Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi chi tiết, khoa học

Thực đơn ăn dặm blw cho bé 6 tháng

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Ăn dặm tự chỉ huy BLW là một phương pháp ngày càng được các bố mẹ ưu ái tìm hiểu. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bố mẹ cần biết rõ các nguyên tắc và cách thực thực hiện để mang lại hiệu quả lớn nhất cho sự phát triển của con. Trong bài viết này Huggies sẽ gợi ý thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng đơn giản, dễ làm.

Tham khảo thêm:

  • Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách theo từng tháng tuổi
  • Ăn dặm kiểu Nhật là gì? Cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật
  • Lợi ích khi áp dụng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi

    BLW nghĩa là phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, trẻ được phép quyết định cách ăn và món ăn theo ý của mình. Khi mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm này cho trẻ 6 tháng tuổi sẽ mang lại những lợi ích thiết thực như:

  • Trẻ sẽ được hình thành khả năng phân biệt thức ăn thông qua vị giác, thị giác và khứu giác.
  • Khi tiếp xúc, xử lý món ăn, trẻ sẽ được rèn luyện sự linh hoạt, khéo léo trong việc phối hợp các hoạt động giữa tay, mắt và miệng.
  • Vì được ngồi ăn cùng gia đình nên phương pháp này giúp độ thân thiết giữa bé với các thành viên khác gia tăng. Đồng thời, trẻ được tiếp thu thói quen và văn hóa ăn uống của mọi người.
  • Tham khảo thêm:

  • Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
  • Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh
  • Lợi ích khi áp dụng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng

    Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy mang lại nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ (Nguồn: Sưu tầm)

    Nguyên tắc lên thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 6 tháng

    Thực phẩm nên sử dụng cho bé

    Khi mới tiếp cận với phương pháp này, bố mẹ đều lo lắng về vấn đề chọn món ăn như thế nào để con không bị nghẹn, hóc vì các con sẽ được tự quyết định cho thực phẩm vào miệng. Vì vậy nếu không xử lý và chế biến thực phẩm đúng cách hoặc bé ngồi sai tư thế sẽ dễ dẫn đến nguy cơ hóc nghẹn, khiến trẻ bị nôn trớ.

    Dưới đây là những nguyên tắc cần ghi nhớ khi chọn thực phẩm cho bé:

  • Bé 6 tháng thường sử dụng toàn bộ bàn tay để cầm bốc thức ăn, do đó mẹ nên hấp hoặc luộc mềm súp thơ, cà rốt hoặc bắp cải,...
  • Giai đoạn này hệ tiêu hóa của con còn non nớt, chưa hoàn thiện nên mẹ ưu tiên các loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe như trứng, rau củ, bánh mì, tôm, phô mai,...
  • Thức ăn càng đa dạng sẽ giúp con dễ tìm được món ăn yêu thích, đồng thời đảm bảo con vẫn được nạp đầy đủ dinh dưỡng.
  • Tham khảo:

  • Các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật, BLW, truyền thống
  • Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-11 tuổi tăng chiều cao, cân nặng
  • Về cách cho bé ăn dặm

    Ngoài việc lựa chọn thực phẩm thì cách cho bé ăn dặm cũng là yếu tố quyết định sự phát triển của con. Mẹ có thể tham khảo mẹo tập cho bé ăn dặm và chú ý đến các điều sau:

  • Ngay từ ngày đầu tập ăn theo phương pháp BLW, mẹ nên để bé tự ngồi vào ghế và bàn ăn của mình.
  • Mẹ chỉ cần điều chỉnh tư thế ngồi sao cho thẳng lưng, mặt quay vào bàn ăn và tay hoạt động thoải mái.
  • Để khay đồ ăn trước mặt để bé dễ dàng cầm bốc thực phẩm. Thời gian đầu khi tập ăn, mẹ có thể cho bé ngồi chung bàn ăn để làm quen với các thao tác ăn uống.
  • Tham khảo thêm: Thực đơn cho trẻ biếng ăn như thế nào

    Mẹ nên chú ý đến cách cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

    Cách cho bé ăn cũng ảnh hưởng lớn sự phát triển của con (Nguồn: Sưu tầm)

    Gợi ý về thực đơn ăn dặm blw cho bé 6 tháng chi tiết

    Thực đơn ăn dặm theo phương pháp BLW cho bé không cần chuẩn bị quá cầu kỳ. Các món ăn thường được hấp, luộc hoặc nướng nên thời gian chế biến khá nhanh gọn. Mẹ cũng có thể tham khảo bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì để dễ dàng xây dựng thực đơn hơn. Dưới đây là gợi ý thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng chi tiết:

    Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng mới bắt đầu ngày 1 – 15

  • Ngày 1: Mướp hấp, măng tây hấp, bí đỏ hấp, bí đao hấp.
  • Ngày 2: Mướp và đậu đũa hấp, cà rốt hấp, xoài.
  • Ngày 3: Su su hấp, cà chua hấp, cà rốt hấp, măng tây hấp, đu đủ.
  • Ngày 4: Cà rốt hấp, bí đỏ hấp, su su hấp, măng tây hấp.
  • Ngày 5: Đậu đũa hấp, su su hấp, bí đỏ hấp, thanh long.
  • Ngày 6: Măng tây hấp, đậu đũa hấp, cà rốt hấp, dưa chuột.
  • Ngày 7: Bầu trắng hấp, cà chua hấp, đậu đũa hấp, cơm nát cuộn rong biển, su su hấp.
  • Ngày 8: Đỗ xanh hấp, bí ngô hấp, nho.
  • Ngày 9: Bí xanh hấp, hành tây hấp, mướp hương hấp, măng tây hấp.
  • Ngày 10: Đỗ xanh luộc, khoai lang luộc, táo.
  • Ngày 11: Cà rốt luộc, mướp hương luộc, bí hương luộc.
  • Ngày 12: Đu đủ, cà chua hấp, su su hấp, bí xanh hấp, măng tây hấp.
  • Ngày 13: Hành tây hấp, mướp hấp, đậu đũa hấp, cà rốt hấp, bầu trắng hấp, xoài.lii
  • Ngày 14: Súp lơ luộc, bí ngòi luộc, ớt chuông hấp.
  • Ngày 15: Bí xanh hấp, cà rốt hấp, hành tây hấp, đậu đũa hấp, su su hấp, xoài.
  • Tham khảo thêm: Hướng dẫn chi tiết cách bổ sung kẽm cho bé

     

    Gợi ý thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng

    Thực đơn ăn dặm trong những ngày đầu chủ yếu là món hấp luộc (Nguồn: Sưu tầm)

    Thực đơn BLW cho bé 6 tháng từ ngày 16 – 30

  • Ngày 16: Khoai lang luộc, thịt bò xào ngô, xoài.
  • Ngày 17: Chuối, cơm nát nắm, mướp hấp, bí xanh hấp, ớt chuông hấp, đậu đũa hấp.
  • Ngày 18: Lòng đỏ trứng áp chảo, su su hấp, mướp hấp, đậu đũa hấp.
  • Ngày 19: Xoài, cơm nắm rong biển, ớt chuông hấp, mướp hấp, hành tây hấp, bí xanh hấp.
  • Ngày 20: Trứng chiên, măng tây hấp, cà rốt hấp, ngô ngọt hấp, bí ngòi hấp, ớt chuông hấp.
  • Ngày 21: Su su luộc, củ cải luộc, táo, trứng luộc.
  • Ngày 22: Bò xào hành tây ớt chuông, dưa chuột, chuối, bơ.
  • Ngày 23: Ớt chuông hấp, khoai lang hấp, chuối, xoài, bò xào tỏi.
  • Ngày 24: Su su hấp, bông cải trắng hấp, thanh long, kiwi.
  • Ngày 25: Bánh mì sandwich, ngô hấp, dưa hấu, bò xào nấm.
  • Ngày 26: Cơm ruốc cá hồi, đậu bắp luộc, đỗ xào thịt bò, chuối.
  • Ngày 27: Măng tây nướng, dưa lưới, cà tím nướng.
  • Ngày 28: Bí xanh cuộn tôm, cà rốt hấp, kiwi, bí đỏ hấp.
  • Ngày 29: Chả tôm hạt sen, spaghetti bí đỏ, bí xanh hấp, xoài.
  • Ngày 30: Dưa chuột, su su hấp, đu đủ, đậu đũa hấp, cơm nát cuộn rong biển, hành tây hấp.
  • Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng đa dạng dần theo thời gian

    Từ ngày 16 - 30 thực đơn ăn dặm của bé trở nên đa dạng hơn (Nguồn: Sưu tầm)

    Tham khảo thêm:

  • Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
  • Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi dễ làm, giúp bé tăng cân
  • Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng
  • Việc áp dụng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng không quá khó. Tuy nhiên, bố mẹ cần kiên trì tìm hiểu và thực hiện để mang lại kết quả tốt nhất cho sự phát triển của bé. Hy vọng với gợi ý trên của Huggies, bố mẹ có thể giúp con yêu nhà mình ăn dặm một cách ngon miệng và đạt được hiệu quả tối ưu. Mẹ có thể tra cứu thực đơn cho bé hoặc tham khảo chuyên mục Chăm sóc bé để tìm hiểu thêm các thông tin khác nhé!

    BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

    Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
    Chăm sóc bé 02/01/2019

    Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

    Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

    biểu đồ phát triển của bé
    Chăm sóc bé 15/01/2019

    Biểu đồ phát triển của bé

    Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

    Bà bầu và bệnh thiếu máu
    Mang thai 10/12/2018

    Bà bầu và bệnh thiếu máu

    Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

    Nguyễn Phước Mỹ Linh

    Avatar expert

    Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;