Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật, BLW, truyền thống

Các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Khi bé bước sang tháng thứ 6, là lúc các mẹ băn khoăn và cần chuẩn bị các món ăn dặm cho bé 6 tháng thật ngon và dinh dưỡng, mục đích cho bé tập ăn, nhận biết mùi vị cũng như cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết khác cho bé. Vậy nên, để bé được tăng cân nhanh chóng và ngon miệng hơn, các mẹ hãy tham khảo các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật, BLW, truyền thống dưới đây nhé!

Tham khảo thêm:

Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì?

Có nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước?

Các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật

Quá trình các mẹ cho bé ăn dặm sẽ bắt đầu từ tháng tuổi thứ 6 và kết thúc khi bé sang tháng thứ 15. Trong quá trình ăn dặm này, bé cần được ăn các món ăn dặm cho bé 6 tháng từ dạng loãng tới dạng đặc dằn, bắt đầu từ các món mịn tới các món ăn thô. Để bé không có cảm giác bị chán ăn mà vẫn có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, các mẹ có thể thử các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật.

Các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu nhật chính loại thực đơn mà công thức được các mẹ người Nhật chế biến riêng biệt với nhau và sau đó đặt trên cùng một mâm ăn để cho bé chọn ăn. Kiểu ăn dặm này xuất phát với mục đích giúp bữa ăn của bé sẽ ngon hơn, còn tốt hơn cho hệ tiêu hóa nhỏ của bé. Bên cạnh đó, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật còn giúp kích thích tư duy phân biệt mọi vật và rèn luyện sự tự lập cho bé. Sau đây là một vài thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng mà các mẹ có thể tham khảo:

1. Món cà rốt nghiền dành cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Món cà rốt nghiền là một trong các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật phổ biến và rất dễ làm, ăn ngon lại đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Để thực hiện món ăn này, các mẹ hãy chuẩn bị:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Mẹ mua cà rốt và nghiền thật nhuyễn khoảng 2 thìa cà phê, gạo để nấu cháo cũng khoảng 2 thìa cà phê.
  • Cách làm: Các mẹ nấu cháo thật nhuyễn sau đó nghiền cháo trắng ra rồi cho ra bát (Các mẹ có thể sử dụng máy xay sinh tố nếu có). Sau đó, nghiền cà rốt rồi cho lên trên cháo. Khi cho bé ăn, các mẹ có thể cho bé ăn 1 thìa cháo trắng trước rồi có thể cho bé ăn 1 thìa cà rốt nghiền sau. Mẹ của bé cũng có thể trộn cả hai 2 loại với nhau thành hỗn hợp.
  • Lưu ý: Mẹ nên chọn và luộc cà rốt tươi để có thể giữ nguyên được hương vị và đặc biệt là hàm lượng vitamin có bên trong cà rốt.
  • Món cà rốt nghiền là món ăn dặm phổ biến cho bé 6 tháng tuổi

    Món cà rốt nghiền là món ăn dặm phổ biến cho bé 6 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

    2. Đào hấp kết hợp với nước cốt chanh

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Các mẹ chuẩn ¼ quả đào, nước cốt chanh nguyên chất với lượng vừa đủ (¼ quả).
  • Cách làm: Sau khi quả đào được gọt vỏ, các mẹ tiến hành bỏ hạt, sau đó cắt hạt lựu thành miếng nhỏ rồi đem hấp chín (Nếu nhà có lò vi sóng, các mẹ có thể bọc đào trong giấy wrap rồi cho vào đấy trong khoảng thời gian chừng 2 phút). Sau đó, mẹ lấy đào ra rồi nghiền nhuyễn (xay nhuyễn) và trộn với nước cốt chanh.
  • Lưu ý: Phụ huynh không nên quá lạm dụng nước cốt chanh bởi nước chanh được cho vào hỗn hợp chỉ với mục đích để đào không bị thâm. Ngoài ra, nếu các mẹ cảm thấy chanh không cần thiết thì có thể không cần cho vào.
  • các món ăn dặm cho bé 6 tháng

    Đào hấp xay nhuyễn (Nguồn: Sưu tầm)

