Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

30 thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tăng cân, đủ dưỡng chất

Bước sang tháng thứ 6, hầu hết trẻ đã có thể bắt đầu thực hiện chế độ ăn dặm. Việc lựa chọn thực phẩm và lên thực đơn ăn dặm cho trẻ sơ sinh 6 tháng lúc này trở nên vô cùng quan trọng. Mẹ cần phải chú ý đến việc xây dựng chế độ dinh dưỡng bé 6 tháng tuổi đầy đủ dưỡng chất nhằm giúp bé phát triển tốt về thể chất và tinh thần.Trong bài viết sau, Huggies sẽ gợi ý một số thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi để mẹ chuẩn bị một cách dễ dàng hơn.

>> Xem thêm một số loại bỉm thoải mái cho bé: 

Ăn dặm là gì? Vì sao phải cho trẻ ăn dặm?

Ăn dặm là quá trình đánh dấu sự chuyển đổi từ chế độ ăn uống dựa hoàn toàn vào sữa sang việc tiếp xúc với thực phẩm rắn và đa dạng hơn. Trong giai đoạn này, chức năng ăn uống của trẻ phát triển từ bú sữa đến nhai và nuốt thức ăn, số lượng và sự đa dạng của thức ăn hấp thụ vào tăng lên, thực đơn cũng như cách chế biến cũng thay đổi. Ngoài ra, hành vi ăn uống của trẻ dần dần trở nên độc lập hơn.

Theo Raisingchildren, trẻ sơ sinh 6 tháng đầu tiên đều có nguồn dinh dưỡng chính đến từ sữa mẹ và sử dụng sắt dự trữ trong cơ thể khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, khi trẻ lớn dần lên, các bé sẽ cần nguồn dinh dưỡng khác và nhiều sắt hơn để chuẩn bị cho những giai đoạn phát triển khác.

Vì vậy khi trẻ 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé làm quen dần cần với các món ăn dặm dạng lỏng, sệt. Điều này giúp bé nếm thử các thực ăn rắn hơn sữa mẹ, bắt đầu trải nghiệm hương vị mới, kết cấu mới của thức ăn và phát triển thêm chức năng răng hàm. Mẹ có thể tham khảo cách chọn bột ăn dặm cho bé 6 tháng.

Tuy nhiên, mẹ vẫn cần cho bé tiếp tục uống sữa mẹ, sữa công thức kết hợp với ăn thức ăn đặc ít nhất 12 tháng. Việc thay đổi chế độ ăn quá nhanh có thể làm bé khó thích nghi và không hấp thụ đủ dinh dưỡng cần thiết.

>> Tham khảo thêm:

Vì sao phải cho trẻ ăn dặm

Bé yêu cần phải tập ăn dặm để có đủ chất dinh dưỡng phát triển (Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm

Trẻ mấy tháng ăn dặm? Khi nào cho bé ăn dặm là vấn đề rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Thông thường, trẻ 5 tháng tuổi trở lên đã có thể bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, vì mức độ phát triển của mỗi trẻ là không giống nhau, do đó, bố mẹ cần quan sát theo dõi xem bé yêu đã có những dấu hiệu ăn dặm chưa.

Dưới đây là một số dấu hiệu bé muốn ăn dặm điển hình mà mẹ có thể tham khảo:

  • Bé không còn đẩy đồ ăn ra khi mẹ đút như trước đây.
  • Bé bắt đầu tập nhai những thứ mẹ cho vào miệng.
  • Bé bắt đầu có thói quen cầm nắm đồ vật và cho vào miệng gặm.
  • Bé tự ngồi được mà không cần ba mẹ hỗ trợ.
  • Bé rất thích ngồi chung với gia đình vào bữa ăn.

Khi có những dấu hiệu này, bố mẹ có thể kết hợp cho bé bú sữa mẹ và tập ăn dặm dần với cá thực đơn cho bé ăn dặm khoa học dinh dưỡng.

Dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm

Bé bắt đầu có thói quen nhai và gặm những gì mẹ cho vào miệng là dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm (Nguồn: Sưu tầm)

Cách cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?

1. Nguyên tắc cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm khoa học

Số bữa ăn dặm: Mẹ nên bắt đầu với 1-2 bữa ăn dặm mỗi ngày. Giúp cho dạ dày bé không bị quá tải và giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt nhất, tránh tình trạng nôn trớ. 

Ăn thực phẩm lỏng trước, đặc sau: Bắt đầu với thực phẩm lỏng, kết cấu mịn và mềm để bé có thời gian làm quen trước khi chuyển sang thức ăn đặc.

Chế độ ăn đa dạng: Đảm bảo thực đơn của bé bao gồm đầy đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết:

  • Bột đường: Ngũ cốc, bột gạo, bột ngô.
  • Đạm: Thịt heo, thịt gà, cá, đậu, hạt.
  • Chất béo: Dầu thực vật, bơ, hoặc các nguồn chất béo lành mạnh khác.
  • Vitamin và khoáng chất: Rau củ quả như cà rốt, bí đỏ, chuối, táo.

