đường tiêu hóa, các vấn đề về tai – mũi – họng, hoặc bé đang trong giai đoạn mọc răng, lợi sưng đau.

Mẹ có biết:

Người lớn khi chăm sóc bé cũng có thể quan sát để nhận ra bé đang không khỏe, hoặc không thoải mái trong cả lúc tỉnh và lúc ngủ. Đôi khi, nguyên nhân khiến bé mệt mỏi có thể là do giấc ngủ không được chất lượng. Điều này cũng phụ thuộc phần lớn vào sản phẩm tã em bé mà bé đang dùng, gây khó chịu, bí bách và giấc ngủ không trọn vẹn, dẫn đến tỉnh dậy uể oải và lười bú. Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Tã dán sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade không hề chứa hóa chất độc hại, đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh. Với bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên 100% từ châu Âu, kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Sản phẩm còn sở hữu thiết kế siêu mỏng nhẹ chỉ 5mm; bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội, duy trì khô thoáng lên đến 12 tiếng,... Huggies Naturemade là lựa chọn tuyệt vời để đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.
Ngoài ra, thương hiệu tã, bỉm Huggies còn có dòng tã dán sơ sinh Huggies Tràm Trà Tự Nhiên mới với công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, sẽ giúp làm dịu làn da mỏng manh của bé, và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)

Tham khảo: 

Có bệnh trong người cũng làm bé mệt mỏi, gắt gỏng và khó chịu hơn khi bú

Có bệnh trong người cũng làm bé mệt mỏi, gắt gỏng và khó chịu hơn khi bú (Nguồn: Sưu tầm)

2. “Ti” mẹ không phù hợp với bé

Một số mẹ có đầu ti to, cứng hoặc tụt sâu vào bên trong gây khó khăn cho trẻ khi bú. Ngoài ra, trẻ sơ sinh lười bú hay trẻ sơ sinh bú ít nếu bầu ngực mẹ có mùi lạ do mẹ thoa kem dưỡng.

3. Sữa mẹ có vị lạ

Vị sữa của mỗi mẹ mỗi khác. Hơn nữa, tùy vào từng thời điểm trong ngày và chế độ dinh dưỡng, mùi vị sữa mẹ cũng có sự khác biệt. Đó là lý do nhiều mẹ cho con bú không ăn những thực phẩm nhiều gia vị, nặng mùi, cay hoặc quá chua vì sợ ảnh hưởng đến mùi vị sữa.

4. Mẹ không thường xuyên cho bé bú

Trong một số tình huống đặc biệt, sau khi sinh, người mẹ bận rộn nên không có nhiều thời gian cho trẻ sơ sinh bú. Vì vậy, lâu ngày thì trẻ sơ sinh sẽ không hình thành thói quen bú mẹ dẫn đến việc quấy la và lạ lẫm với ti mẹ. Trẻ cũng bị thiếu hụt nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ ngay từ đầu.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ít bú từ mẹ

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ít bú từ mẹ (Nguồn: Huggies)

5. Hệ tiêu hóa còn yếu

Nếu sữa mẹ và ti mẹ đều không phải vấn đề nhưng bé vẫn bú rất ít, còn đi kèm các triệu chứng bất thường như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, đau bụng quấy khóc thì có lẽ trẻ sơ sinh đang gặp rối loạn tiêu hóa, rối loạn khuẩn đường ruột hoặc co bóp dạ dày. Do đó, những vấn đề về hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến khả năng bú và tiêu hóa của trẻ.

Tham khảo thêm: Trẻ Bị Nhiễm Khuẩn Đường Ruột Bao Lâu Thì Khỏi? Nguyên Nhân, Triệu Chứng

6. Do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Có thể trong quá trình chăm trẻ sơ sinh, người lớn trong gia đình đã sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều cho bé và cho mẹ. Lạm dụng thuốc kháng sinh gây ra tác dụng phụ khiến bé bú ít đi, bỏ bú. Đặc biệt là mẹ càng không nên hòa thuốc vào sữa của bé.