    3. Món cháo với rau chân vịt luộc

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Các mẹ nấu cháo trắng (Khoảng 2 thìa cà phê), Chuẩn bị rau chân vịt (Sau khi nghiền khoảng 2 thìa cà phê).
  • Cách làm: Sau khi đem rửa sạch rau chân vịt (chỉ dùng lá), các mẹ hãy luộc rau tới chính và nghiền nát chúng. Trộn hỗn hợp này với cháo trắng đã nghiền và cho bé ăn.
  • Lưu ý: Các loại rau mà có lá đối với hệ tiêu hóa của bé rất tốt.
  • các món ăn dặm cho bé 6 tháng

    Cháo rau chân vịt tốt cho hệ tiêu hóa của bé 6 tháng (Nguồn: Sưu tầm)

    4. Súp sữa kết hợp bí đỏ

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 20g bí đỏ tươi, ½ cốc sữa của bé đang uống (Khoảng 60ml).
  • Cách làm: Đây là món ăn dinh dưỡng trong các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật, các mẹ hãy đem bí đỏ đã được gọt vỏ, rửa thật sạch, sau đó cắt miếng nhỏ rồi luộc/ hấp chín trong khoảng 5 phút. Mẹ có thể pha sữa bột mà bé đang dùng theo đúng tỷ, rồi cho bí đỏ đã chín vào chung và đun với nhỏ lửa cho tới khi hỗn hợp mềm nhừ. Cuối cùng các mẹ hãy đem hỗn hợp trên nghiền nhỏ là bé có thể dùng được.
  • Lưu ý: Mẹ nên chọn và mua loại bí đỏ có màu đậm, bởi vì bên trong chúng giàu vitamin A hơn so với bí đỏ tươi.
  • Mẹ có biết:

    Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Trong suốt hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

    Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

    Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

    Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

    Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

    Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

    5. Cháo đậu cô ve

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Tương tự với các món cháo trên, các mẹ nấu cháo trắng (Khoảng 2 thìa cà phê), đậu cô ve cũng được nghiền, số lượng thành phẩm khoảng 2 thìa cà phê.
  • Cách làm: Đậu cô ve sau khi đã được nhặt, mẹ hãy rửa sạch và đem chúng trần qua nước sôi để bớt mùi nồng rồi hãy đem luộc chín tới khi mềm nhừ. Cuối cùng các mẹ hãy trộn chúng với nhau, đem hỗn hợp xay nhuyễn và cho bé ăn.
  • 6. Súp khoai tây món ăn dặm ngon cho bé

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Các mẹ hãy chuẩn bị khoai tây ước chừng khoảng 5 gam, nước luộc rau hoặc nước dashi.
  • Cách làm: Các mẹ hãy luộc/ hấp khoai tây thật mềm và nghiền cho đến khi mịn. Trộn đều khoai tây trên cùng với nước luộc rau hoặc nước dashi là mẹ đã có một món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật cực kỳ ngon miệng và bổ dưỡng.
  • 7. Rau cải trộn với đậu hũ

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Các mẹ hãy chọn và mua rau cải tươi trọng lượng khoảng 15 gam, đậu hũ cũng khoảng 15 gam.
  • Cách làm: Các mẹ hãy luộc chín rau cải và cả tàu hủ (Làm riêng biệt) và nghiền thật nhuyễn, mịn. Cuối cùng, trộn đều hỗn hợp rau cải và đậu hũ là bé có thể ăn dặm được.
  • các món ăn dặm cho bé 6 tháng

    Rau cải trộn với đậu hũ là món ăn dặm lạ cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

    8. Cháo bánh mì và sữa chua

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Tương tự các món trên, các mẹ cũng hãy chuẩn bị cháo khoảng 10 gam, bánh mì và sữa chua (10 gam.
  • Cách làm: Các mẹ bánh mì vào nước sôi cho đến khi nào chín nhừ mềm thì hãy lấy ra. Trộn đều bánh mì nhừ, cháo và sữa chua lại với nhau thành hỗn hợp, xay nhuyễn là bé có thể ăn.
  • Các món ăn dặm tự chỉ huy BLW cho bé 6 tháng trong 30 ngày

    Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng đang ngày càng được các bố mẹ yêu thích. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp BLW được tốt nhất, phụ huỳnh cần phải tìm hiểu kỹ nguyên tắc và cách thức thực hiện để đem hiệu quả tốt nhất cho bé. Xem chi tiết phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW là gì tại đây

    Sau đây là thực đơn các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu BLW.

