Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Bà bầu và Huyết áp cao

Bà bầu và Huyết áp cao

Cao huyết áp khi mang thai nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đây là tình trạng có thể phòng tránh và chữa trị. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ một số thông tin quan trọng về triệu chứng cao huyết áp trong thai kỳ. 

Huyết áp cao là gì?

Huyết áp cao (tăng huyết áp) là tình trạng khi áp lực máu bơm qua động mạch quá cao. Ở mỗi nhịp tim, tâm thất trái (một trong bốn buồng tim) co bóp và tống máu mang oxy đến động mạch chủ. Nếu áp lực bơm máu cao, nó sẽ ảnh hưởng đến thành động mạch.

Khi đo huyết áp, số đầu tiên được ghi nhận là huyết áp tâm thu – áp lực động mạch khi tim co. Số thứ nhì là huyết áp tâm trương– áp lực động mạch khi tim nghỉ giữa 2 nhịp co.

Đơn vị đo huyết ápmilimet thuỷ ngân (mmHg) – áp lực cần để làm cột thuỷ ngân chạy lên. Cách đo truyền thống là dùng loại máy đo có vòng băng quấn quanh tay và đồng hồ đo. Đây vẫn được đánh giá là cách đo chính xác nhất cho tới nay.

>>> Xem thêm bài viết về các bệnh biến chứng thai kỳ: Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

Cao huyết áp khi mang thai

Cao huyết áp khi mang thai không phải là một triệu chứng hiếm gặp. Tình trạng này xảy ra do những thay đổi về sinh lý tim mạch khiến cơ thể mẹ bầu cần lưu lượng máu nhiều hơn ở một số bộ phận, từ đó tạo áp lực lên thành mạch máu và khiến huyết áp tăng.

Trong suốt thai kì, thường thì huyết áp của bà bầu ít thay đổi trong 30 tuần đầu. Từ lúc này trờ đi đến khi sinh bé, huyết áp có thể tăng nhẹ và thường mẹ không cần lo lắng.

  • Huyết áp bình thường ở phụ nữ mang thai sẽ dưới 140/90, còn với mẹ bầu khi bị cao huyết áp thai kỳ sẽ có huyết áp tăng cao lên vượt mức bình thường. Tuy nhiên, kết quả này còn phụ thuộc vào cơ thể mẹ bầu, hoạt động và mức độ giữ nước.
  • Huyết áp bình thường: dưới 140/90
  • Tăng huyết áp nhẹ: 140/90 đến 149/99
  • Tăng huyết áp trung bình: 150/100 đến 159/109
  • Tăng huyết áp nặng: 160/110 hoặc cao hơn

Trong một số trường hợp, cao huyết áp cũng có thể diễn ra trước khi mang thai và trở nặng hơn khi bạn bước vào thai kỳ. Một số bà bầu có thể tăng huyết áp trước tuần 20 của thai mà họ không phát hiện được.

Một điều quan trọng bạn cần lưu ý, các bà bầu bị tăng huyết áp trước khi mang thai đều có nguy cơ cao xuất hiện dấu hiệu tiền sản giật. Chính vì điều này, mẹ bầu bị tăng huyết áp vô căn trước khi mang thai sẽ cần được theo dõi sát sao hơn vì cả hai mẹ con đều có thể bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, cao huyết áp cũng có khả năng chỉ xuất hiện trong thai kỳ, nếu đi kèm triêu chứng phù và đạm niệu sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé.

Tham khảo: Thai nhi 37 tuần phát triển như thế nào?

huyết áp cao khi mang thai

Cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không?

