Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Hình ảnh siêu âm thai 7 tuần tuổi và những điều quan trọng mẹ cần biết

Thai nhi tuần thứ 7

Phụ nữ mang thai tuần thứ 7 sẽ bắt đầu đi siêu âm thai lần đầu tiên. Việc siêu âm thai sẽ xác định việc phôi thai phát triển ổn định hay không? Cùng Huggies tìm hiểu tất tần tật về siêu âm thai 7 tuần và những vấn đề liên quan trong bài viết dưới đây nhé!

Vì sao siêu âm thai vào tuần thứ 7 là cần thiết?

Khoảng tuần thứ 7 – 10 của thai kỳ là thời điểm siêu âm thai vô cùng quan trọng vì đây là lúc thai nhi đã hình thành nên việc siêu âm sẽ giúp tính tuổi thai nhi chính xác nhất. Bên cạnh đó, việc theo dõi phôi thai rất quan trọng vì nó là yếu tố xác định đặc điểm phát triển của thai nhi tại giai đoạn này.

Khi phôi lớn thành bào thai do gen di truyền và các nhân tố phát triển, việc siêu âm sớm để dự đoán ngày sinh ở giai đoạn này được xem là chính xác hơn khi siêu âm lúc cuối kỳ tháng thứ 3, khi mà kích thước của thai nhi ít có tương quan đến tuổi thai hơn giai đoạn trước.

Dưới đây là những nguyên nhân vì sao cần phải siêu âm thai 7 tuần tuổi:

  • Xác định được một thai, mang thai đôi (song thai) hay đa thai.
  • Xác định được tuổi thai. Giai đoạn này thường được siêu âm chính xác vì chỉ sai số khoảng vài ngày.
  • Nếu phụ nữ mang thai có tiền sử xuất huyết thì việc siêu âm sớm có thể xác định nguyên nhân và chỗ bị xuất huyết.
  • Nghe được nhịp tim thai tuần 7.
  • Kiểm tra kích thước thai nhi 7 tuần tuổi, chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi và đảm bảo thai nhi phát triển có kích thước phù hợp với tuổi thai.
  • Kiểm tra tổng quát tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
  • Để đảm bảo phôi thai có bám chặt vào thành tử cung và không có thai ngoài tử cung.
  • Siêu âm hỗ trợ khi phụ nữ mang thai không nhớ chính xác thời điểm có kinh nguyệt cuối cùng của mình. Vì việc ước tính tuổi phát triển của phôi thai có liên quan đến ngày rụng trứng

Siêu âm thai 7 tuần giúp tính chính xác tuổi thai, theo dõi sự phát triển của thai nhi

Siêu âm thai 7 tuần giúp tính chính xác tuổi thai, theo dõi sự phát triển của thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)

Phương pháp siêu âm thai tuần thứ 7

Có 2 phương pháp siêu âm thai 7 tuần tuổi là siêu âm ổ bụng và siêu âm đầu dò. Siêu âm ổ bụng là sự lựa chọn phổ biến của bác sĩ dành cho mẹ bầu 7 tuần tuổi. Trong trường hợp thai quá nhỏ hoặc mỡ bụng của mẹ dày, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò. Hình ảnh siêu âm thai 7 tuần tuổi sẽ chính xác hơn nếu sử dụng phương pháp siêu âm đầu dò.

Siêu âm đầu dò là phương pháp đặt dụng cụ đầu dò trong âm đạo của mẹ, cùng với sóng âm thanh trực tiếp truyền qua cổ tử cung đến tử cung mà vẫn đảm bảo bàng quang không căng, đẩy tử cung lên cao. Trong khi đó, siêu âm ổ bụng là phương pháp giúp bác sĩ nhìn rõ ràng phôi trong khung xương chậu, tử cung mở rộng và được đẩy cao. Khi thai nhi phát triển, tử cung đã mở rộng và không được chứa trong vành chậu thì sẽ không cần làm căng bàng quang trong quá trình siêu âm nữa. 

Có 2 phương pháp siêu âm thai 7 tuần tuổi là siêu âm ổ bụng và siêu âm đầu dò

Có 2 phương pháp siêu âm thai 7 tuần tuổi là siêu âm ổ bụng và siêu âm đầu dò (Nguồn: Sưu tầm)

Kích thước thai nhi 7 tuần tuổi là bao nhiêu?

