Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối | Huggies
Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Biến chứng thai kỳ
Đặt tên cho con
Chăm sóc trong thai kỳ
Dinh dưỡng cho bà bầu
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh tìm tàng những nguy hiểm và nó có thể dẫn đến một số biến chứng cho cả mẹ và bé. Vậy các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ là gì? Mẹ bầu cần làm gì để biết dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và cuối? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho các mẹ bầu về loại bệnh này cũng như các phương pháp ăn uống, phòng tránh cần thiết.

Xem thêm: Những biến chứng thai kỳ thường gặp khi mang thai

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Theo WebMD, bệnh tiểu đường là khi nội tiết tố insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động cơ thể con người, hoặc cơ thể không chuyển hoá tốt insulin. Glucose là chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, lượng đường glucose không thể di chuyển một mình từ mạch máu vào tế bào mà phải cần insulin hỗ trợ trong quá trình vận chuyển. Chúng ta bị bệnh tiểu đường là do có quá nhiều lượng đường vào mạch máu và các biến chứng từ đó phát sinh.

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Bệnh phát triển và xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 – 28. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể, gây ra lượng đường cao trong máu. Phụ nữ có thai nếu không phát hiện sớm tình trạng bệnh sẽ không tốt cho cả mẹ và thai nhi.

Vì vậy, khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con trong suốt thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ là gì?

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bình thường, tụy tạng có nhiệm vụ sản xuất ra insulin để điều hòa đường trong máu. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, các hormone của nhau thai tạo ra nội tiết tố đặc biệt để giúp thai nhi lớn và phát triển, khiến rối loạn việc sản xuất insulin này. Tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần, do đó xuất hiện hiện tượng “kháng insulin”.

Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể không thể sản xuất đủ lượng insulin trong suốt quá trình thai kỳ sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, cần giảm hoặc tăng lượng insulin hoặc làm cả hai động tác đó.

Những đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Theo website NHS, đây là trang web y tế lớn nhất của Vương quốc Anh, với hơn 50 triệu lượt truy cập mỗi tháng thì một số đối tượng sau sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường trong thai kỳ cao.

  • Phụ nữ ở lứa tuổi trên 30.
  • Phụ nữ dân tộc thiểu số bao gồm thổ dân Úc, dân ở các quần đảo trên Thái Bình Dương, người Châu Á, Philippines, Ấn độ, Trung Quốc, Trung Đông hoặc Việt Nam.
  • Chủng tộc: Châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
  • Phụ nữ bị quá cân, béo phì cả trước và khi đang mang thai.
  • Đã từng bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
  • Tiền sử sinh con ≥ 4000g.
  • Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.
  • Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.
  • Phụ nữ mắc hoặc có tiền sử hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

    Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

    Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ phổ biến

    Theo Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association) gọi tắt là ADA vào năm 2021, bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ được chia thành 4 loại phổ biến:

  • Đái tháo đường loại 1: Do sự thiếu hụt insulin tuyệt đối ở cơ thể người mẹ.
  • Đái tháo đường loại 2: Do sự thiếu hụt insulin một cách tương đối ở người mẹ và đây là loại phổ biến nhất thường gặp cả người bình thường và người mẹ lớn tuổi.
  • Tiểu đường loại đặc biệt: Đây là loại tiểu đường có liên quan đến một số bệnh đặc biệt khác như: Hội chứng đái tháo đường do rối loạn đơn gen không đồng nhất (monogenic diabetes syndromes), bệnh tiểu đường do thuốc và hóa chất gây nên (ví dụ thuốc glucocorticoid, thuốc điều trị HIV/AIDS).
  • Tiểu đường thai kỳ: Loại tiểu đường này thường được chẩn đoán khi thai nhi ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối.
  • Dấu hiệu chung của bệnh tiểu đường và tiểu đường ở thai nhi là:

  • Tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Hiện tượng khát nhiều.
  • Sụt cân nhưng không rõ nguyên nhân.
  • Mắt nhìn bị mờ.
  • Ngoài ra ở phụ nữ mang thai khi bị tiểu đường có thể sẽ có các triệu chứng như: Đau đầu, khó chịu, mệt mỏi. Tất cả các triệu chứng và dấu hiệu này ở phụ nữ bị tiểu đường đều không đặc hiệu khi mang thai vì vậy nó có thể xảy ra ở bất kỳ ai.

    Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ phổ biến

    Một số dấu hiệu tiểu đường thai kỳ phổ biến (Nguồn: Sưu tầm)

    Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ theo giai đoạn

    Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu và giữa

    Tất cả biểu hiện tiểu đường ở thai kỳ đều không rõ nét và không dễ nhận biết ở mỗi giai đoạn. Vì vậy, các mẹ bầu cần phải kiểm tra mức đường huyết thường xuyên khi mang thai và hãy thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

    Đại đa số phụ nữ mang thai được phát hiện tình trạng tiểu đường tình cờ trong lần kiểm tra định kỳ, nhiều khả năng dấu hiệu sẽ phát hiện được trong ba tháng đầu nếu đã từng mắc bệnh này trong lần mang thai trước đó, hoặc bị cao huyết áp, bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay có tiền sử sinh con với cân nặng lớn bất thường.

    Việc đi tiểu nhiều, khát nước nhiều trong giai đoạn đầu của thai kỳ là dấu hiệu không đặc hiệu ở phụ nữ mang thai.

    Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

  • Khát nước tăng dần và hơn bình thường nhiều: Một biểu hiện đặc trưng của tiểu đường của thai kỳ trong 3 tháng cuối là uống nước nhiều và khát nước hơn.
  • Mệt mỏi nhiều bất thường: Đây là biểu hiện không đặc hiệu, phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ sẽ mệt mỏi hơn rất nhiều so với các phụ nữ mang thai khác.
  • Khô miệng thường xuyên: Miệng của mẹ bầu có thể bị khô, nứt nẻ mặc dù đã uống rất nhiều nước.
  • Bên cạnh đó, một số dấu hiệu khác về bệnh tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối mà các mẹ bầu cần lưu ý như sau:

  • Xuất hiện triệu chứng bị mờ mắt nhưng tình trạng này không kéo dài.
  • Nước tiểu thấy có hiện tượng kiến bu.
  • Việc ăn uống không kiểm soát được.
  • Tuy nhiên tất cả các dấu hiệu ở mẹ bầu này đều không đặc hiệu. Cách nhận biết chính xác căn bệnh tiểu đường này chính là làm xét nghiệm kiểm tra đường huyết và có sự tư vấn của bác sĩ.

    Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối

    Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối (Nguồn: Sưu tầm)

    Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

    Tiểu đường thai kỳ khá nguy hiểm nếu người mẹ không được chăm sóc và quản lý cẩn thận. Nó có thể sẽ dẫn đến lượng đường trong máu bị tăng cao gây ra một số nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

    Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ đối với thai nhi

  • Cân nặng khi sinh của em bé nặng quá mức: Khi lượng đường trong máu của mẹ bầu cao hơn bình thường ở có thể khiến cho thai nhi phát triển lớn quá mức và tăng khả năng bị viêm tầng sinh môn khi sắp sinh.
  • Gây ra hiện tượng em bé bị sinh non: Lượng đường tăng cao trong máu làm tăng nguy cơ sinh sớm khiến trẻ bị thiếu tháng.
  • Hiện tượng suy hô hấp dẫn đến sự khó thở: Việc em bé sinh ra sớm hơn dự định ở các bà mẹ bị bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể mắc phải hội chứng suy hô hấp dẫn đến tình trạng gây khó thở.
  • Lượng đường trong máu bị thấp (Do hiện tượng hạ đường huyết): Đối khi các em bé của các bà mẹ bị đái tháo đường có nguy cơ việc lượng đường trong máu bị hạ thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh, các đợt hạ nghiêm trọng có thể có thể gây ra sự co giật ở trẻ.
  • Em bé sẽ dễ bị bệnh béo phì và dễ mắc phải bệnh đái tháo đường loại 2 về sau: Việc được sinh ra ở cơ thể mẹ bị mắc tiểu đường sẽ khiến bé dễ bị béo phì và đái tháo đường loại 2 cao hơn mức bình thường ở các bé khác.
  • Thai nhi sẽ dễ bị chết lưu: Nếu không điều trị bệnh đái tháo đường, nó có thể dẫn đến sự chết lưu từ trong bụng mẹ hoặc ngay khi sinh.
  • Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ đối với mẹ