    Thực đơn ăn dặm BLW cho các bé mới bắt đầu ăn từ ngày 0 đến ngày 15
  • Ngày 0: Súp lơ, bí ngòi các mẹ đem luộc, còn ớt chuông thì các mẹ hãy hấp để đảm bảo chất dinh dưỡng.
  • Ngày 1: Cà rốt, bí hương, mướp hương được chế biến bằng cách luộc.
  • Ngày 2: Táo, đậu xanh, khoai lang luộc.
  • Ngày 3: Cà rốt, su su, bí đỏ và măng tây hấp.
  • Ngày 4: Đậu đũa, bí đỏ, su su hấp và thanh long.
  • Ngày 5: Măng tây, cà rốt, đậu đũa hấp và dưa chuột.
  • Ngày 6: Mướp hấp, bí đỏ hấp, măng tây hấp, bí đao hấp.
  • Ngày 7: Bí ngô, đậu xanh hấp mềm nhừ và nho.
  • Ngày 8: Bí xanh, mướp hương hấp với hành tây và măng tây.
  • Ngày 9: Su su, cà rốt hấp và cà chua măng tây hấp, đu đủ.
  • Ngày 10: Mướp, cà rốt hấp cùng với đậu đũa hấp, xoài.
  • Ngày 11: Đu đủ, cà chua và bí xanh hấp với su su và măng tây hấp.
  • Ngày 12: Hành tây và mướp hấp, quả xoài, đậu đũa, cà rốt và quả bầu trắng hấp.
  • Ngày 13: Bầu trắng và cà chua hấp cùng với cơm nát cuộn cùng rong biển, đậu đũa, hành tây, su su hấp.
  • Ngày 14: Xoài cùng bí xanh hấp kết hợp với hành tây, đậu đũa, cà rốt, su su hấp.
  • Ngày 15: Dưa chuột với đu đủ và món cơm nát cuộn với rong biển, đậu đũa, su su, hành tây hấp.
  • Thực đơn ăn dặm BLW cho các bé mới bắt đầu ăn từ ngày 16 đến ngày 29

  • Ngày 16: Lúc này bé có thể ăn trứng chiên cùng với ngô ngọt hấp, măng tây, cà rốt, bí ngòi, ớt chuông hấp.
  • Ngày 17: Xoài, cơm nát cuộn với rong biển, mướp, ớt chuông hấp kết hợp với bí xanh, đậu đũa hấp.
  • Ngày 18: Lòng đỏ trứng áp chảo với ít dầu oliu, cùng với mướp, su su, đậu đũa hấp.
  • Ngày 19: Xoài, cơm nắm với hạt chia, mướp và ớt chuông hấp cùng hành tây, bí xanh hấp.
  • Ngày 20: Chả tôm hạt sen nấm, bí xanh hấp, spaghetti bí đỏ, xoài.
  • Ngày 21: Ớt chuông, bông cải trắng hấp và quả thành long.
  • Ngày 22: Bò xào với ớt chuông và hành tây, dưa chuột, quả bơ.
  • Ngày 23: Ớt chuông và khoai lang hấp, chuối, kiwi, bò xào với tỏi.
  • Ngày 24: Su su, củ cải luộc, táo nướng với quế.
  • Ngày 25: Măng tây, cà tím nướng, quả dưa lưới.
  • Ngày 26: Cơm ruốc với cá hồi, đỗ xào với thịt bò, đậu bắp luộc, quả chuối.
  • Ngày 27: Bánh mì sandwich, quả dưa hấu, ngô và bao tử hấp, bò cháy tỏi.
  • Ngày 28: Bí xanh cuộn với tôm, kiwi, cà rốt và bí đỏ hấp.
  • Ngày 29: Khoai lang luộc, chuối, thịt bò xào với ngô và bao tử.
  • Tham khảo: Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách, hợp lý theo từng tháng tuổi

    thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

    Các mẹ có thể linh hoạt khi lên thực đơn cho bé với phương pháp BLW (Nguồn: Sưu tầm)

    Các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu truyền thống

    1. Cháo sườn heo

    Cháo sườn là một món không thể thiếu trong các món cháo ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi. Cháo sườn không những giàu chất dinh dưỡng mà quá trình chế biến lại đơn giản, dễ thực hiện.