Tham khảo: Tư Thế Cho Con Bú Đúng Cách Mẹ Nên Ghi Nhớ

7. Tư thế bú không đúng

Chẳng những làm bé bú ít, tư thế cho bú không đúng còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu ngực nứt cổ gà, gây đau đớn và khó chịu cho mẹ.

8. Mẹ ít, hoặc quá nhiều sữa

Sữa mẹ về chậm, về ít, bé không nhận đủ lượng sữa trong mỗi lần bú sẽ trở nên gắt gỏng, khó chịu. Ngược lại, sữa mẹ về nhiều, tia sữa bắn mạnh cũng có thể làm bé bị ngợp sữa mỗi khi bú. Lâu dần, bé sẽ có xu hướng lười bú mẹ hơn.

Tham khảo: Làm sao để nhiều sữa? Cách kích sữa về nhiều cho con bú

9. Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Sau khi mẹ đã điều chỉnh những nguyên nhân gây ra ở trên mà trẻ sơ sinh vẫn bú ít, không cải thiện thì mẹ có thể quan sát thêm ở lưỡi và khoang miệng của bé. Nếu mẹ thấy trên lưỡi em bé xuất hiện những vết loét nhỏ dưới màng trắng thì có nghĩa là bé đang bị nấm lưỡi. Một hiện tượng dễ gặp ở trẻ sơ sinh, nấm lưỡi khiến bé đau và khó chịu dẫn đến bỏ bú, lười ăn và lâu ngày sẽ dễ gây ra mất vị giác.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ít bú

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ít bú (Nguồn: Huggies)

Trẻ sơ sinh bú ít, lười bú phải làm sao?

Bé lười bú do nguyên nhân nào, mẹ sẽ áp dụng cách xử lý phù hợp với nguyên nhân đó. Chẳng hạn, nếu lý do bé bú ít do vấn đề sức khỏe, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra. Tránh để tình trạng trẻ sơ sinh lười bú hay bú ít kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ít bú

Trẻ bú ít, lười bú trong thời gian dài sẽ không nhận đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển (Nguồn: Huggies)

Đối với trẻ bú mẹ

  • Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày: Mẹ cần lưu ý bổ sung các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn bao gồm đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, mẹ nên hạn chế những thức ăn chiên rán hay có mùi nồng. Nhờ thế, sữa mẹ cho bé bú sẽ đảm bảo đủ chất và lượng.
  • Chia thành nhiều cữ bú trong ngày: Mỗi cữ nên cách nhau khoảng 3 tiếng, không nên để bé đói rồi mới cho bú. Mẹ cũng không nên ép bé bú khi đã no vì sẽ gây nôn trớ.

Cách giúp mẹ cải thiện trình trạng bú ít khi bé bú mẹ

Cách giúp mẹ cải thiện trình trạng bú ít khi bé bú mẹ (Nguồn: Huggies)

  • Thử nhiều cách cho bé dễ bú với ti mẹ: Trường hợp đầu ti không phù hợp, hoặc sữa mẹ quá nhiều làm bé bị ngợp, mẹ có thể vắt sữa và cho bé uống bằng muỗng hoặc bình sữa. Nếu vấn đề do sữa ít, mẹ có thể thử dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng bầu ngực theo chiều kim đồng hồ, cho bé tiếp da và thư giãn 30 phút trước khi bú. Cách này sẽ giúp mẹ và bé cảm thấy thoải mái hơn, đồng thời cũng giúp kích thích hormone giúp “gọi sữa” về nhiều hơn.
  • Trường hợp bé bị bệnh dẫn đến khó chịu và bú ít, mẹ cần theo dõi các triệu chứng khó chịu của trẻ, tìm ra bệnh lý và kịp thời xử lý, tránh để tình trạng bú ít kéo dài.

Tham khảo: Hướng dẫn cách cho bé bú bình không bị sặc hiệu quả nhất

  • Thay đổi tư thế cho con bú: Giúp bé thoải mái và bú nhiều hơn. Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ, bé có xu hướng dễ bú hơn nếu được bế đi tới lui xung quanh phòng hoặc vừa cho bú vừa nhẹ đu đưa.