Bổ sung thêm lợi khuẩn cho giai đoạn ăn dặm: Thời điểm ăn dặm rất dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, do đó, mẹ nên sử dụng men vi sinh cho bé để bổ sung thêm các lợi khuẩn để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

Trình tự ăn dặm: Hãy bắt đầu từ ngũ cốc (như cháo trắng), tiếp theo là rau củ quả (như khoai lang, cà rốt, bí đỏ, chuối, bơ), rồi đến các loại thịt như thịt heo và thịt gà nạc.

>> Tham khảo thêm:

Mẹ có biết:

Bên cạnh việc chú trọng đến thực đơn ăn dặm, mẹ cũng đừng bỏ qua việc lựa chọn tã quần cho bé thoải mái, phù hợp cho bé hoạt động cả ngày. Hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

2. Trẻ 6 tháng ăn được những gì?

Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng, hẳn phụ huynh nào cũng băn khoăn về việc trẻ 6 tháng ăn được những gì. Trong giai đoạn này, mẹ nên cho con làm quen với đa dạng các loại thực phẩm, để đảm bảo đủ dưỡng chất. Một số chất dinh dưỡng cho bé cần thiết nên có mặt trong thực đơn ăn dặm của bé 6 tháng tuổi là:

  • Sữa mẹ: Giai đoạn này bé vẫn cần bú sữa mẹ đều đặn đến ít nhất 12 tháng tuổi.
  • Chất đạm: Các loại thịt heo, bò, gà, tôm, cá, lòng đỏ trứng,... là nguồn chất đạm giúp bổ sung sắt, kẽm cho bé.
  • Chất béo: Chất béo, các axit béo cũng đã có sẵn trong các loại thực phẩm ăn dặm đi kèm như thịt, tôm, trứng gà,...
  • Vitamin và khoáng chất: Chất xơ, vitamin, khoáng chất tự nhiên từ rau củ như: rau ngót, củ cải, cà rốt, khoai,... giúp bổ sung dinh dưỡng và hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé trở nên hoàn thiện hơn.
  • Nhóm chất bột đường: Mẹ có thể cho bé ăn các loại bột ngũ cốc ăn dặm được chế biến sẵn bởi các thương hiệu uy tín hoặc tự chế biến bằng bột gạo, gạo lứt và các loại đậu, hạt dinh dưỡng.

Ở giai đoạn này, mẹ có thể cho bé tập ăn dặm bằng những món ăn dễ tiêu hóa, ngon miệng nhưng vẫn đảm bảo được lượng dưỡng chất như cháo yến mạch cho bé, súp gà, cháo tôm rau cải,... Mẹ không nên cắt hẳn cữ sữa của bé mà nên bắt đầu với vài bữa phụ ăn dặm với số lượng ít rồi dần dần gia tăng, khi bé đã quen với chế độ ăn này thì mẹ có thể thử cho bé ăn thêm cháo cá hồi, cháo lươn cà rốt,... để đổi món.

>> Tham khảo thêm:

Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo lượng thức ăn khuyến cáo cho mỗi bữa ăn theo từng tháng tuổi như bảng bên dưới:

Bảng định lượng thức ăn cho mỗi bữa theo từng tháng tuổi

Bảng định lượng thức ăn cho mỗi bữa theo từng tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

3. Liều lượng ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Vậy với bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ? Lúc này, chế độ dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi vẫn đến từ sữa mẹ là chính. Còn bữa ăn dặm chỉ là bữa ăn phụ, giúp bé làm quen với thức ăn thô và mùi vị thức ăn. Mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 - 2 bữa/ngày là đủ, đến khi bé 10 tháng thì mẹ có thể tăng lên 3 bữa/ngày.

Ngoài ra, với mỗi món ăn dặm mới, mẹ nên cho bé ăn với liều lượng 1 thìa (5ml) và sẽ tăng dần lên theo nhu cầu và sở thích của bé. Tuy nhiên, tối đa 1 lần, mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 7 - 10 thìa. Mẹ lưu ý không nên ép con ăn quá liều lượng ăn dặm bé 6 tháng.

Xem thêm bài viết về tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 - 11 tuổi: Bài viết giúp bố mẹ hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng cần thiết và liều lượng các nhóm chất, từ đó chuẩn bị thực đơn phù hợp để trẻ phát triển tăng chiều cao và tăng cân tốt.

Bài viết về "Dự đoán chiều cao của trẻ": Giúp bố mẹ dự đoán được chiều cao tương lai của con dựa trên chiều cao của bố mẹ.

