Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Cách cai sữa cho bé hiệu quả – Khi nào nên và không nên cai sữa cho bé?

Cách cai sữa cho bé

Cai sữa cho bé có thể là cuộc vật lộn đầy mệt mỏi giữa mẹ và trẻ nếu không thực hiện đúng cách. Làm đâu là cách cai sữa cho con dễ dàng mà hiệu quả? Khi nào nên cai sữa cho bé và khi nào thì không nên? Cùng Huggiesbác sỹ Nguyễn Phước Mỹ Linh tìm hiểu các cách cai sữa cho bé trong bài viết sau mẹ nhé!

Tham khảo: Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua?

1. Thời điểm hay độ tuổi phù hợp để cai sữa cho bé

               Cai sữa được định nghĩa là sự thay thế dần sữa mẹ bằng các nguồn dinh dưỡng khác. Việc cai sữa có thể xuất phát từ quyết định của trẻ hoặc của mẹ hoặc do hai mẹ con cùng mong muốn. Hầu hết trẻ thường tự cai sữa trong thời gian từ hai đến bốn tuổi.

               Các mẹ đặc biệt chú ý trẻ dưới 12 tháng tuổi tự cai sữa là điều không bình thường, cần đưa trẻ đi khám nhé! Thời gian của quá trình cai sữa ở mỗi trẻ khác nhau. Một số trẻ sẽ cai sữa nhanh chóng trong khi những trẻ khác sẽ mất vài tháng để cai sữa hoàn toàn.

Tham khảo: Chăm sóc trẻ mọc răng

               Vậy có bắt buộc phải cai sữa nếu mẹ và con đều không muốn? Tổ chức Y tế Thế giới khuyên phụ nữ nên tiếp tục cho con bú một phần đến hai năm và hơn thế nữa đến khi nào muốn ngừng cũng được. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ vẫn tồn tại trong thời gian tiếp tục này. Thật sai lầm khi cai sữa cho bé vì nghĩ sữa mẹ đã hết chất dinh dưỡng mà thay thế sữa công thức nhé! Khuyến cáo mới nhất hiện nay: không có độ tuổi cụ thể nào nên cai sữa cho trẻ hoàn toàn, và việc tiếp tục cho trẻ bú mẹ không có hại cho sự phát triển của trẻ.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn có đáng lo không?

2. Lưu ý khi cai sữa cho bé

               Cai sữa có thể là thời gian rất dễ xúc động đối với mẹ và bé. Đó không chỉ là sự chuyển đổi sang một phương pháp cho ăn khác mà là sự thay đổi quá trình gắn kết đặc biệt giữa mẹ và con. Ngay cả khi cả hai đã sẵn sàng cho quá trình cai sữa cho bé, cảm giác buồn bã vẫn có thể không tránh khỏi. Thậm chí một số phụ nữ cảm giác tội lỗi, hụt hẫng. Mẹ đừng lo lắng, đây chỉ là một phản ứng bình thường, bạn nên cảm thấy tự hào vì đã cho con bú mẹ, đồng nghĩa với mang đến một khởi đầu tuyệt vời cho sức khỏe và hạnh phúc của con bạn sau này.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị đau bụng: nguyên nhân và cách chữa

               Trong quá trình cai sữa cho trẻ, con bạn có thể cần nhiều thời gian quan tâm và âu yếm hơn để bù lại mối gắn kết giữa mẹ và con. Thậm chí con có thể đòi bú mẹ lại sau khi gần như cai sữa hoàn toàn, điều này cũng không có gì nghiêm trọng, mẹ hãy thoải mái đáp ứng cho bé nhé!

Tham khảo: Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng bố mẹ cần biết

               Sẽ dễ dàng nhất cho bạn và con bạn nếu cai sữa từ từ, trong vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí lâu hơn. Việc cai sữa cho bé đột ngột chỉ nên được xem xét trong những trường hợp đặc biệt. Khi cai sữa, các mẹ nên quan sát kỹ ngực của mình xem có dấu hiệu đau, tấy đỏ hoặc căng tức không. Đây có thể là dấu hiệu của tắc các ống dẫn sữa hoặc nhiễm trùng. Không nên cai sữa đột ngột vì dễ gây căng tắc sữa, viêm tuyến sữa. Nếu phải ngừng cho con bú ngay lập tức vì lý do y tế hoặc lý do khác, có thể vắt sữa bằng tay hoặc hút sữa vài lần mỗi ngày cho đến khi bầu ngực cảm thấy thoải mái và việc sản xuất sữa sẽ giảm dần trong vài ngày tới. Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen có thể hữu ích. Chườm lạnh hoặc gói gel bôi lên ngực cũng có thể giúp mẹ thoải mái hơn.

Tham khảo: Lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

               Con không chịu bú mẹ, điều đó có nghĩa là trẻ đã sẵn sàng cai sữa? Không, nhất là khi trẻ dưới 12 tháng hoặc khi trẻ trên 12 tháng nhưng ăn dặm chưa đủ nhu cầu. Đôi khi trẻ bỏ bú tạm thời do mọc răng, nhiễm trùng tai hoặc bệnh khác. Nếu mẹ không thể tìm ra lý do trẻ bỏ bú, hãy đến gặp bác sĩ và không quên hút sữa để mẹ không căng sữa gây tắc ống dẫn sữa, đồng thời không bị mất sữa cho trẻ bú sau giai đoạn bỏ bú tạm thời này nhé.