Nếu bé bú ít nhưng cân nặng vẫn tăng đều, mẹ không cần quá lo lắng. Có thể chỉ đơn giản là bé cưng đã “nạp” đủ lượng dinh dưỡng cần thiết mà thôi. Mỗi bé sơ sinh sẽ có sự phát triển riêng và số lần bú chỉ mang tính tham khảo.

Đối với trẻ bú sữa công thức

Trong trường hợp bé bú sữa ngoài do mẹ thiếu sữa hoặc mất sữa, mẹ nên chọn loại sữa đảm bảo chất lượng, phù hợp khẩu vị, giúp trẻ phát triển tốt trong những tháng đầu đời.

Mẹ nên chọn bình bú có kích cỡ đầu vú và chất liệu phù hợp. Cũng như trẻ bú mẹ, mẹ nên chú ý lượng cữ bé và khoảng cách giữa các cữ để điều chỉnh cho phù hợp.

Tham khảo thêm: Bình sữa cho trẻ sơ sinh loại nào tốt? Cách chọn bình sữa cho bé chất lượng

Tập bé bú bình hiệu quả giúp bé không bỏ bú

Tập bé bú bình hiệu quả giúp bé không bỏ bú (Nguồn: Huggies)

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh khuyên các mẹ rằng:

bac si

Mẹ cần tham khảo thêm biểu đồ tăng cân theo tuổi của trẻ, nếu bé vẫn tăng cân đều, đạt chuẩn thì cứ để bé bú theo nhu cầu, không cần ép.

bac si

Xem thêm những vấn đề về sự phát triển của trẻ sơ sinh cũng như Chăm sóc bé  cũng như đặt câu hỏi cho Góc chuyên gia của Huggies ngay tại đây nhé!

Tham khảo: 

Các câu hỏi thường gặp về vấn đề trẻ sơ sinh bú ít

Trẻ 3 tháng tuổi đột nhiên bú ít, ngủ nhiều phải làm sao?

Đối với trường hợp trẻ 3 tháng tuổi bú ít, ngủ nhiều có thể lý giải rằng: quá trình chăm sóc và phát triển của bé không ổn định, nhiệt độ cao, nhiễm virus hoặc hạ đường máu. Với trường hợp này, ba mẹ hãy thử cố gắng đánh thức bé, cho bé ăn theo cữ nhỏ và thay đổi chế độ ăn. Nếu tình trạng này kéo dài dẫn đến trẻ sơ sinh bú ít, chậm tăng cân, khó thở thì nên đi ngay đến trung tâm y tế để được khám và chữa trị.

Trẻ sơ sinh bú ít chậm tăng cân có nguy hiểm không?

Trẻ chậm tăng cân là tiếng chuông cảnh báo tình trạng sức khỏe không ổn định của trẻ sơ sinh. Cân nặng và chiều cao theo độ tuổi trung bình là tiêu chuẩn giúp ba mẹ nhận ra tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài của con, và nếu không can thiệp sớm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như: chậm phát triển trí não, còi xương, khờ khạo, sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém, tiêu chảy…

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

trẻ bị dị ứng đậu phộng
Chăm sóc bé 10/01/2019

Đậu phộng và dị ứng thức ăn ở trẻ

Dị ứng đậu phộng là một loại triệu chứng dị ứng thức ăn ở trẻ ngày càng phổ biến, nhất là ở các nước phương Tây

Chăm sóc bé 15/01/2019

Dinh dưỡng khi trẻ bị bệnh chàm sữa (Eczema)

Bệnh chàm sữa (được biết đến là bệnh viêm da dị ứngvà các triệu chứng bao gồm da bé bị bong, nổi đốm đỏ, rạn nứt, chảy nước, đóng vảy và ngứa) có thể dễ dàng được kiểm soát hoặc điều trị thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, đặc biệt là với bé lớn hơn một tuổi.

Khi bé thích chơi với chó
Làm cha mẹ 12/12/2018

Trẻ sơ sinh và Chó

Các bước chuẩn bị cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà có nuôi vật nuôi là cần thiết cho sự an toàn của trẻ cũng như tâm lý của vật nuôi.

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

Huggies đồng hành cùng bạn

Huggies Power of Hugs

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