4. Nhóm thực phẩm cần tránh trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Ngoài nhóm chất cần thiết có mặt trong chế độ dinh dưỡng của trẻ 6 tháng tuổi, mẹ cũng nên lưu ý tìm hiểu các loại thức ăn cần tránh trong các bữa ăn cho bé 6 tháng tuổi, cụ thể như sau:

  • Mật ong: Do mật ong chứa hàm lượng đường cao nên không được khuyến cáo dùng cho trẻ sơ sinh.
  • Trứng chưa nấu chín: Trứng sống, trứng chưa nấu chín có thể chứa vi khuẩn Salmonella.
  • Các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng: Để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, tránh hiện tượng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ nên chọn sữa tiệt trùng cho trẻ.
  • Thực phẩm hoặc đồ uống có đường, muối
  • Thực phẩm nguyên hạt: Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi ăn hạt có nguy cơ bị mắc nghẹn, một số trẻ cũng có thể bị dị ứng với các loại hạt.
  • Thực phẩm ít chất béo: Trẻ sơ sinh thường cần nhiều chất béo hơn so với người lớn, mẹ nên bổ sung các thực phẩm nhiều chất béo như bơ, dầu oliu, cá ngừ, các loại đậu,...
  • Sữa bò tươi: Trong sữa bò có hàm lượng protein cao có thể khiến trẻ bị khó tiêu hóa. Dưới 1 tuổi, trẻ chỉ nên tiêu thụ sữa mẹ và các loại sữa công thức hợp tuổi.

>> Tham khảo thêm:

Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Như đã đề cập, các bé 6 tháng tuổi vẫn còn duy trì sữa mẹ nên chỉ cần ăn dặm khoảng 1 - 2 bữa/ngày. Mỗi bữa ăn nên cách nhau ít nhất 2 giờ để bé tiêu hóa kịp thời. Ba mẹ nên xây dựng lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi và thực hiện nghiêm chỉnh. Điều này sẽ thiết lập thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa cho bé, giúp dạ dày tiêu hóa tốt thức ăn. Cụ thể

Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng

Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo (Nguồn: Sưu tầm)

Tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của Viện Dinh Dưỡng Trung Ương

Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi theo gợi ý của Viện Dinh dưỡng Trung Ương mà các mẹ bỉm có thể tham khảo và áp dụng:

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi theo viện dinh dưỡng

Bảng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi theo Viện dinh dưỡng Trung Ương (Nguồn: Huggies)

Lưu ý: Mẹ có thể thay thế nước cam bằng các loại nước trái cây khác theo mùa hoặc trà lúa mạch, phù hợp với độ tuổi của bé. Đối với rau củ xanh, mẹ cũng nên thay đổi thường xuyên để đa dạng thực đơn.

>> Tham khảo ngay: Các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật, BLW, truyền thống

Mách mẹ cách nấu thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng đơn giản, dễ làm

Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, việc xây dựng thực đơn cho bé 6 tháng là bước quan trọng để bé làm quen với thực phẩm mới và nhận đủ dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển. Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng cần được thiết kế đơn giản và dễ tiêu hóa, đồng thời cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết.

Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng không chỉ giúp bé bổ sung dinh dưỡng mà còn kích thích khẩu vị, góp phần vào sự phát triển toàn diện của bé. Mẹ hãy cùng Huggies khám phá những mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng dưới đây nhé:

1. Cách nấu cháo bí đỏ nghiền ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Trong bí đỏ có rất nhiều vitamin A, C và chất xơ, vì thế bí đỏ đứng đầu trong danh sách thực phẩm cần có trong chế độ dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện. Bí đỏ hấp chín và nghiền nhuyễn kết hợp với sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ cho ra món ngon cho bé 6 tháng tuổi.

Chuẩn bị:

  • 1 chén bí đỏ gọt vỏ, cắt nhỏ.
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Chế biến:

  • Bước 1: Phụ huynh hấp bí đỏ cho chín mềm.
  • Bước 2: Lấy bí đỏ đã hấp ra chén và dùng muỗng ăn nghiền thật kỹ.
  • Bước 3: Bỏ bí đỏ đã nghiền vào nồi và đun cùng ít nước sôi trong 1 phút sau đó thêm sữa khuấy đều.
  • Bước 4: Sau khi món ăn đã hòa quyện vào nhau thành hỗn hợp màu cam vàng, bạn có thể lấy ra để nguội và cho bé dùng.

>> Tham khảo thêm: Cách nấu bột rau dền trứng gà cho bé ăn dặm dinh dưỡng

Cháo bí đỏ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Cách nấu cháo bí đỏ ăn dặm (Nguồn: Sưu tầm)

2. Khoai lang nghiền - Món ăn hỗ trợ trị táo bón cho trẻ sơ sinh

Khoai lang là thực phẩm lý tưởng giúp hỗ trợ điều trị trẻ bị táo bón. Vì thế, phụ huynh có thể kết hợp khoai lang với các nguyên liệu khác trong thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng để củng cố hệ tiêu hóa cho bé.

Chuẩn bị:

  • 1 củ khoai lang nhỏ, gọt vỏ, rửa sạch, cắt khoanh.
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Chế biến:

  • Bước 1: Ngâm khoai vào nước 5 phút để loại bỏ nhựa và những chất cặn ở bề mặt khoai.
  • Bước 2: Hấp hoặc luộc chín sau đó nghiền mịn bằng rây.
  • Bước 3: Đun cùng ít nước sôi trong 1 phút và thêm sữa khuấy đều.
  • Bước 4: Sau khi hỗn hợp đã kẹo lại và hòa quyện vào nhau, bạn múc ra chén, để nguội đến nhiệt độ phù hợp có thể cho bé ăn.