3. Các cách cai sữa cho bé hiệu quả

Cai sữa cần có thời gian, hãy nương theo nhu cầu của mẹ và bé. Một số nguyên tắc sau giúp mẹ cai sữa thật nhẹ nhàng:

  • Đừng chủ động cho trẻ bú khi trẻ không yêu cầu, cũng đừng từ chối khi trẻ đòi hỏi. Đơn giản như vậy mẹ sẽ làm dãn các cữ bú 1 cách tự nhiên và nhẹ nhàng nhất.
  • Đánh lạc hướng: hãy thử cho trẻ ăn một món ăn nhẹ, nước, một món đồ chơi yêu thích hoặc đi vào một căn phòng khác, hoặc chơi với người thân khác không phải là mẹ nhằm đánh lạc hướng cảm giác thèm bú mẹ của trẻ. Trẻ con rất tò mò và thích khám phá điều mới lạ, dựa vào đặc điểm này cũng giúp trẻ cai sữa hiệu quả.
  • Khi mẹ đã sẵn sàng cai sữa, nên tiến hành bỏ dần 1 cữ bú sau mỗi hai đến năm ngày, hoặc kéo dài thời gian giữa các lần cho bú. Có thể cai sữa cho trẻ vào ban ngày, nhưng vẫn tiếp tục cho trẻ bú vào ban đêm hoặc trước khi đi ngủ. Sau đó, bắt đầu từ chối cho bú mẹ một số cữ trong ngày. Bạn có thể chọn một vài cữ cho bú mẹ như buổi sáng, giờ ngủ trưa và trước giờ đi ngủ tối. Ba thời điểm này giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn, vì việc cho con bú sẽ giúp trẻ dễ ngủ.
  • Nói chuyện với bé về việc cai sữaVì bây giờ bé con có thể hiểu rất nhiều, hãy giải thích rằng mẹ sẽ cho bé bú ít hơn. Mẹ sẽ cho con uống sữa, và mẹ cũng uống sữa giống con nè, con đã lớn không còn bú mẹ nữa, trưởng thành hơn giống như anh chị em.
  • Thay thế bú mẹ bằng bú bình hoặc dùng cốc uống sữa có tay cầm và vòi hút. Mẹ nên chọn loại bình sữa có núm ti mềm gần như ti mẹ thì trẻ sẽ dễ chấp nhận hơn. Khi tập bú bình không nên để trẻ quá đói vì trẻ sẽ dễ cáu gắt và mất kiên nhẫn, nên để bố hoặc người thân thay thế mẹ cho trẻ bú bình vì một số trẻ có thể không chịu bú bình nếu mẹ ở gần. Ban đầu, nên cho bú bằng sữa mẹ vắt ra thì trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận hơn vì mùi vị của sữa đã quen thuộc. Sau khi quen với bú bình, nếu trẻ lớn hơn 12 tháng, mẹ có thể cho trẻ uống sữa bò tươi thay cho sữa công thức. Không nên để trẻ bú bình khi đang ngủ vì có thể dẫn đến "sâu răng do bú bình" và không được khuyến khích.

Tham khảo: Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cách cai sữa cho bé

  • Dành nhiều thời gian hơn cho bé: bé cai sữa nên chắc chắn sẽ rất nhớ mẹ, thậm chí hụt hẫng giống như mẹ. Những cái ôm ấm áp, dỗ dành, vuốt ve, hát ru...đều cần thiết cho cả bé và mẹ đấy. Bé sẽ rất được an ủi và vơi bớt cảm giác nhớ mẹ, còn mẹ sẽ tìm được những cách mới để gần gũi và kết nối yêu thương với bé.
  • Việc cai sữa chỉ nên thực hiện khi trẻ ăn dặm tốt, khi đó, thức ăn dặm sẽ thay thế nhu cầu dich dưỡng của sữa mẹ. Khi con được khoảng sáu tháng tuổi, bác sĩ sẽ khuyên nên bắt đầu cho trẻ làm quen với thức ăn dặm. Việc đưa thức ăn rắn vào chế độ ăn của trẻ có thể hỗ trợ quá trình cai sữa một cách tự nhiên. Ngũ cốc cho trẻ sơ sinh bổ sung sắt thường được giới thiệu đầu tiên. Ngũ cốc gạo là lựa chọn phổ biến nhất vì nó dễ tiêu hóa và ít có khả năng gây dị ứng nhất. Nếu trẻ dung nạp ngũ cốc tốt, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn trái cây và rau củ. Thêm từng loại thức ăn mới, đợi một vài ngày giữa mỗi loại thức ăn mới và để ý dị ứng thức ăn mỗi khi mẹ bắt đầu một món mới. Đến bảy hoặc tám tháng, em bé có thể bắt đầu thử các loại thức ăn khác như các loại thịt, cá, thức ăn được bày trên bàn và trẻ tự bốc ăn. Tuy nhiên, mẹ nên tránh các loại hạt, nho và những đồ ăn nhỏ khiến bé bị sặc. Mẹ cũng chú ý không cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong hoặc sữa nguyên chất nhé.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị nôn trớ

4. Khi nào không nên cai sữa cho bé

Có một số tình huống, nếu có thể, mẹ nên tạm hoãn cai sữa cho bé, đến khi vấn đề được giải quyết:

  • Mẹ có tiền sử gia đình bị dị ứng thực phẩm, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để có kế hoạch điều trị và phòng ngừa cho trẻ.
  • Nếu đó là khoảng thời gian rất căng thẳng đối với gia đình, chẳng hạn như khi mẹ đi làm trở lại hoặc mẹ đang chuyển nhà.
  • Nếu con đang bị ốm, tốt hơn là nên đợi cho đến khi trẻ cảm thấy khỏe hơn.

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;