Thai 7 tuần kích thước bao nhiêu? Khác với thai 4 tuần kích thước 10mm, thai nhi trong tuần thứ 7 vẫn rất nhỏ, bằng một quả mâm xôi với chiều dài từ đỉnh đầu đến mông (CRL thai 7 tuần) ước tính khoảng 5 - 12 mmm, cân nặng ít hơn 1 gam nên bụng của mẹ vẫn chưa thấy sự biến đổi quá nhiều ở bên ngoài.

Nếu đã từng mang thai trước đây, bụng của mẹ có thể to hơn so với lần mang thai trước, các triệu chứng mang thai cũng sẽ diễn ra sớm hơn vào lần mang thai này. Đây được gọi là hiệu ứng làm nóng. Nói một cách đơn giản thì cũng giống như cách một quả bóng có thể dễ dàng được thổi lên hơn vào lần thứ hai hoặc thứ ba, tử cung của mẹ sẽ có thể mở rộng một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn sau khi đã mang thai một lần. Cơ bụng và dây chằng cũng đã bị kéo giãn một lần, vậy nên lần này mọi thứ sẽ dễ dàng hơn trước khá nhiều. Tuy vậy, việc tử cung trở nên lớn hơn trong khoảng thời gian ngắn có thể khiến các triệu chứng như cảm giác bị ép vùng chậu và đau lưng xuất hiện sớm hơn so với lần mang thai trước đó.

Kích thước và tuổi thai được so sánh chặt chẽ với nhau cho đến cuối giai đoạn mang thai 3 tháng đầu tiên.

Tham khảo: Bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn WHO

Kích thước thai nhi 7 tuần tuổi là bao nhiêu?

Chiều dài từ đỉnh đầu đến mông (CRL thai 7 tuần) ước tính khoảng 5 - 12 (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh siêu âm thai 7 tuần tuổi cho mẹ biết điều gì?

Giai đoạn thai nhi 7 tuần tuổi là thời điểm quan trọng với sự phát triển nhanh chóng và hình thành cơ bản của các cơ quan trong cơ thể bé. Khi mẹ bầu siêu âm thai 7 tuần, hình ảnh thai 7 tuần tuổi sẽ cho thấy bé bắt đầu phát triển và hình thành các bộ phận cơ thể. Dưới đây là những thông tin mẹ có thể xem thông qua kết quả siêu âm thai 7 tuần:

  • Phôi thai và túi thai còn nhỏ: Ở tuần thai thứ 7, phôi thai và túi thai vẫn còn rất nhỏ, nên khó có thể nhìn thấy rõ ràng trên hình ảnh siêu âm. Tuy nhiên, đây là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển phôi thai.
  • Phát triển chi tiết các ngón chân và ngón tay: Màng ở ngón tay và ngón chân bắt đầu xuất hiện, phát triển từ bàn tay và bàn chân. 
  • Xương đuôi tiêu giảm: Xương đuôi của bé đang dần rút lại và sẽ biến mất hoàn toàn trong những ngày tới.
  • Sự phát triển của cơ quan nội tạng và mắt: Các cơ quan nội tạng của bé phát triển rất nhanh chóng. Mí mắt hình thành và mắt trở nên to hơn, đồng thời màu mắt của bé cũng được xác định vĩnh viễn từ thai 6 tuần đến thai 9 tuần dựa trên gen di truyền từ bố mẹ. Ống thở của bé phát triển kéo dài từ cổ họng đến các nhánh của phổi, trong khi các tế bào thần kinh phân nhánh và kết nối để hình thành hệ thần kinh sơ khai.
  • Phát triển cơ quan sinh dục: Bộ phận sinh dục của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ, nên khi siêu âm thai 7 tuần vẫn chưa thể xác định giới tính của bé. 
  • Kích thước thai 7 tuần: Bé có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 1,3 cm, tương đương với một quả mâm xôi và đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khiến mẹ chưa thể cảm nhận được.
  • Tim thai và sự phát triển của tai: Thai nhi 7 tuần tuổi đã có tim thai chưa? Tim thai đã xuất hiện và có thể nghe thấy nhịp tim thai 7 tuần tuổi qua siêu âm. Tuy nhiên, nếu thai 7 tuần chưa có tim thai, mẹ không nên quá lo lắng vì bác sĩ sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác và đưa ra phương án xử lý kịp thời. 
  • Tai được hình thành: Lúc này tai của bé cũng đã hình thành, cả bên trong và bên ngoài.
  • Sự hình thành vòm miệng: Trong vòm miệng của bé, lưỡi và các chân răng đang bắt đầu hình thành, chuẩn bị cho sự phát triển toàn diện của cơ thể trong những tuần tới.

