Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Chỉ số AC trong siêu âm thai là gì?

chỉ số ac trong siêu âm thumb

Khi đi siêu âm thai định kỳ, chắc hẳn mẹ sẽ thấy bảng kết quả xuất hiện rất nhiều chỉ số viết tắt như BPD, FL, HC… Trong đó, một trong những chỉ số quan trọng giúp đánh giá sự phát triển của thai nhi là AC. Vậy chỉ số AC trong siêu âm thai là gì? Nếu mẹ đang loay hoay với bảng kết quả siêu âm, hãy cùng Huggies tìm hiểu ngay trong bài viết sau để yên tâm hơn trong suốt thai kỳ nhé!

>>> Xem thêm:

Chỉ số AC trong siêu âm thai là gì?

Chỉ số AC trong siêu âm thai là gì? Đây là câu hỏi nhiều mẹ bầu thắc mắc khi nhìn vào bảng kết quả siêu âm. Thực tế, AC là viết tắt của Abdominal Circumference – nghĩa là chu vi vòng bụng của thai nhi, được đo bằng đơn vị milimet (mm). Chỉ số này thường bắt đầu được theo dõi từ tuần thai thứ 14 và ngày càng trở nên quan trọng ở tam cá nguyệt cuối.

Thông qua chỉ số AC theo tuần, bác sĩ có thể đánh giá sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là về kích thước và cân nặng thai nhi. Ngoài ra, chỉ số AC cũng hỗ trợ ước tính tuổi thai và ngày dự sinh, tuy không phải là chỉ số được ưu tiên hàng đầu trong trường hợp này.

Chỉ số AC trong siêu âm

Chỉ số AC trong siêu âm thai bắt đầu được theo dõi từ tuần thai thứ 14 (Nguồn: Internet)

Công thức tính cân nặng thai nhi

Để ước tính cân nặng của thai nhi, mẹ có thể áp dụng công thức sau:

Cân nặng thai nhi (gram) = 1,07 × BPD × BPD × BPD × 0,3 × AC × AC × FL.

Trong đó:

  • BPD là đường kính lưỡng đỉnh (tính bằng cm).
  • AC là chu vi vòng bụng (cũng cần đổi sang đơn vị cm).
  • FL là chiều dài xương đùi.

Lưu ý: Chỉ số AC trong siêu âm thai được tính bằng mm trên giấy siêu âm, nên mẹ cần đổi sang cm trước khi áp dụng công thức. Tuy nhiên, kết quả này có thể chênh lệch khoảng 10 - 15% tùy vào thể trạng mẹ bầu và tư thế của thai nhi khi siêu âm nên chỉ mang tính chất tham khảo.

>>> Xem thêm:

Bảng chu vi vòng bụng (AC) thai nhi theo tuần

Để giúp mẹ dễ dàng theo dõi quá trình phát triển của bé yêu trong bụng, dưới đây là bảng chu vi vòng bụng (AC) thai nhi theo tuần. Thông qua bảng này, mẹ có thể biết được chu vi vòng bụng thai nhi theo tuần thường nằm trong khoảng bao nhiêu là bình thường. Đây cũng là cơ sở để bác sĩ đánh giá tình trạng phát triển, đặc biệt là cân nặng và kích thước của bé, nhất là từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi.

Tuần thai Chu vi vòng bụng trung bình (mm)
14 tuần 85 mm
16 tuần 108 mm
18 tuần 131 mm
20 tuần 152 mm
22 tuần 173 mm
24 tuần 194 mm
26 tuần 215 mm
28 tuần 236 mm
30 tuần 256 mm
38 tuần 336 mm
40 tuần 350 mm

Các bất thường ở chỉ số chu vi vòng bụng AC

Trong quá trình siêu âm thai, bên cạnh việc hiểu rõ chỉ số AC trong siêu âm thai là gì, bạn cũng cần theo dõi những bất thường ở chỉ số này để đánh giá sự phát triển toàn diện của em bé. Cùng tìm hiểu rõ hơn qua hai trường hợp phổ biến dưới đây để mẹ an tâm hơn trong từng mốc khám thai quan trọng:

Chu vi vòng bụng thai nhi nhỏ hơn tiêu chuẩn

Khi chu vi vòng bụng thai nhi nhỏ hơn tiêu chuẩn, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển chậm trong tử cung (IUGR). Một số nguyên nhân có thể kể đến:

  • Mẹ bầu thiếu hụt dinh dưỡng hoặc chế độ ăn chưa cân bằng
  • Cơ thể mẹ hấp thu kém hoặc mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa
  • Thai nhi phát triển chậm so với tuổi thai
  • AC thấp kéo dài nhiều tuần liên tiếp

Tuy nhiên, không phải lúc nào chỉ số AC trong siêu âm thai cũng liên quan đến bất thường nghiêm trọng. Quan trọng là mẹ cần được theo dõi sát sao và làm thêm các xét nghiệm để có hướng xử lý kịp thời.