>> Tham khảo thêm: 

3. Cách làm bơ nghiền cho bé ăn dặm

Món ăn dặm bơ nghiền chứa dồi dào vitamin C, A và khoáng chất như magie, canxi, kali,... Đây đều là những chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Loại trái cây này mềm nên cũng rất dễ chế biến thành nhiều những món ăn dặm cho bé 6 tháng.

Chuẩn bị:

  • 1 quả bơ cắt theo chiều dọc, tách hạt, lấy thịt.
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Chế biến:

  • Bước 1: Xay nhuyễn bơ và lọc lại bằng rây.
  • Bước 2: Trộn với sữa và khuấy đều đến khi có dạng sánh lỏng.
  • Bước 3: Lấy ra chén và phụ huynh có thể bắt đầu cho bé ăn từng muỗng nhỏ.

>> Tham khảo thêm:

4. Chuối nghiền cho bé 6 tháng ăn dặm

Tương tự như bơ, chuối là loại trái cây chứa nhiều vitamin A, vitamin C, magie, canxi, kali, photpho,... với độ mềm dễ chế biến. Do đó, chuối nghiền là một lựa chọn hàng đầu nên có trong thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng.

Chuẩn bị:

  • 1 quả chuối chín, thái khoanh.
  • Sữa mẹ/sữa công thức hoặc ngũ cốc.

Chế biến:

  • Bước 1: Dùng thìa nghiền nát chuối hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
  • Bước 2: Thêm sữa mẹ, sữa công thức đã pha nước hoặc ngũ cốc để tạo thành một hỗn hợp ăn dặm cho bé.

5. Cháo cá hồi và cà rốt cho bé ăn dặm

Trong khi cà rốt có hàm lượng lớn carotene có thể chuyển hóa thành vitamin A có lợi cho hệ miễn dịch, thì cá hồi chứa lượng lớn omega-3 củng cố hệ tim mạch phát triển. Cháo cá hồi là món ăn rất phổ biến trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân.

Chuẩn bị:

  • ½ củ cà rốt.
  • 100g thịt cá hồi.
  • 1 thìa dầu ăn thực vật hoặc dầu oliu.

Chế biến:

  • Bước 1: Vo lượng gạo vừa đủ cho bé ăn. Sau đó, cho nước theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước để nấu thành cháo.
  • Bước 2: Phụ huynh hấp chín cà rốt đến khi mềm và nghiền nhuyễn.
  • Bước 3: Loại bỏ hết xương cá, nấu nhừ và nghiền nhuyễn.
  • Bước 4: Cho cà rốt và cá hồi đã được nghiền vào nồi cháo trắng, đun nhỏ lửa trong vài phút.
  • Bước 5: Thêm 1 thìa dầu ăn, khuấy đều trong 1 phút.
  • Bước 6: Rây cháo cho thật mịn, hoặc xay hỗn hợp vừa nấu xong đến khi nhuyễn.
  • Bước 7: Múc ra chén, để nguội và cho bé ăn.

6. Cháo cải ngọt và đậu phụ non

Rau cải ngọt có tác dụng tăng sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa non nớt của bé phát triển tốt hơn. Đồng thời, rau cải kết hợp với đậu phụ non giúp cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể, giàu protein, omega-3 và axit amin, món cháo cải ngọt và đậu phụ non không chỉ ngon mà còn dinh dưỡng cho bé.

Chuẩn bị:

  • Cải ngọt rửa sạch, cắt nhỏ.
  • 50g đậu phụ non.
  • 1 thìa dầu ăn.

Chế biến:

  • Bước 1: Nấu cháo theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước.
  • Bước 2: Luộc rau chín mềm, chần đậu phụ qua nước sôi, nghiền mịn cả 2.
  • Bước 3: Cho hỗn hợp vào nồi cháo trắng, đun nhỏ lửa trong vài phút.
  • Bước 4: Thêm 1 thìa dầu ăn, khuấy đều.
  • Bước 5: Rây hoặc xay hỗn hợp vừa nấu xong đến khi nhuyễn.
  • Bước 6: Múc ra chén, để nguội và cho bé ăn.

>> Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm: Cháo trứng gà đậu đỏ cho bé

Thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi - cháo cải ngọt

Cháo cải ngọt và đậu phụ non cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm (Nguồn: Sưu tầm)

7. Cháo với cải bó xôi cho bé 6 tháng ăn dặm

Cải bó xôi là thực phẩm được khuyến khích trong mọi bữa ăn ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh, bởi loại rau này chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin K và hàm lượng kali cao. Ở lứa tuổi sơ sinh, các chuyên gia khuyên rằng nên kết hợp cải bó xôi trong thực đơn ăn dặm bé 6 tháng sẽ giúp củng cố sức khỏe toàn diện ngay từ khi còn nhỏ.