Hình ảnh thai 7 tuần tuổi sẽ cho thấy bé bắt đầu phát triển và hình thành các bộ phận cơ thể

Hình ảnh thai 7 tuần tuổi sẽ cho thấy bé bắt đầu phát triển và hình thành các bộ phận cơ thể (Nguồn: Sưu tầm)

Khi thai 7 tuần cần xét nghiệm những gì?

Khi thai được 7 tuần, ngoài việc dựa vào hình ảnh siêu âm để kiểm tra và theo dõi sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cần thực hiện xét nghiệm phôi thai. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách lấy 5ml máu của mẹ, sau đó tách chiết ADN tự do của phôi thai để phân tích. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ xác định liệu thai nhi có mắc các bệnh di truyền hoặc bị ảnh hưởng bởi các đột biến gen hay không.

Xét nghiệm phôi thai còn có thể phát hiện các bệnh di truyền như suy giảm miễn dịch do thiếu Gamma Globulin huyết, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi, hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh và nhiều tình trạng khác.

Xét nghiệm này thường được khuyến cáo trong các trường hợp sau:

  • Mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh di truyền.
  • Mẹ bầu từng bị bệnh hoặc nhiễm cúm trong quá trình mang thai, hoặc đã sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ.
  • Mẹ bầu đã hoặc đang tiếp xúc với hóa chất độc hại trong thời kỳ mang thai.

>> Tham khảo thêm: Cảm cúm khi mang thai: Cách điều trị và phòng ngừa

Mẹ có biết:

Mẹ nên chú ý tránh tiếp xúc với hóa chất, vận động mạnh hoặc bị stress trong thời gian mang thai mẹ nhé! Mẹ hãy giữ một tinh thần thật thoải mái, dành thời gian để tìm hiểu về những vật dụng cần thiết cho sự chào đời của bé, điển hình là loại tã bỉm phù hợp để bé thoải mái vận động. Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, bỉm sơ sinh Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã Huggies Skin Perfect 2 vùng thấm

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Làm cách nào để có một kết quả siêu âm thai 7 tuần rõ ràng hơn?

Chất lượng của các thiết bị và các kỹ năng của người phụ trách là rất quan trọng khi thực hiện siêu âm thai.

Hãy hỏi bác sĩ, bạn bè có kinh nghiệm về địa điểm siêu âm có kết quả tốt nhất cho buổi siêu âm lần đầu trong tuần thứ 7.

Vì sao kết quả siêu âm không phải lúc nào cũng chính xác 100%?

Ngay cả với các siêu âm công nghệ tốt nhất và thành thạo nhất, siêu âm không thể tính ngày dự sanh, giới tính, kích thước hoặc tình trạng thai nhi một cách chính xác. Điều này áp dụng ở bất cứ giai đoạn của thai kỳ.

Nguyên nhân kết quả siêu âm thai không chính xác 100%:

  • Thai nhi có nhiều tư thế khác nhau: nằm thẳng, cuộn tròn, nằm nghiêng hoặc ở một vị trí mà khi siêu âm khó đo được kích thước.
  • Mỗi thai nhi là một cá thể và có yếu tố di truyền tác động.
  • Sức khỏe của người mẹ và của nhau thai cũng đóng vai trò quan trọng đối với kích thước của thai nhi

Một số câu hỏi thường gặp về siêu âm thai 7 tuần

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về siêu âm thai 7 tuần mẹ nên biết:

Thai 7 tuần có tim thai chưa?

Thai mấy tuần có tim thai? Thông thường tim thai bé trai hay bé gái xuất hiện và có thể nhìn thấy khi thai nhi được 6 - 7 tuần. Một số trường hợp thai 7 tuần chưa có phôi và tim thai, đến tuần thứ 8 hoặc 10 mới có thể nghe rõ tim thai. Nguyên nhân do sự sai sót trong quá trình trình tính tuổi thai nhi.

Nhịp tim thai 7 tuần là bao nhiêu?

Thai 7 tuần nhịp tim bao nhiêu? Nhịp tim thai nhi 7 tuần tuổi trung bình khoảng 90 - 110 nhịp/phút và tăng mỗi ngày. Nhịp tim thai tăng liên tục đến khoảng tuần thứ 9 - thời điểm đạt nhịp tim tối đa 140 - 170 mỗi phút, ở cả bé trai và bé gái. Nhịp tim thai có thể đặt 180 lần/phút nếu thai nhi cựa quậy nhiều.