Chu vi vòng bụng thai nhi

Chu vi vòng bụng thai nhi nhỏ hơn tiêu chuẩn là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển chậm (Nguồn: Internet)

Chu vi vòng bụng thai nhi lớn hơn tiêu chuẩn

Nếu chỉ số AC cao hơn mức trung bình, mẹ cũng không nên quá lo lắng. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Thai nhi phát triển nhanh, tăng cân nhiều hơn mức trung bình
  • Mẹ ăn uống nhiều, tăng cân quá mức trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ khiến thai nhi hấp thu dinh dưỡng quá mức (tham khảo: Bảng tăng cân của mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt)
  • Có nguy cơ macrosomia (thai to) - cần đánh giá kỹ để có hướng sinh phù hợp

Trong nhiều trường hợp, chỉ số AC cao vẫn nằm trong giới hạn an toàn. Việc trao đổi thường xuyên với bác sĩ sẽ giúp mẹ yên tâm và có kế hoạch theo dõi sát sao theo từng tuần tuổi thai.

Chỉ số AC cao

Chỉ số AC cao hơn mức trung bình có thể do thai nhi phát triển nhanh, tăng cân nhiều hơn (Nguồn: Internet)

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số AC

Trong suốt thai kỳ, chỉ số AC trong siêu âm thai là gì luôn được quan tâm vì phản ánh được sự phát triển vòng bụng và phần nào dự đoán cân nặng của em bé. Tuy nhiên, chỉ số này có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

  • Tuổi thai phụ: Mẹ bầu lớn tuổi thường có xu hướng sinh con với chu vi vòng bụng nhỏ hơn so với mẹ trẻ tuổi do ảnh hưởng của nội tiết và khả năng nuôi thai.
  • Cân nặng của mẹ: Mẹ nhẹ cân có thể khiến thai nhi phát triển chậm hơn, từ đó làm giảm chỉ số AC; ngược lại, mẹ tăng cân nhiều có thể khiến chỉ số AC cao hơn mức bình thường.
  • Tình trạng sức khỏe của mẹ: Các bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp khi mang thai, béo phì hoặc thiếu máu đều có thể khiến chỉ số AC trong siêu âm thai tăng hoặc giảm bất thường.
  • Chế độ sinh hoạt: Giấc ngủ, mức độ vận động và thói quen ăn uống hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của thai nhi, bao gồm cả vòng bụng.
  • Yếu tố di truyền: Cấu trúc cơ thể và gen di truyền từ ba mẹ cũng đóng vai trò trong việc xác định kích thước và sự tăng trưởng của bé.

Chỉ số AC bị ảnh hưởng

Chỉ số AC trong siêu âm thai có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp về “chỉ số AC trong siêu âm thai”

Cách đọc kết quả siêu âm thai

Cách đọc kết quả siêu âm thai 5 tuần hoặc bất kỳ tuần thai nào sẽ dễ dàng hơn khi mẹ hiểu ý nghĩa các ký hiệu trên giấy siêu âm. Dưới đây là một số chỉ số cơ bản thường gặp:

  • CRL (Crown Rump Length): Chiều dài đầu - mông của thai nhi, dùng để ước tính tuổi thai sớm.
  • GA (Gestational Age): Tuổi thai tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối của mẹ.
  • GSD (Gestational Sac Diameter): Đường kính túi thai - thường được đo ở giai đoạn thai còn nhỏ (5 - 6 tuần).
  • FHR (Fetal Heart Rate): Nhịp tim thai - một dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường.
  • EDD (Estimated Due Date): Ngày dự sinh được bác sĩ tính toán dựa vào các chỉ số trên.

Chỉ số HC trong siêu âm thai là gì?

Chỉ số HC trong siêu âm thai là gì? HC là viết tắt của Head Circumference, nghĩa là chu vi vòng đầu của thai nhi. Đây là một trong những chỉ số quan trọng giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển não bộ của bé, đánh giá xem vòng đầu có nằm trong mức bình thường theo tuổi thai hay không. Chỉ số HC trong siêu âm thai còn hỗ trợ phát hiện sớm các bất thường liên quan đến não - hệ thần kinh và góp phần tiên lượng các nguy cơ trong thai kỳ.

Chỉ số HC

Chỉ số HC hỗ trợ phát hiện sớm các bất thường liên quan đến não (Nguồn: Internet)

FL là chỉ số gì của thai nhi?

FL là chỉ số gì của thai nhi? FL là viết tắt của Femur Length, tức chiều dài xương đùi của bé trong bụng mẹ. FL là chỉ số quan trọng giúp bác sĩ đánh giá sự phát triển về chiều dài và kích thước tổng thể của em bé. Dựa vào FL, kết hợp với các chỉ số khác, bác sĩ có thể ước tính tuổi thai và theo dõi tốc độ phát triển của thai nhi một cách chính xác hơn.

>>> Xem thêm:

Hy vọng qua bài viết, mẹ đã hiểu rõ hơn về chỉ số AC trong siêu âm thai là gì và tầm quan trọng của chỉ số này trong việc theo dõi sự phát triển của bé yêu. Việc nắm vững các chỉ số sẽ giúp mẹ an tâm hơn trong suốt thai kỳ và chủ động chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Đồng hành cùng mẹ trên hành trình ấy, Huggies mang đến những sản phẩm tã bỉm em bé chất lượng như Huggies Skin Perfect, Huggies Platinum Naturemade hay Huggies Dry Tràm Trà, giúp nâng niu làn da bé từ sơ sinh đến khi vận động linh hoạt. Từ size bỉm Newborn đến bỉm size XXXL, Huggies luôn là lựa chọn lý tưởng để bé yêu khô thoáng và thoải mái suốt cả ngày dài. Huggies - vì mỗi khoảnh khắc bên con đều xứng đáng được bảo vệ bằng những gì tốt nhất.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;