Trường hợp mẹ bị huyết áp cao khi mang thai sẽ cần được bác sĩ kiểm tra và theo dõi thường xuyên, nhất là từ tuần thứ 20 của thai. Nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời, huyết áp cao sẽ có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi:

  • Nguy cơ tiền sản giật cao ở mẹ
  • Làm tăng nguy cơ bong nhau thai ở nơi nhau bám vào thành tử cung. Biến chứng này có thể dẫn đến chảy máu và ảnh hưởng tới việc cung cấp máu và oxy cho thai nhi. (Tham khảo: Nhau bong non)
  • Phát triển thành tăng huyết áp thực sự sau khi sinh bé.
  • Mẹ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch về sau.
  • Giảm lượng máu nuôi đến em bé, dẫn đến nguy cơ sinh non.

Một số biểu hiện thường gặp của cao huyết áp thai kỳ là tăng cân nhanh, có dấu hiệu bị phù toàn thân, tiền sản giật kèm theo đạm niệu. Bố mẹ cần lưu ý và tìm gặp bác sĩ ngay nếu nhìn thấy những dấu hiệu trên nhằm tránh những ảnh hưởng đáng tiếc.

Tham khảo: Thai nhi 38 tuần: Sự phát triển của bé và lưu ý mẹ cần biết

Nên làm gì khi bà bầu bị cao huyết áp trước, trong khi và sau thai kỳ?

Trước thai kỳ

Bạn hãy tham khảo bác sĩ để lên kế hoạch chăm sóc phù hợp và theo dõi sức khỏe trong suốt quá trình mang thai. Dưới đây là một số vấn đề quan trọng mẹ cần trao đổi trước với bác sĩ:

  • Bất kỳ dấu hiệu bất thường, vấn đề về sức khỏe hiện tại
  • Loại thuốc đang dùng
  • Phương pháp ăn uống, vận động đúng cách

Trong thai kỳ

  • Quan tâm đến việc chăm sóc tiền sản từ sớm và thường xuyên, luôn đi khám thai đúng lịch hẹn
  • Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào chưa qua tham khảo bác sĩ
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà bằng máy đo huyết áp, và tìm gặp bác sĩ ngay khi huyết áp tăng cao hơn bình thường hoặc nếu mẹ có dấu hiệu tiền sản giật
  • Duy trì chế độ ăn uống và vận động lành mạnh

Sau thai kỳ

Mẹ nên chú ý lắng nghe cơ thể của mình và quan sát bất kỳ dấu hiệu bất thường xảy ra với cơ thể. Khi mẹ bị huyết áp cao trong quá trình mang thai, nguy cơ đột quỵ và mắc các chứng bệnh khác có thể tăng lên theo. Hãy tìm gặp bác sĩ hoặc di chuyển đến bệnh viện ngay khi mẹ có dấu hiệu tiền sản giật sau sinh.

Tham khảo: Nhiễm độc thai nghén (Tăng huyết áp thai kỳ)

Cao huyết áp khi mang thai có thể mang đến nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé. Chính vì điều này, bạn cần bắt đầu phòng tránh tăng huyết áp bằng cách theo dõi huyết áp định kỳ, ăn uống lành mạnh (hạn chế ăn quá mạnh, ăn nhiều mỡ động vật, uống rượu bia) và vận động phù hợp khi có kế hoạch mang thai.

Nếu mẹ còn những câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® để được tư vấn thêm mẹ nhé!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Triệu chứng chuột rút khi mang thai
Mang thai 07/12/2018

Bà bầu bị chuột rút: Nguyên nhân, cách chữa và cách phòng ngừa

Chuột rút khi mang thai là sự co thắt đột ngột và không tự nguyện của một hoặc nhiều nhóm cơ gây đau ở đùi, bắp chân và chân dữ dội.

Siêu âm thai 7 tuần
Mang thai 26/12/2018

Hình ảnh siêu âm thai 7 tuần tuổi và những điều quan trọng mẹ cần biết

Dựa vào hình ảnh siêu âm thai 7 tuần tuổi để biết thai nhi đã bám chắc chưa, để xem nhịp tim và chỉ số phát triển. Tìm hiểu chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi và dấu hiệu thai khỏe.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;