Chuẩn bị:

  • Cải bó xôi rửa sạch, cắt nhỏ;
  • 1 thìa dầu ăn.

Chế biến:

  • Bước 1: Nấu cháo theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước.
  • Bước 2: Luộc cải bó xôi chín mềm, nghiền mịn.
  • Bước 3: Cho vào nồi cháo trắng, đun nhỏ lửa trong vài phút.
  • Bước 4: Thêm 1 thìa dầu ăn, khuấy đều.
  • Bước 5: Rây hoặc xay hỗn hợp vừa nấu xong đến khi nhuyễn.
  • Bước 6: Múc ra chén, để nguội và cho bé ăn.

>> Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm: Canh tôm cải bó xôi cho bé

8. Cháo yến mạch rau củ

Trong yến mạch có rất nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, giúp tăng sức đề kháng, củng cố hệ thần kinh và tăng cường miễn dịch cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, yến mạch cũng rất dễ tiêu hóa và lành tính nên cả trẻ sơ sinh khó ăn hay bị dị ứng cũng có thể dùng được. Kết hợp với cà rốt và khoai lang, đây là món ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi tuyệt vời để phát triển toàn diện.

Chuẩn bị:

  • 20g cà rốt.
  • 20g khoai lang.
  • 30g yến mạch.

Chế biến:

  • Bước 1: Ngâm hạt yến mạch 15 - 20 phút sau đó đổ 200ml nước và đưa lên bếp đun 10 phút thành cháo chín.
  • Bước 2: Hấp hoặc luộc khoai lang, cà rốt và nghiền nhuyễn hỗn hợp.
  • Bước 3: Cho rau củ nghiền vào nồi cháo yến mạch, đun nhỏ lửa thêm vài phút nữa.
  • Bước 4: Bạn lấy ra chén để nguội và cho bé dùng.

9. Bột gạo bí đỏ cho bé ăn dặm

Như đã đề cập phía trên, bí đỏ là nguồn nguyên liệu cung cấp một lượng lớn dưỡng chất cần thiết cho bé 6 tháng. Vì thế, khi kết hợp với bột gạo, món bột ăn dặm bột gạo bí đỏ sẽ đem đến cho bé bữa ăn giàu dinh dưỡng, ngon miệng.

Chuẩn bị:

  • Bột gạo 10g.
  • Bí đỏ 30g. Lột vỏ rồi rửa sạch.
  • Đường 1/2 thìa cafe.
  • Sữa công thức bé hay dùng 12g hoặc sữa mẹ.

Chế biến:

  • Bước 1: Luộc chín bí đỏ sau đó tán nhuyễn.
  • Bước 2: Cho bột gạo vào bát, đổ một ít nước sạch vào và khuấy đều.
  • Bước 3: Cho hỗn hợp bột gạo, bí đỏ tán nhuyễn và phần nước còn lại vào nồi. Sau đó, nấu nhỏ lửa, khuấy đều. Để tăng gia vị cho bé dễ ăn, phụ huynh có thể cho thêm chút đường vào.
  • Bước 4: Nấu trong 3 phút đến khi bột chín. Đổ bột ra bát sạch, cho dầu ăn vào trộn chung với bột.
  • Bước 5: Cho sữa bột vào bát bột và khuấy đều. Cho bé ăn từ 1/2 đến 1 bát/ngày.

>> Tham khảo: Món ngon cho bé: Súp đậu xanh bí đỏ

10. Cách làm bột khoai tây cho bé ăn dặm

Khoai tây là thực phẩm có chứa chất oxy hóa lớn và tính kiềm cao giúp làm giảm nồng độ axit trong cơ thể, cân bằng hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trong khoai tây còn chứa lượng ít vitamin và khoáng chất giúp ích cho sự phát triển toàn diện của bé.

Chuẩn bị:

  • Khoai tây 50g đã được rửa sạch.
  • Sữa công thức hoặc sữa mẹ.

Chế biến:

  • Bước 1: Bỏ khoai tây vào nồi hấp hoặc luộc khoai tới khi chín mềm.
  • Bước 2: Bóc vỏ khoai và cho vào bát dùng thìa nghiền nhuyễn.
  • Bước 3: Cho sữa công thức hoặc sữa mẹ vào khuấy đều đến khi tạo thành hỗn hợp sánh mịn.
  • Bước 4: Lấy ra chén cho bé dùng.

>> Xem thêm các món ăn dặm ngon làm từ khoai tây:

Cháo ăn dặm khoai tây nghiền

Khoai tây nghiền đơn giản nhiều giá trị dinh dưỡng cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

11. Bột ăn dặm thịt gà khoai lang

Thịt gà chứa lượng lớn chất đạm và vitamin A, C, B12,... có lợi cho sự phát triển trí não và thể lực ở trẻ nhỏ. Đồng thời, thịt gà còn có nhiều khoáng chất và vi chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé khỏe từ trong ra ngoài. Vì thế, bột dặm thịt gà khoai lang được khuyến khích cho bé ở mọi lứa tuổi nên phụ huynh có thể an tâm đưa vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng.

