Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Mang thai 3 tháng đầu: Quá trình phát triển của thai nhi & Thay đổi ở mẹ
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Siêu âm thai 12 tuần: Một trong 3 mốc khám thai rất quan trọng

Siêu âm thai 12 tuần

Thai nhi 12 tuần là một trong những cột mốc quan trọng khi mẹ đã hoàn thành tam cá nguyệt đầu tiên. Do đó, Siêu âm thai 12 tuần sẽ giúp mẹ xác định được độ tuổi chính xác của thai nhi qua việc đo kích thước thai, với độ chính xác lên tới vài ngày.

Đây cũng là thời điểm vàng để xác định được độ mờ sau gáy của thai nhi, nhằm khảo sát những nguy hiểm trong nhiễm sắc thể. Sau khi sang tuần 14 thì những dấu hiệu này sẽ không còn rõ ràng, việc đo khoảng mờ sau gáy cũng sẽ không chính xác. Vậy mẹ cần chuẩn bị gì cho lần siêu âm thai 12 tuần này? Mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi

  • Giai đoạn từ tuần thai thứ 10 đến tuần thai thứ 12 là giai đoạn phát triển vượt bậc của thai nhi. Bé lúc này nặng khoảng 50 gram, dài khoảng hơn 50mm. Các bộ phận quan trọng của cơ thể đã hình thành và dần hoàn thiện như: Gan, tim, thận, đầu, hệ thần kinh. Xương khớp đã dần cứng cáp nên bé đã bắt đầu vận động tích cực trong bụng mẹ.
  • Đặc biệt, ở thai nhi tuần 12, những tế bào thần kinh và khớp thần kinh nhân lên một cách nhanh chóng bên trong não bộ của bé. Bước sang giai đoạn từ tuần thai thứ 12 đến tuần thai thứ 18 là khoảng thời gian quan trọng nhất cho sự phát triển của bộ não.
  • Điểm đáng chú ý trong sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi là các phản xạ đã nhiều hơn đáng kể. Ngón tay của thai nhi đã tách rời, có thể co duỗi, các ngón chân cũng cong lên
  • Các chi tiết trên gương mặt thai nhi cũng hoàn chỉnh hơn như: Tai di chuyển về phía sau cùng với việc hai mắt di chuyển lại gần nhau hơn.
  • Không chỉ thế, ruột thai nhi 12 tuần cũng phát triển tương đối hoàn chỉnh, đã di chuyển từ bên ngoài cơ thể dần vào khoang bụng. Thức ăn được thai nhi tiếp nhận thông qua dây rốn, nối liền với khoảng ruột. Thận lúc này cũng đã bắt đầu bài tiết được nước tiểu.

Xét nghiệm sàng lọc ba tháng đầu thai kỳ là gì?

Phụ nữ mang thai sẽ được yêu cầu xét nghiệm máu khi mang thai 10 tuần để tiến hành một phép đo nội tiết tố thai kỳ. Nếu xuất hiện các nhiễm sắc thể rối loạn, kết quả là bất thường.

“Kiểm tra sàng lọc ba tháng đầu” dựa vào việc xét nghiệm máu cùng với siêu âm thai 12 tuần. Để xác định nguy cơ thai nhi bị hội chứng Down, các yếu tố cần được xét như: tuổi của phụ nữ mang thai, kết quả xét nghiệm máu, kết quả siêu âm. Kiểm tra sàng lọc trước khi sinh không phải đề chẩn đoán về sự rối loạn của nhiễm sắc thể mà để đánh giá rủi ro. Nếu có nguy cơ thì phải thử nghiệm bằng các phương pháp khác.

Tham khảo: Mang thai 3 tháng đầu 

Quá trình thực hiện siêu âm thai 12 tuần tuổi

Thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm thai qua bụng và để bàng quang trong trạng thái căng tròn giúp nâng tử cung cao hơn khung xương chậu để có thể dễ dàng quan sát và ghi nhận hình ảnh thai nhi. Ngoài ra, siêu âm ngả âm đạo cũng là một lựa chọn để cho ra kết quả hình ảnh rõ nét hơn. Thời gian siêu âm mỗi lần trung bình kéo dài khoảng 30 phút, đủ để cho ra kết quả kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện sự phát triển của thai nhi.

Tham khảo: Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được

Siêu âm tuần 12 sẽ cho mẹ biết những chỉ số gì?

Thai nhi 12 tuần tuổi còn quá nhỏ để mẹ có thể cảm nhận được sự di chuyển của bé trong bụng, nhưng khi nhìn thấy hình ảnh siêu âm về sự cử động linh hoạt của bé, ba mẹ sẽ cảm động lắm đấy, vì đang có một sinh mệnh thiêng liêng đã hình thành và dần lớn lên. Vì vậy, việc thực hiện siêu âm khi thai được 12 tuần tuổi không chỉ mang ý nghĩa về mặt sinh học mà còn mang cả giá trị tinh thần cho gia đình. Theo National Child Birth Trust, thực hiện siêu âm khi thai được 12 tuần tuổi sẽ cho mẹ biết:

  • Độ mờ da gáy: Ở tuần 12 này, bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm tra xem bé có nguy cơ mắc hội chứng Down hay không, nhờ vào kỹ thuật đo độ mờ da gáy. Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra lượng chất lỏng tích tụ ở nếp gấp da gáy, xuất hiện ở đáy cổ em bé. Theo các chuyên gia sản khoa, độ mờ da gáy của những thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down sẽ dày hơn so với những thai nhi bình thường khác. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác như xết nghiệm máu, lấy mẫu ông nhung màng đêm - CVS (phân tích mẫu nhau thai hoặc chọc dò nước ối nhằm xác định chính xác hơn nguy cơ bé mắc hội chứng Down.
  • Đánh giá cấu trúc giải phẫu của thai: Với sự phát triển về kỹ thuật siêu âm thai hiện nay, khoảng 40 - 50% các trường hợp dị tật thai nhi hoàn toàn có thể phát hiện trong giai đoạn này. Đặc biệt, bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ mắc bệnh lý tim bẩm sinh từ rất sớm.
  • Tuổi thai và ngày dự sinh: Ở thời điểm này, các bác sĩ hoàn toàn có thể tính được tuổi thai, cũng như dự đoán được ngày sinh của bé. Để làm được điều đó, các bác sĩ sẽ đo và kiểm tra các thông số liên quan đến kích thước của thai nhi, cũng như các thông tin quan trọng khác. Nhờ vậy mà bố mẹ có thể chuẩn bị chu toàn nhất cho việc chào đón con yêu, từ tâm lý đến sức khỏe, tài chính.
  • Số lượng thai: Nếu mẹ đang mang đa thai, số lượng bánh nhau ở tuần thai thứ 12 là yếu tố quan trọng giúp đánh giá nguy cơ của đa thai. Tuy nhiên, việc xác định số lượng bánh nhau trong thời gian này có thể cho kết quả đôi khi thiếu chính xác.
  • Giới tính thai nhi: Ở giai đoạn này các bộ phận sinh dục của thai nhi tuy đã phát triển nhưng còn khá sớm để có thể dự đoán chính xác giới tính thai nhi vì kích thước còn quá nhỏ, khó có thể nhìn thấy chính xác. Thế nhưng bố mẹ và bác sĩ có thể dựa vào mẹo sau để dự đoán giới tính thai nhi: Nếu trên màn hình hoặc trong ảnh siêu âm, bộ phận sinh dục của thai nhi nằm lệch so với cơ thể thì có thể là một bé trai. Còn nếu bộ phận sinh dục của thai nhi nằm ngang với cột sống thì điều đó cho thấy em bé có thể là một bé gái.
  • Nguy cơ tiền sản giật: Nguy cơ tiền sản giật xảy ra ở trong thai kỳ với tỷ lệ khoảng 4,6%, dẫn đến hậu quả thai chậm phát triển, mẹ sinh non và tỷ lệ tử vong thai, thậm chí tử vong ở người mẹ. Tuy nhiên, bằng cách đo động mạch tử cung, huyết áp thai phụ và thực hiện xét nghiệm máu cơ bản, bác sĩ có thể sàng lọc được đến 75 - 80% các thai phụ có nguy cơ tiền sản giật trước khi mang thai đến tuần thứ 34, với tỷ lệ dương tính giả vào khoảng 10%.

Ngoài ra, việc khám thai và siêu âm thai 12 tuần tuổi còn giúp các mẹ bầu có thể sàng lọc được nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác như: bệnh lý tuyến giáp, tan huyết bẩm sinh, đái tháo đường... Qua đó, giúp bác sĩ đánh giá sức khỏe thai kỳ một cách hiệu quả nhất.

các chỉ số khi siêu âm thai 12 tuần tuổi

Siêu âm thai tuần 12 có chính xác không?

Nhiều bậc cha mẹ lo ngại về độ chính xác khi siêu âm thai 12 tuần tuổi  bởi vì lúc này thai có kích thước rất nhỏ và trọng lượng khá nhẹ. Tuy nhiên, đối với vấn đề “siêu âm thai 12 tuần có chính xác không” thì bố mẹ không nên quá lo lắng.

Trên thực tế, từ 12 tuần tuổi, bé của bạn đã phát triển tương đối đầy đủ về mặt hình thái và có những phản xạ như gập duỗi thân mình, duỗi các chi... Đây cũng là một trong 3 mốc siêu âm dị tật  quan trọng được các chuyên gia khuyến cáo cần thực hiện. Trong lần siêu âm này các bác sĩ sẽ đặc biệt kiểm tra và sàng lọc các dị tật sớm về não, mặt, tim, tiêu hóa, tiết niệu, tứ chi và toàn bộ hình thể.

Mẹ bầu khi đi siêu âm cần lưu ý điều gì?

Tuần 12 là mốc khám thai quan trọng đầu tiên sau tam cá nguyệt thứ nhất cho nên phần lớn mẹ bầu nào cũng cảm thấy bồn chồn, vừa hồi hộp, vừa lo lắng. Tuy nhiên, việc chuẩn bị một tâm lý thoải mái là điều quan trọng nhất.

Hãy mặc một bộ trang phục thoải mái, chất liệu mềm mại, rộng rãi để thuận tiện cho việc thăm khám và siêu âm. Đừng quên chia sẻ đầy đủ với bác sĩ những vấn đề về sức khỏe mẹ đã gặp phải trước khi mang thai và những vấn đề bắt đầu xuất hiện từ khi mẹ mang thai, để bác sĩ có thêm cơ sở chẩn đoán và đưa ra những tư vấn phù hợp.

Tham khảo: Siêu âm thai 20 tuần tuổi

Mẹ hãy tham khảo thêm những cách chăm sóc bà bầu tại Chuyên mục Chăm sóc trong thai kỳ mẹ nhé!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Mang thai 30/01/2019

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Khám thai lần đầu khi nào?

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Là 3-17 ngày, để chắc chắn hơn bạn đang mang thai nên theo dõi sau 1 tuần chậm kinh và 3 tuần sau khi thụ thai.

Mang thai 17/05/2022

Phôi Thai Có Từ Tuần Thứ Mấy? Giai Đoạn Phát Triển Phôi Thai

Phôi thai có từ tuần thứ mấy? Thời điểm nào phôi thai sẽ xuất hiện, phát triển và làm tổ? Huggies sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này trong bài viết sau.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;