Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Siêu âm thai 4D

Tìm hiểu về siêu âm thai 4D

Siêu âm thai 4D không phải là một thủ tục y tế bắt buộc như siêu âm 2D . Mặc dù vậy, nhiều bậc cha mẹ chọn siêu âm thai 4D vì nó giúp họ được cảm nhận rõ rệt hơn nữa mối liên kết với thai nhi.

1. Siêu âm thai 4D là gì? 

Tất cả các loại siêu âm là một qui trình y tế, trong đó sóng âm thanh tần số cao được truyền qua cơ thể và sau đó thể hiện trên màn hình.

Siêu âm thai là một thủ thuật không xâm lấn và không đau. Mặc dù vậy, bạn có thể thấy khó chịu một chút vì bạn cần phải cảm thấy buồn tiểu (nhiều nước trong bàng quang) khi thực hiện siêu âm trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Để siêu âm thai nhi, một thiết bị được gọi là một bộ chuyển đổi được sử dụng để di chuyển dọc theo bụng của người mẹ và thiết bị này gửi các sóng âm thanh thông qua bụng và tử cung. Các sóng âm thanh này dội ngược lại từ thai nhi dưới hình thức phản âm. Một máy tính thu nhận những “tin nhắn phản hồi” này và thể hiện chúng lên màn hình.

Siêu âm thai 4D hoặc siêu âm 4 chiều được xây dựng trên cơ sở công nghệ quét 3D. Một chiều thêm ở đây chính là thời gian. Thực chất, siêu âm thai 4D chính là hình ảnh chuyển động của thai nhi trong thời gian thực.

Kỹ thuật siêu âm 4D sẽ cho phép mẹ thấy những chuyển động của em bé ở tại thời điểm đó như khi bé nhúc nhích, đạp, cau mày, nhăn mặt, mút ngón tay cái, mở mắt và nhép miệng.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý thêm rằng cả siêu âm 3D lẫn 4D đều không được thiết kế để thay thế siêu âm sản khoa tiêu chuẩn. Thông thường, siêu âm chẩn đoán y tế 2D được thực hiện đầu tiên để phát hiện bất kỳ bất thường nào ở bà mẹ và thai nhi.

2. Ưu điểm siêu âm thai 4D 

  • Có thể quan sát gương mặt cũng như các bộ phận khác của em bé rõ ràng nhất qua ảnh chụp
  • Quan sát được các chuyển động của em bé như bé nhúc nhích, đạp, cau mày, nhăn mặt, mút ngón tay, mở mắt và nhép miệng
  • Một số dòng máy hiện đại có các phần mềm có thể quan sát cấu trúc xương, siêu âm tim, não của em bé

Hình ảnh siêu âm thai 4D

3. Thời điểm siêu âm thai 4D 

    Có một số sự khác biệt giữa các bệnh viện về yêu cầu thời gian thực hiện siêu âm 3D và/hoặc 4D. Nhiều nơi cho rằng thời gian tối ưu là khi thai khoảng giữa 27 đến 32 tuần tuổi, trong khi nơi khác đề nghị khoảng giữa 26 đến 30 tuần.

    Siêu âm xác định giới tính có thể được thực hiện từ tuần 19 đến 24 của thai kỳ. Tuy nhiên, ở giai đoạn này thai nhi không có đủ chất béo để thể hiện đầy đủ các đặc điểm trên khuôn mặt nên chất lượng của siêu âm và hình ảnh sẽ không được rõ nét như sau này. Vì vậy mẹ hãy chờ thêm một chút nữa để có được kết quả siêu âm với chất lượng tốt hơn.

    Tham khảo: Tam cá nguyệt thứ 3

    4. Chi phí siêu âm thai 4D 

      Kể từ khi công nghệ siêu âm được mở rộng và siêu âm 3D và 4D đã trở thành thông dụng, các phòng khám ngày càng trạnh hơn về chất lượng hình ảnh, cũng như các kỹ thuật công nghệ hiện đại. Bố mẹ còn được lựa chọn việc in đĩa DVD, có hoặc không có nhạc, hoặc đĩa CD hình ảnh, hoặc in ảnh siêu âm.

      Chính vì những yêu cầu cao hơn về công nghệ, siêu âm thai 4D thường có chi phí cao hơn và nó thường không nằm trong gói dịch vụ sản khoa thông thường. Nếu các cha mẹ muốn thực hiện siêu âm thai 4D, họ sẽ phải tự trả tiền cho dịch vụ này.

      Nhìn chung, giá siêu âm 4D có thể dao động trong khoảng từ 200,000 đồng – 500,000 đồng cho mỗi lần siêu âm. Tuy nhiên, chi phí siêu âm 4 chiều cũng sẽ còn tùy thuộc vào từng cơ sở hay bệnh viện, do mỗi nơi sẽ cung cấp những dịch vụ, cơ sở thiết bị cũng như chuyên môn bác sĩ khác nhau.

      Bố mẹ nên chọn những cơ sở uy tín và giàu kinh nghiệm, nhằm đảm bảo chất lượng siêu âm được chính xác và hiệu quả nhất. Đồng thời, mẹ bầu cũng cần lưu ý đi khám thai đúng lịch và làm đủ các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán các bệnh lý cho mẹ và con.

      Tham khảo: Các mốc khám thai quan trọng trong thai kỳ

      5. Một số lưu ý dành cho mẹ trước khi siêu âm thai 4D 

        Để chuẩn bị cho việc siêu âm thai 4 chiều, mẹ bầu nên:

        • Tránh sử dụng chất kích thích như cà phê, bia, rượu.. trước khi đi siêu âm cũng như trong suốt quá trình thai kỳ
        • Đi tiểu trước khi siêu âm
        • Thư giãn, giữ tâm lý thoải mái
        • Mặc đồ rộng rãi, thoải mái

        Mẹ bầu có thể tham khảo thêm sự phát triển của thai nhi theo tuần, cũng như truy cập vào Góc chuyên gia Huggies để gửi những thắc mắc cần lời giải đáp trong suốt thai kỳ nhé!

        BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

        Bà bầu và bệnh thiếu máu
        Mang thai 10/12/2018

        Bà bầu và bệnh thiếu máu

        Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

        Thai ngoài tử cung
        Mang thai 18/11/2020

        Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

        Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

        Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
        Sinh con 30/11/2018

        Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

        Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

        BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

        ;