Chuẩn bị:

  • 150g thịt nạc ức gà.
  • Khoai lang đã được lột vỏ và cắt hạt lựu.

Chế biến:

  • Bước 1: Luộc thịt gà trong vòng 15 phút để thịt chính toàn bộ. Sau đó, để nguội và xe nhỏ thịt.
  • Bước 2: Hấp khoai lang đến khi mềm toàn bộ, sau đó tán nhuyễn khoai lang.
  • Bước 3: Cho thịt gà và khoai nghiền và 125ml nước vào máy xay nhuyễn tạo thành hỗn hợp sánh mịn.
  • Bước 4: Sau khi say hỗn hợp còn nóng, bạn có thể để nguội để cho bé ăn. Để trữ bột, bạn có thể để trong hộp kín trữ đông đến khi dùng thì xả đông và hấp cách thủy là được.

>> Tham khảo thêm: Món ngon cho bé: Canh thịt gà nấu cải bó xôi

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu truyền thống

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu truyền thống 7 ngày (Nguồn: Huggies)

Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm có nguồn gốc từ Nhật Bản, với các thực đơn được chế biến đa dạng và đặt trên cùng 1 mâm để bé tự lựa chọn. Kiểu ăn dặm này có lợi ích giúp bé ăn ngon miệng hơn, có khả năng ăn thức ăn thô sớm và làm quen tốt với mùi vị, kích thích tiêu hóa.

Ngoài phương pháp ăn dặm truyền thống, cách cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật cũng được nhiều mẹ ưu tiên áp dụng. Các thực phẩm sẽ được chế biến riêng biệt để bé nhận biết được mùi vị cũng như mẹ có thể phát hiện bé dị ứng món gì. Mỗi bữa ăn đều cần đảm bảo đủ 3 nhóm thực phẩm (tinh bột, đạm, vitamin) và nên đa dạng thực đơn.

Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật 30 ngày mà mẹ có thể tham khảo:

  • Ngày 1 và 2: Cháo trắng (tỷ lệ 1:10) và 40ml nước ép táo.
  • Ngày 3: Cháo (tỷ lệ 1:10), cà rốt nghiền và dashi rau củ quả.
  • Ngày 4: Bơ nghiền và sữa.
  • Ngày 5: Cháo (tỷ lệ 1:10), bí ngòi nghiền và cá bào rong biển.
  • Ngày 6: Cháo củ cải, bí đỏ nghiền và dashi.
  • Ngày 7: Cháo, su su nghiền, bắp nghiền.
  • Ngày 8: Cháo (tỷ lệ 1:9), cải bó xôi nghiền, bí xanh nghiền.
  • Ngày 9: Khoai lang nghiền trộn sữa mẹ.
  • Ngày 10: Ngô bao tử nghiền.
  • Ngày 11: Cháo nấu chút dầu oliu, nước dashi, rau ngót nghiền.
  • Ngày 12: Khoai tây nghiền trộn sữa mẹ (sữa công thức).
  • Ngày 13: Cháo nấu chút dầu oliu, cà chua, bắp cải.
  • Ngày 14: Táo và chuối nghiền cùng sữa mẹ (sữa công thức), súp kem gà phô mai.
  • Ngày 15: Cháo rau mầm cải ngọt, cà chua cùng nước ép đào.
  • Ngày 16: Cháo rau mầm cải đỏ và khoai lang tím, nước ép nho.
  • Ngày 17: Sữa bí đỏ nấu cùng đậu Hà Lan.
  • Ngày 18: Cháo làm từ lòng đỏ trứng gà, 1 giọt dầu oliu cùng nước ép lê.
  • Ngày 19: Cháo nấu với một chút dầu oliu, hành tây, cải chíp và nước ép táo.
  • Ngày 20: Cháo cà rốt nấu với dầu oliu, đậu hà lan, lá dứa ngô cùng mận đen nghiền nhuyễn.
  • Ngày 21: Bánh mì trộn với sữa mẹ (sữa công thức).
  • Ngày 22: Cháo bí đỏ nấu dầu oliu và hạt kê.
  • Ngày 23: Cháo yến mạch kèm bắp tím, súp lơ xanh.
  • Ngày 24: Cháo hạt quinoa, rau cải xoăn, súp lơ trắng và ớt chuông.
  • Ngày 26: Cháo rau má đậu xanh.
  • Ngày 27: Cháo bí đao kèm rau mồng tơi.
  • Ngày 28: Súp yến mạch hạt quinoa, khoai lang kèm đu đủ.
  • Ngày 29: Cháo đậu que, rau mồng tơi, hành tây, phô mai.
  • Ngày 30: Súp bánh mì kèm sữa và táo nghiền.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật 30 ngày (Nguồn: Sưu tầm)

Gợi ý thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi

Ăn dặm kiểu blw hay ăn dặm tự chỉ huy là hình thức cho bé ăn dặm bỏ qua giai đoạn nghiền nhuyễn thức ăn, mẹ sẽ cho bé nấu thức ăn đã chín nhừ và để bé tự quyết định mình sẽ ăn món gì. Điều này giúp rèn luyện kỹ năng nhai nuốt và kiểm soát thức ăn, khuyến khích trẻ ăn uống độc lập từ sớm.