CRL thai 7 tuần là bao nhiêu?

Chiều dài đầu mông thai 7 tuần (CRL thai 7 tuần tuổi) từ 9 - 15 mm. Cân nặng của thai nhi 7 tuần tuổi khoảng 0,5 - 2g.

Thai 7 tuần biết trai hay gái chưa?

Chưa thể xác định chuẩn xác giới tính thai nhi ở tuần thai thứ 7 bằng phương pháp siêu âm thông thường do lúc này bộ phận sinh dục của bé chưa phát triển hoàn thiện.

Thai 7 tuần đã bám chắc chưa?

Trong 7 tuần đầu thai kỳ, bào thai vẫn chưa thể bám chắc hoàn toàn vào niêm mạc tử cung của mẹ. Vì thế, các mẹ bầu cần chú ý vẫn cần theo dõi cẩn thận và thực hiện các chỉ dẫn từ bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Túi thai 7 tuần bao nhiêu mm?

Tuần thai thứ 7, kích thước trung bình của túi thai (hay còn gọi là túi ối) thường dao động từ 25-28mm. Nếu đường kính túi thai chỉ đạt 16,7mm là GS nhỏ. Do đó, việc theo dõi sự phát triển của thai nhi và siêu âm lại sau 2 tuần để xem xét tình trạng hiện tại, đánh giá sự phát triển của thai

Dấu hiệu thai 7 tuần khỏe mạnh là gì?

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy thai 7 tuần phát triển khỏe mạnh:

  • Chán ăn: Tình trạng chán ăn ở tuần thứ 7 là khá phổ biến do sự gia tăng của hormone estrogen. Dù cảm giác này không dễ chịu, nhưng nó thường là một dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường.
  • Nhạy cảm với mùi hương: Sự nhạy cảm với mùi hương và buồn nôn khi gặp các mùi quen thuộc cũng là dấu hiệu của sự phát triển bình thường của thai nhi. Điều này là do sự gia tăng hormone trong cơ thể.
  • Táo bón: Tình trạng bầu bị táo bón là kết quả của sự thay đổi hormone, làm giãn cơ trơn trong đường tiêu hóa. Đây là một dấu hiệu phổ biến và thường gặp trong thai kỳ.
  • Ợ nóng: Chứng ợ nóng, do trào ngược axit, là một dấu hiệu thường gặp ở thai phụ. Tránh ăn các món cay nóng và uống nước đều đặn có thể giúp giảm tình trạng này.
  • Dịch nhầy âm đạo tiết nhiều hơn: Việc tiết nhiều dịch nhầy hơn trong thai kỳ là bình thường và cho thấy sự phát triển của thai nhi.
  • Xuất hiện các nốt mụn: Các nốt mụn trên mặt do sự thay đổi hormone là dấu hiệu phổ biến ở tuần thứ 7. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Tâm trạng thất thường: Tâm lý mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi, sự thay đổi thất thường trong tâm trạng của mẹ bầu là một dấu hiệu khác của sự phát triển bình thường của thai nhi, do ảnh hưởng của nội tiết và lo lắng trong thai kỳ.

Siêu âm thai 7 tuần là một cột mốc quan trọng trong hành trình mang thai, giúp mẹ bầu có cái nhìn rõ hơn về sự phát triển của thiên thần bé nhỏ trong bụng. Tìm hiểu thêm về siêu âm thai và những lần siêu âm quan trọng khác, vui lòng đặt câu hỏi tại Góc chuyên gia của Huggies mẹ nhé!

Tham khảo tên cho bé: 

Nguồn tham khảo:

Sản phẩm bỉm Huggies mà bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Triệu chứng chuột rút khi mang thai
Mang thai 07/12/2018

Bà bầu bị chuột rút: Nguyên nhân, cách chữa và cách phòng ngừa

Chuột rút khi mang thai là sự co thắt đột ngột và không tự nguyện của một hoặc nhiều nhóm cơ gây đau ở đùi, bắp chân và chân dữ dội.

Mang thai 30/01/2019

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Khám thai lần đầu khi nào?

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Là 3-17 ngày, để chắc chắn hơn bạn đang mang thai nên theo dõi sau 1 tuần chậm kinh và 3 tuần sau khi thụ thai.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;