  • Người mẹ sẽ dễ bị huyết áp cao và tiền sản giật: Hội chứng nghiêm trọng của việc bị đái tháo đường là cơ thể người bị huyết áp cao và tiền sản giật cùng với các triệu chứng khác, nó có thể đe dọa đến cuộc sống của cả mẹ và bé.
  • Phải thực hiện sinh mổ để lấy thai: Mẹ bầu khi mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ gia tăng nguy cơ sinh mổ vì thai nhi quá to.
  • Thời điểm nào cần tầm soát đái tháo đường thai kỳ

    Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, quá trình và hoạt động liên quan đến việc sản sinh insulin đều bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản. Đây là nguyên nhân tại sao việc kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ được yêu cầu theo định kỳ đối với phụ nữ mang thai dù họ có tiền sử bệnh hay không. Thời điểm xuất hiện bệnh thông thường từ tuần mang thai thứ 24 – 28, mặc dù vẫn có thể có những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ vài tuần trước hoặc sau giai đoạn này.

    Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhu cầu tăng lượng đường vì nhu cầu tăng năng lượng. Tình huống lý tưởng là khi việc sản xuất insulin vừa đủ để phù hợp với lượng đường đang cần được gia tăng. Nhưng không phải thai phụ nào nào cũng đạt được trạng thái lý tưởng này.

    Do đó, Mayo clinic khuyến cáo phụ nữ có nguy cơ trung bình mắc tiểu đường thai kỳ nên làm xét nghiệm trong tam cá nguyệt thứ 2 (tuần 24 - tuần 28). Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao thì việc xét nghiệm có thể diễn ra trong lần khám thai đầu tiên.

    Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ diễn ra như thế nào?

    Xét nghiệm tiểu đường ở thai kỳ được khuyến cáo thực hiện khi em bé ở từ tuần 24 đến tuần 28. Có 2 phương pháp chẩn đoán loại bệnh này như sau:

    Phương pháp 2 bước

    Bước 1: Mẹ bầu sẽ được uống 50g glucose (Các mẹ bầu cần được ăn no trước khi uống). Sau khoảng 1 giờ, đo lượng glucose huyết tương. Nếu kết quả là >= 7,2 mmol/l thì mẹ bầu sẽ được chỉ định làm tiếp bước 2.

    Bước 2: Ở bước này, bệnh nhân không được ăn uống bất cứ loại thực phẩm nào, chỉ được uống nước lọc trong vòng 8 giờ trước khi xét nghiệm. Mẹ bầu sẽ được cho uống 100g glucose pha với 250ml nước lọc. Từ đó, các bác sĩ sẽ tiến hành đo lượng glucose tại các thời điểm sau khi uống là 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ và lúc trước khi uống đường glucose.

    Mẹ bầu sẽ được chẩn đoán là bị bệnh đái tháo đường thai kỳ nếu có ít nhất 2 chỉ số bằng hoặc vượt các khoảng sau đây:

    Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của Carpenter/Coustan:

  • Lúc mẹ bầu đói: 95 mg/dL ( 5,3 mmol/L).
  • Thời điểm 1- 1 giờ: 180 mg/dL (10 mmol/L).
  • Thời điểm 2- 2 giờ: 155 mg/dL (8,6 mmol/L).
  • Thời điểm 3- 3 giờ: 140 mg/dL (7,8 mmol/L).
  • Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của National Diabetes Data Group:

  • Lúc mẹ bầu đói: 105 mg/dL (5,8 mmol/L).
  • Thời điểm 1- 1 giờ: 190 mg/dL (10,6 mmol/L).
  • Thời điểm 2- 2 giờ: 165 mg/dL (9,2 mmol/L).
  • Thời điểm 3- 3 giờ: 145 mg/dL (8,0 mmol/L).
  • Phương pháp 1 bước

    Quy trình xét nghiệm của phương pháp 1 bước để chẩn đoán bệnh đái tháo đường sẽ được thực hiện từ tuần 24- 28 của thai kỳ với các phụ nữ đã được chẩn đoán không đái tháo đường trước đó, như sau:

    Đầu tiên, mẹ bầu cũng sẽ được uống dung dịch chứa 75g Glucose, sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành đo glucose ở thời điểm mẹ bầu nhịn đói, 1 giờ và 2 giờ sau uống đường. Phương pháp này thường thực hiện vào buổi sáng và nhịn đói ít nhất 8 giờ.

    Nếu kết quả chẩn đoán thỏa 1 trong các điều kiện này thì mẹ bầu đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ:

  • Lúc mẹ bầu đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L).
  • Thời điểm 1- 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L).
  • Thời điểm 2- 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L).
  • Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ diễn ra như thế nào

    Có 2 phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chủ yếu (Nguồn: Sưu tầm)

    Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao?

    Kiểm soát đường huyết

  • Khi bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ mẹ bầu này cần phải được kiểm soát đường huyết một cách tích cực và an toàn trong khoảng hẹp, để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Đường huyết lúc đói của mẹ phải < 5,8 mmol/l, đường huyết 1 giờ sau ăn của mẹ < 7,8 mmol/l và 2 giờ sau ăn của mẹ bầu phải < 7,2 mmol/l. Không nên để mức đường huyết lúc đói của mẹ bị bầu bị thấp hơn 3,4 mmol/l.
  • Dinh dưỡng điều trị

    Tỉ lệ các mẹ bầu có thể cân bằng lại mức đường huyết nhờ điều chỉnh chế độ ăn uống mà không cần can thiệp bằng thuốc lên đến 75% đến 80%. Để làm được điều đó, các mẹ bầu cần cực kì chú ý về lượng carbohydrate và chất dinh dưỡng mà mình đang dung nạp vào cơ thể hàng ngày, như sau:

  • Tổng số năng lượng mà mẹ bầu bệnh tiểu đường thai kỳ cần nạp (Tính dựa trên cân nặng lý tưởng) là: 30 Kcal/kg.
  • Chế độ dinh dưỡng mà mẹ bầu cần nạp để đảm bảo sự tăng trọng cần thiết của thai kỳ: 0,45kg/ tháng trong quý đầu, 0,2 - 0,35 kg/ tuần trong thời điểm quý 2 và quý 3 của thai kỳ.
  • Mẹ bầu nên chia đều năng lượng của cả ngày cho 3 bữa ăn chính và 3 bữa ăn phụ của mình và không nên ăn quá nhiều carbohydrate vào mỗi bữa sáng.
  • Tham khảo: Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì

    Điều trị bằng thuốc

    Nếu đã áp dụng đúng phương pháp trên nhưng vẫn không tác dụng, mẹ bầu nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thường như sau:

  • Cho đến thời điểm hiện tại, thuốc Insulin human là loại duy nhất được FDA công nhận cho các bệnh nhân đái tháo thường thai kỳ sử dụng.
  • Các bệnh nhân này cần được bác sĩ đo đường huyết 4 đến 6 lần/ngày (Thường diễn ra vào trước bữa ăn, 2 giờ sau khi mẹ bầu ăn và trước khi đi ngủ). Người nhà bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức khi các mẹ bầu có dấu hiệu đường huyết tăng cao hoặc thấp hơn so với mức bình thường.
  • Phòng tránh đái tháo đường thai kỳ

    Việc phòng tránh bệnh đái tháo đường thai kỳ không có cách tuyệt đối nhưng nếu mẹ bầu giữ cho mình thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì tỉ lệ mắc bệnh giảm đáng kể. Nếu mẹ bầu có trường hợp từng bị bệnh từ trước, thì mẹ bầu cần tuyệt đối tuân thủ các thói quen lành mạnh, điều này sẽ giúp các mẹ giảm nguy cơ mắc bệnh trong những lần mang thai kế tiếp hoặc giảm sự phát triển thành bệnh đái tháo đường loại 2 trong tương lai của mẹ.