Mẹ có thể tham khảo mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng BLW bên dưới:

  • Ngày 1: Bí ngòi luộc, rau súp lơ luộc và ớt chuông hấp.
  • Ngày 2: Cà rốt hấp, súp lơ hấp, măng tây hấp và bơ xay trộn sữa làm nước sốt chấm.
  • Ngày 3: Cá tilapia nướng, bí đỏ hấp, bí ngòi hấp và khoai lang tím hấp.
  • Ngày 4: Cá hồi chiên, khoai tây hấp, đậu cove hấp, cà rốt hấp.
  • Ngày 5: Măng tây và súp lơ luộc, lòng đỏ trứng gà rán.
  • Ngày 6: Măng tây, đậu đũa và cà rốt hấp, dưa chuột.
  • Ngày 7: Măng tây nướng, bánh ngô chiên, khoai lang, bánh khoai tây thịt bò.
  • Ngày 8: Bí đỏ hấp, khoai tây cuộn thịt bò rắc phô mai và củ su luộc.
  • Ngày 9: Măng tây luộc, thịt viên chiên, nui và củ cải.
  • Ngày 10: Bí đỏ hấp, khoai tây chiên và gà viên chiên mộc nhĩ nấm hương.
  • Ngày 11: Đậu đũa hấp, mướp hấp, cà rốt hấp và xoài.
  • Ngày 12: Măng tây hấp, bí xanh hấp, su su hấp, cà chua hấp, đu đủ.
  • Ngày 13: Mướp hấp, đậu đũa hấp, cà rốt hấp, bầu trắng hấp, hành tây hấp và xoài chín.
  • Ngày 14: Cơm nát cuộn rong biển, đậu đũa hấp, cà chua hấp, hành tây và su su hấp.
  • Ngày 15: Bí xanh hấp, cà rốt, su su, đậu đũa và hành tây hấp, xoài.
  • Ngày 16: Cơm nát cuộn rong biển, đậu đũa hấp, hành tây hấp, su su hấp, dưa chuột và đu đủ.
  • Ngày 17: Thịt gà rang, khoai tây nướng, cà rốt luộc và kiwi.
  • Ngày 18: Súp lơ xanh hấp, que phô mai, bí xanh luộc.
  • Ngày 19: Măng tây luộc cùng cà tím nướng, dưa lưới.
  • Ngày 20: Bánh mì, bông cải trắng luộc và măng tây xào.
  • Ngày 21: Cơm nát trộn củ quả thập cẩm, cánh gà chiên và dâu tây.
  • Ngày 22: Bánh mì nướng kèm cà rốt hấp, chuối.
  • Ngày 23: Ức gà luộc xé nhỏ, khoai lang nướng và xoài chín.
  • Ngày 24: Đậu cove luộc, bí đỏ hấp và bơ chín.
  • Ngày 25: Củ cải và su su luộc, táo nướng quế.
  • Ngày 26: Khoai tây hấp, đậu Hà Lan hấp, táo nướng.
  • Ngày 27: Cánh gà áp chảo, măng tây luộc và táo.
  • Ngày 28: Bánh mì thập cẩm cùng cà rốt luộc, kiwi.
  • Ngày 29: Bánh mì, cà rốt luộc, đậu đũa hấp và cam.
  • Ngày 30: Cánh gà chiên, cơm trộn củ quả và dâu tây.

>> Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi BLW

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi BLW (Nguồn: Sưu tầm)

Những lưu ý nấu món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đúng cách

Thực tế, thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi chỉ gồm những món ăn đơn giản, không cần nấu nướng cầu kỳ. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Khi nấu cháo cho bé, mẹ nên sử dụng nước nóng thay vì nước lạnh. Nước nóng giúp bảo toàn chất dinh dưỡng trong gạo, trong khi nước lạnh có thể làm hòa tan các dưỡng chất vì gạo đã bị ngấm nước và tương lên. Hơn nữa, nếu dùng nước lạnh thì thời gian nấu sẽ lâu hơn và hương vị cháo sẽ không ngon.
  • Không nên hâm đi hâm lại cháo nhiều lần trong ngày. Nếu mẹ nấu quá nhiều, hãy chia nhỏ phần cháo còn dư và bảo quản trong tủ lạnh. Việc hâm lại nhiều lần như vậy sẽ khiến chất dinh dưỡng trong cháo trước đó không còn nữa và cháo cũng không còn thơm ngon.
  • Để đảm bảo an toàn thực phẩm, mẹ nên chọn rau củ theo mùa. Các loại thực phẩm theo mùa thường tươi ngon hơn và tránh được dư lượng của thuốc bảo quản. Nếu có thể, ẹ nên chọn các loại rau củ được trồng theo phương pháp hữu cơ, không phun những loại thuốc có hại cho sức khỏe.
  • Khi rã đông thực phẩm như thịt hoặc cá, mẹ không nên dùng nước nóng hoặc để ở nhiệt độ phòng. Những phương pháp này có thể khiến vi khuẩn phát triển và làm thực phẩm bị hỏng, dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Để rã đông đúng cách, hãy đặt thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 4-5 tiếng trước khi nấu. Cách này giúp thực phẩm giữ được độ tươi ngon và bảo toàn chất dinh dưỡng.

