Lịch khám thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần ghi nhớ | Huggies
Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Dinh dưỡng cho bà bầu
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Lịch khám thai 3 tháng cuối mẹ cần nhớ!

Những lưu ý về khám thai 3 tháng cuối

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, hoạt động và nghỉ ngơi, mẹ cũng cần lưu ý đến lịch khám thai 3 tháng cuối để theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của bé, hạn chế những nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra trong giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất. Cùng Huggies tìm hiểu Mẹ nhé!

Tham khảo: Mang thai 3 tháng cuối

Lịch khám thai 3 tháng cuối: Những xét nghiệm quan trọng cần nhớ!

Giống hầu hết các buổi khám thai ở giai đoạn mang thai 3 tháng đầu và tam cá nguyệt thứ 2, các buổi khám thai trong 3 tháng cuối thai kỳ cũng cần có những “thủ tục” cơ bản như: đo huyết áp, đo cân nặng cũng như ghi nhận cử động thai nhi. Thông thường, mỗi tháng mẹ sẽ có lịch khám thai 1 lần. Tuy nhiên, từ tuần thai thứ 30 trở đi, cứ 2 tuần một lần mẹ nên gặp bác sĩ và từ tuần 36 trở đi, lịch hẹn sẽ dầy hơn, mỗi tuần một lần.

Tham khảo: Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Lịch khám thai 3 tháng cuối

Đo huyết áp là một trong những bước không thể thiếu trong tất cả các buổi khám thai

Tuy không còn cần lo về độ mờ da gáy như 3 tháng đầu, hay dị tật thai nhi trong 3 tháng giữa, nhưng lịch khám thai 3 tháng cuối của mẹ cũng có những xét nghiệm không thể thiếu.

  • Mẹ bầu cần kiểm tra nước tiểu ở tất cả các buổi khám để có thể phát hiện sớm triệu chứng tiền sản giật nếu có, cũng như phòng ngừa các biến chứng thai kỳ khác.
  • Đo bề cao tử cung, thăm khám cổ tử cung để đánh giá độ dài và độ mở của cổ tử cung để kịp thời chẩn đoán và điều trị sớm tình trạng dọa sinh non.
  • Siêu âm trong giai đoạn 3 tháng cuối giúp đánh giá sự phát triển của thai nhi cũng như phát hiện những bất thường nếu có về nước ối, bánh nhau…
  • Các buổi khám thai từ tuần 31-33 là cột mốc quan trọng mẹ không nên bỏ lỡ. Bác sĩ sẽ xác định vị trí của ngôi thai, vị trí bánh nhau, tình trạng nước ối và đánh giá tốc độ phát triển của thai nhi có tốt hay không.
  • Từ tuần 35 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ được chỉ định đo biểu đồ tim thai cũng như tần suất xuất hiện các cơn gò. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ theo dõi sát sao lượng nước ối trong tử cung của mẹ để có phương án xử lý kịp thời trong trường hợp đa ối, hoặc thiếu nước ối.
  • Đặc biệt, những mẹ bầu chưa xét nghiệm máu tổng quát trong thời gian mang thai sẽ được chỉ định xét nghiệm máu tầm soát bệnh HIV, viêm gan siêu vi B, giang mai…

Tham khảo: Cẩm nang mẹ bầu 3 tháng cuối

Những lưu ý về khám thai 3 tháng cuối

Siêu âm trong giai đoạn này sẽ giúp đánh giá sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ có đang diễn ra bình thường không

Những lưu ý về khám thai 3 tháng cuối

Tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, ngôi thai ngược, vấn đề về sự phát triển của thai nhi và nước ối là những nguy cơ tiềm ẩn mẹ bầu có thể gặp phải trong 3 tháng cuối. Do đó, việc tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối rất quan trọng, nhất là với những mẹ có vấn đề về sức khỏe.

Ngoài những buổi khám thai theo lịch hẹn trước, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra nếu phát hiện những dấu hiệu khác thường sau:

  • Ra máu âm đạo kèm những cơn co thắt xuất hiện liên tục.
  • Cử động thai nhi bất thường: Đây là lời “kêu cứu” của thai nhi, bé cưng có thể bị nhau thai quấn cổ hoặc một vấn đề gì đó. Mẹ bầu nên hết sức lưu ý.
  • Co giật trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu sinh non.
  • Sưng phù nề: Bà bầu phù chân tháng cuối là tình trạng khá phổ biến trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng phù nghiêm trọng hơn, mẹ bầu cần lập tức đến bệnh viện kiểm tra ngay. Sưng phù là một trong những triệu chứng của tiền sản giật, biến chứng nguy hiểm nhất cho cả mẹ và thai nhi.

Tóm lại, nắm rõ lịch khám thai 3 tháng cuối và các vấn đề liên quan là điều mà mỗi bà mẹ nên làm nhằm đảm bảo mẹ tròn con vuông trong cuộc vượt cạn sắp tới.

Mẹ cũng có thể tham khảo thêm những cách chăm sóc sức khỏe bà bầu tại chuyên mục Mang thai.

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

EmptyView

Huggies đồng hành cùng bạn

Tã dán sơ sinh

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