    Một số phương pháp phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ hiệu quả mà mẹ bầu có thể tham khảo như:

  • Lựa chọn các loại thực phẩm sạch, có lợi cho sức khỏe: Các loại thức ăn có giàu chất xơ, ít các chất béo và calo như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng: Mẹ bầu có thể tập thể dụng 30 phút mỗi ngày một cách nhẹ nhàng như tưới cây, lau dọn nhà cửa, đi bộ xung quanh…
  • Mẹ bầu cần giữ cân nặng hợp lý khi có ý định mang thai và khi mang thai: Việc bị thừa cân và béo phì tiền mang thai sẽ dẫn đến một số căn bệnh trong thai kỳ như bệnh đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh non… Vì vậy, nếu các phụ nữ bị thừa cân và có kế hoạch sinh con, hãy điều chỉnh để có cân nặng phù hợp.
  • Tránh hiện tượng tăng cân hơn quá mức quy định trong thời kỳ mang thai: Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ là người mẹ tăng cân quá nhanh, quá nhiều. Bác sĩ phụ sản sẽ tư vấn về mức tăng cân phù hợp dành cho mẹ bầu, tùy thuộc vào cân nặng và hiện trạng của thai nhi.
  • Theo bác sĩ Bùi Thị Thu Hà, để duy trì các hoạt động thể chất, mẹ có thể:

    bac si

    Vận động:

  • Đi bộ, Bơi lội : Giảm chứng bệnh đau lưng, cơ bắp vận động, các mạch máu được nước massage, thúc đẩy máu lưu thông tốt cho mẹ và con, phòng ngừa táo bón, phù chân.
  • Yoga: giúp luyện thở, cung cấp lượng oxy dồi dào và đào thải khí cacbonic, giúp hệ xương khớp được dẻo dai, kiểm soát trọng lượng, giảm nguy cơ đái tháo đường.

    bac si

    Tham khảo: Yoga cho bà bầu

    Những câu hỏi thường gặp về tiểu đường thai kỳ

    Bị đái tháo đường thai kỳ có uống sữa bầu được không?

    Ngoài việc ăn uống điều độ và đủ 4 nhóm chất chủ yếu, 2-3 ly sữa (400-600ml) mỗi ngày là điều cần thiết với các mẹ bầu. Nếu mẹ bầu đang bị mắc bệnh đái tháo đường, các mẹ hãy chọn cho mình loại sữa không đường để tránh tăng đường huyết.

    Mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có sinh thường được không?

    Mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu có thể sinh thường nếu thai nhi có cân nặng vừa phải, không quá lớn (Bé khoảng dưới 4kg). Nếu các bé nặng trên 4kg, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và con.

    Tiểu đường thai kỳ có tự hết sau khi đã sinh con?

    Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể tự hết sau khi sinh con. Tuy nhiên, như đã nói trên, những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không có biện pháp kiểm soát tốt đường huyết trong máu, sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh tiểu đường trong những lần mang thai kế tiếp.

    Một số phụ nữ bị tiểu đường nhẹ trước khi mình mang thai nhưng không phát hiện ra kịp thời và khiến cho bệnh trở nặng hơn sau khi sinh con, hậu quả có thể sẽ khiến người mẹ mang theo bệnh cả đời.

    >> Xem thêm một số biến chứng thai kỳ khác:

    Đa ối khi mang thai có nguy hiểm không?

    Tiền sản giật là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

    Thai trứng (chửa trứng) là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

    Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® nào!

  • EmptyView

    Huggies đồng hành cùng bạn

    Tã dán sơ sinh

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