Những câu hỏi thường gặp về việc cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Làm thế nào để giúp bé tránh bị nghẹt thở khi ăn?

Theo Bounty, khi trẻ tập ăn sẽ có một số nguy cơ khiến trẻ bị nghẹn, nên mẹ hãy để ý một số loại thực phẩm sau:

  • Thức ăn cứng, kích thước to
  • Thực phẩm tròn nhỏ, như nho
  • Thực phẩm có da, như xúc xích
  • Thực phẩm có xương

Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé ngồi thẳng lưng trên ghế cao, hướng về phía trước và hãy trông chừng khi con đang ăn, nhằm đảm bảo an toàn.

>> Tham khảo thêm: Bé mấy tháng tập ngồi? Hướng dẫn cách tập ngồi cho bé đúng chuẩn, hiệu quả

Bé 6 tháng ăn được trái cây gì?

Nhiều phụ huynh mong muốn cho bé tập ăn các loại trái cây giàu vitamin tự nhiên tuy nhiên không phải loại trái cây nào cũng có thể cho bé ăn kể cả trái cây xay nhuyễn. Vậy bé 6 tháng ăn được trái cây gì?

Theo như các chuyên gia dinh dưỡng, bố mẹ nên cho bé các loại trái cây mềm như chuối, bơ, quýt hoặc dùng nước ép táo, lê để bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cho bé. Lưu ý chỉ nên cho bé ăn một lượng nhỏ trái cây tươi, mỗi lần ăn chỉ bằng đầu muỗng để bé làm quen dần.

>> Tham khảo: 13 loại trái cây tốt cho bé ăn dặm và cách làm hoa quả ăn dặm cho bé

Trẻ 6 tháng tuổi có ăn trứng được không?

Mẹ có thể cho bé 6 tháng tuổi ăn trứng nhưng phải nghiền nhuyễn ra. Đồng thời, trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng, mẹ nên kết hợp trứng với sữa mẹ hoặc nước để tạo hỗn hợp có kết cấu lỏng, giúp bé dễ tiêu hóa, dễ nuốt.

Trẻ 6 tháng tuổi có ăn được sữa chua không?

Trẻ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn các loại kem và sữa chua ngon, bởi đây là khoảng thời gian bé bắt đầu tập ăn thức ăn đặc. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý cho con ăn đúng liều lượng khuyến cáo.

Trẻ 6 tháng tuổi có thể uống nước trái cây không?

Tuy trẻ 6 tháng tuổi có thể uống nước trái cây, nhưng các bác sĩ nhi khoa cũng không khuyến khích cho trẻ uống thường xuyên. Đấy là do loại nước này chỉ bổ sung thêm calo mà không có hàm lượng dinh dưỡng cân bằng trong sữa công thức và sữa mẹ.

Qua bài viết, hy vọng mẹ đã biết được trẻ 6 tháng ăn được gì và một số thực đơn ăn dặm cho bé giai đoạn này. Dựa trên các nhóm thực phẩm đã được phân loại, mẹ có thể xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng một cách khoa học và đầy đủ dinh dưỡng. Nếu có bất kỳ câu hỏi gì trong quá trình lên thực đơn cho bé, mẹ hãy gửi về Góc Chuyên Gia để được giải đáp. Đồng thời, mẹ cũng đừng quên tìm hiểu về các sản phẩm tã em bé Huggies chất lượng nhé!

Xem thêm các sản phẩm Huggies và các bài viết về Thực đơn cho bé hữu ích khác:

Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:

tã dán Huggies size M, bỉm dán Huggies, tã dán Huggies size L, bỉm dán Huggies tràm trà size XL, tã dán Huggies size XXL, tã quần Huggies, tã quần Huggies size L, tã quần Huggies size M, tã quần Huggies size XL, tã quần Huggies tràm trà size XXL

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách chữa
Chăm sóc bé 23/09/2020

Trẻ ho về đêm: 8 Nguyên nhân và 12 cách trị ho cho bé

Mẹ lo lắng khi trẻ bị ho về đêm không dứt? Vì sao trẻ ho nhiều về đêm? Làm sao trị trẻ bị ho nôn trớ nhiều? Cùng Huggies tìm hiểu vấn đề trẻ ho về đêm mẹ nhé.
Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Chăm sóc bé 01/03/2019

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách chữa trị hiệu quả

Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;