    Cách làm:

  • Rửa sạch và luộc sơ sườn heo.
  • Cho sườn và gạo vào nồi nước rồi nấu cho đến khi cháo nhừ.
  • Gỡ thịt ở sườn ra rồi băm nhỏ.
  • Cho thịt sườn băm vào nồi rồi khuấy đều, nêm nếm gia vị nếu cần.
  • Tham khảo:Các món cháo dinh dưỡng cho bé

    2. Cháo đậu hũ và lòng đỏ trứng

    Đậu hũ và lòng đỏ trứng đều chứa nhiều protein, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Một lưu ý là không giống như cà rốt và bí ngô, đậu hũ và trứng là các thực phẩm rất mềm nên mẹ không cần nấu lâu trên bếp.

    Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Mẹ chuẩn bị ½ miếng đậu hủ.
  • 1 quả trứng gà (Nếu có trứng gà so càng tốt).
  • 20g gạo để nấu cháo.
  • Cách làm:

  • Đổ gạo và nước vào nồi cơm điện rồi ninh nhừ.
  • Nghiền nhuyễn đậu hũ.
  • Luộc trứng trong khoảng 8 phút.
  • Gỡ vỏ trứng và tách lòng trắng trứng rồi nghiền lòng đỏ.
  • Khi cháo chín, đổ đậu hũ và lòng đỏ trứng đã nghiền vào rồi khuấy đều.
  • 3. Cháo thịt bò và bí đỏ

    Cháo thịt bò bí đỏ là một trong những món cháo dinh dưỡng mà các mẹ nên ghi ngay vào trong sổ tay các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Thịt bò có hàm lượng protein cao gấp đôi so với thịt heo, trong khi bí đỏ chứa các chất muối khoáng, vitamin và acid hữu cơ tốt cho cơ thể.

    Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Mẹ chuẩn bị khoảng 10g thịt bò.
  • Quả bí đỏ.
  • 20g gạo để nấu cháo.
  • Cách làm:

  • Thịt bò rửa sạch rồi băm nhuyễn.
  • Bí đỏ gọt vỏ, luộc chín, dùng thìa tán nhỏ.
  • Cho gạo vào nồi rồi ninh nhừ.
  • Khi cháo chín, cho thịt bò băm vào, đợi khoảng 10 phút thì cho tiếp bí đỏ vào.
  • Đợi cháo sôi lại rồi tắt bếp.
  • 4. Cháo cá trắng nhỏ và cà rốt

    Cá trắng nhỏ giàu canxi và chất sắt, rất tốt cho sự phát triển của xương và răng. Cà rốt giàu vitamin A, hỗ trợ thị lực của mắt. Trong số các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, cách nấu loại này tuy đơn giản nhưng lại mang đến cho bé một món ăn ngon với vị đậm đà của thịt cá kết hợp với vị ngọt nhẹ thanh mát của cà rốt.

    Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Mẹ chuẩn ½ củ cà rốt tươi.
  • Khoảng 1g cá trắng nhỏ được làm sạch.
  • Khoảng 20g gạo để nấu cháo.
  • Cách làm:

  • Gọt vỏ cà rốt và xắt nhỏ.
  • Rửa sạch cá trắng nhỏ (ngâm trong nước nếu mẹ sử dụng cá khô).
  • Đổ gạo, nước, cà rốt và cá vào nồi cơm điện rồi ninh nhừ.
  • Nếu cà rốt chưa mềm, mẹ có thể nghiền nhuyễn chúng trước khi cho bé ăn.
  • 5. Cháo thịt bò với măng tây

    Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Nửa bát cháo trắng (Khoảng 20g gạo).
  • Cần 1 cây măng tây.
  • Khoảng 10g thịt bò.
  • Dầu ăn (Tốt nhất là dầu ô liu, dầu mè).
  • Cách làm:

  • Rửa sạch sẽ các thực phẩm trê bằng nước lạnh, măng tây các mẹ cắt khúc và lấy phần non.
  • Thịt bò các mẹ hãy băm/ xay nhuyễn.
  • Sau khi đã chuẩn bị xong các bước trên thì bắt nồi lên trên bếp cho ít dầu ô liu/ dầu mè).
  • Tiếp theo đó hãy cho thịt bò, măng tây vào xào và đảo đều cho đến khi chín tới thì tắt bếp, đợi nguội rồi mang đi nghiền/ xay nhuyễn (Các mẹ có thể cho vào cháo sau đó xay chung).
  • Nấu cháo thật nhừ và nhuyễn, sau đó cho hỗn hợp trên vào, dùng đũa đảo đều vài phút rồi hãy tắt bếp.
  • Sau đó bé có thể thưởng thức.
  • các món ăn dặm cho bé 6 tháng

    Cháo măng tây thịt bò dinh dưỡng cho bé ăn dặm (Nguồn: Sưu tầm)

    6. Cháo tôm và rau chân vịt

    Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Các mẹ chuẩn bị khoảng nửa bát cháo trắng (20g gạo).
  • Khoảng 3 con tôm.
  • Mua khoảng 1 nắm rau chân vịt (Lưu ý các mẹ chỉ nhặt và lấy phần lá).
  • Dầu ăn dành cho em bé.
  • Cách làm:

  • Làm sạch nguyên liệu trên: Tôm bóc vỏ và lấy hết gân đen ở sống lưng của tôm, rau chân vịt rửa sạch.
  • Sau đó các mẹ hãy xay hoặc băm nhỏ tôm và rau thật nhuyễn, nhưng nhớ để 2 nguyên liệu này riêng.
  • Xào và đảo đều tôm trước rồi hãy cho cháo vào nấu chung, để lửa nhỏ liu riu và nấu cho tôm thật mềm.
  • Cho đến khi gần chín thì mới cho rau chân vịt vào.
  • Khuấy đều và đợi 1 lúc là có thể cho bé dùng được.
  • 7. Cháo trắng cùng với hạt sen nghiền

    Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Hạt sen khoảng 30g.
  • Cháo trắng cỡ 2 thìa cà phê.
  • Bơ chín và sữa mẹ (hoặc sữa bột mà bé đang dùng) với lượng vừa đủ.
  • Cách làm:

  • Hãy đem hạt sen lược bỏ tâm, sau đó luộc cho chín mềm. Rồi, đem nghiền hoặc rây qua lưới cho thật mịn.
  • Sữa bột mà bé dùng các mẹ pha theo công thức, tỷ lệ quy định rồi trộn cùng với hạt sen đã nghiền/ xay.
  • Mẹ cũng có thể tận dụng nước hầm hạt sen trên để nấu chè hoặc nấu nước dùng cho bé cũng rất tốt.
  • Bơ nghiền/ xay mịn cùng với sữa và cho bé ăn để tráng miệng.
  • 8. Cháo trắng kết hợp với bắp ngọt và cà rốt hấp

    Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Mẹ chuẩn bị sẵn cháo trắng (2 thìa cà phê).
  • Ngô ngọt khoảng 1 thìa cà phê;
  • Cà rốt cũng khoảng 1 thìa cà phê.
  • Cách làm:

  • Cháo trắng mẹ nấu theo tỷ lệ 1 : 10 hoặc 1 : 9 (1 gạo, 10 nước) rồi hãy đem rây qua lưới cho thật mịn.
  • Ngô và cà rốt, mẹ có thể luộc/ hấp riêng , sau khi củ chín mềm, mẹ hãy đem nghiền mịn.
  • Khi bé ăn thì để cháo ra bát, rồi hãy cho ngô và cà rốt lên phía trên rồi đảo đều là bé có thể dùng được.
  • 9. Cháo tôm là món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi dễ nấu

    Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Khoảng 20g gạo tẻ để nấu cháo.
  • Mẹ chuẩn bị khoảng 150g tôm đã được rửa sạch.
  • Nước hầm xương ống.
  • Mẹ chuẩn ½ thìa nhỏ dầu ăn dành cho em bé.
  • Cách làm:

  • Gạo sau khi mẹ vo sạch thì đem đi nấu cháo.
  • Đối với tôm mẹ hãy rửa sạch và bóc vỏ tôm cũng như chỉ tôm rồi đem băm/ xay nhỏ. Mẹ hãy lưu ý là rút chỉ lưng của tôm thật kỹ trước khi nấu cháo cho bé ăn dặm.
  • Khi cháo đã sôi, các mẹ hãy đem tôm đã được chuẩn bị sạch sẽ cho vào, sau đó để nhỏ lửa cho đến khi cháo chín mềm thì tắt bếp.
  • Cuối cùng, mẹ cho hỗn hợp cháo và tôm vào máy xay sinh tố để xay thật nhuyễn và cho tiếp ½ thìa dầu ăn dành cho em bé là có thể cho bé dùng được.
  • Ngoài món cháo tôm trên, các mẹ còn có thể kết hợp nguyên liệu tôm với một số loại rau củ khác để làm các món ăn dặm cho bé 6 tháng rất tốt như cháo tôm rau dền, cháo tôm cải xanh,… Điều này sẽ tạo thành những món cháo tôm ngon khác cho bé đỡ ngán và cung cấp nhiều các chất dinh dưỡng phong phú từ rau củ.

    10. Cháo thịt heo kết hợp với khoai tây

    Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Mẹ chuẩn bị cỡ 20g gạo tẻ để nấu cháo cho bé.
  • Khoảng 20g thịt heo nạc.
  • Chuẩn bị 1 củ khoai tây.
  • Cách làm:

  • Gạo tẻ sau khi được rửa sạch, các mẹ hãy nấu sôi để làm cháo.
  • Thịt heo sau khi mẹ đã được rửa sạch, hãy đem xay nhuyễn hoặc băm thật nhỏ.
  • Khoai tây các mẹ cũng chế biến bằng cách gọt vỏ đem băm nhuyễn.
  • Khi cháo đã sôi, các mẹ hãy cho thịt heo đã băm ở trên cùng với khoai tây nghiền vào nồi rồi tiếp tục nấu cho chín mềm. Khi hỗn hợp này chín, mẹ hãy cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Cho thêm một chút dầu ăn dành cho bé là đã xong. Lưu ý, nếu mẹ rây nhuyễn thì mùi vị cháo được thơm ngon hơn.
  • >> Xem thêm:

    Tiêu chí chọn bột ăn dặm cho bé tốt nhất

    Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

    Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

    Hy vọng những cách nấu cháo ăn dặm cho bé nói trên đã giúp mẹ chuẩn bị được một danh sách các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi thật đa dạng nhé! Nếu mẹ còn băn khoăn chưa biết nấu gì cho bé ăn dặm mỗi ngày, hãy tham khảo công cụ của Huggies nhé!

    Nguồn tham khảo:

    https://www.babycenter.com/baby/solids-finger-foods/age-by-age-guide-to-feeding-your-baby_1400680

    https://www.unicef.org/parenting/food-nutrition/feeding-your-baby-6-12-months

    Sản phẩm bố mẹ tìm mua nhiều:

    tã dán Huggies size M, bỉm dán Huggies, tã dán Huggies size L, bỉm dán Huggies tràm trà size XL, tã dán Huggies size XXL, tã quần Huggies, tã quần Huggies size L, tã quần Huggies size M, tã quần Huggies size XL, tã quần Huggies tràm trà size XXL

    BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

    nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách chữa
    Chăm sóc bé 23/09/2020

    Trẻ ho về đêm: 8 Nguyên nhân và 12 cách trị ho cho bé

    Mẹ lo lắng khi trẻ bị ho về đêm không dứt? Vì sao trẻ ho nhiều về đêm? Làm sao trị trẻ bị ho nôn trớ nhiều? Cùng Huggies tìm hiểu vấn đề trẻ ho về đêm mẹ nhé.
    Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
    Chăm sóc bé 01/03/2019

    Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách chữa trị hiệu quả

    Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

    Dạy bé tập nói
    Bé tập đi 07/12/2018

    9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

    Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;