Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Hình ảnh siêu âm thai

Hình ảnh siêu âm thai

Siêu âm thai là một trải nghiệm quan trọng đối với các cha mẹ. Trong khi siêu âm 2D là một quy trình y tế tiêu chuẩn, siêu âm 3D hay 4D cho bố mẹ có được sự kết nối gần gũi hơn với em bé của mình.  Tuy nhiên, không nên lạm dụng sử dụng hình ảnh siêu âm thai mặc dù chưa có chứng minh khoa học nào về nguy cơ ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của mẹ và con.

Biết rằng bạn sẽ cần siêu âm thai và thực sự có được trải nghiệm đó là hai việc rất khác nhau. Bạn có thể có một số ý tưởng mơ hồ về siêu âm và những gì bạn có thể thấy trên màn hình, nhưng cho đến khi được nhìn thấy tận mắt những hình ảnh về thai nhi bạn sẽ đánh giá cao trải nghiệm này.

Bạn có thể đã từng nhìn qua hình ảnh siêu âm thai của bạn bè hoặc người thân, và chắc đã tự hỏi tại sao họ lại thích chia sẻ điều này với mọi người như vậy. Mức độ quan tâm của chúng ta với ảnh siêu âm thai của người khác cũng chỉ như với ảnh đi du lịch của họ vậy – chỉ kéo dài khoảng 5 phút.  Nhưng nếu đó là em bé của bạn, bạn sẽ hiểu được nhu cầu chia sẻ niềm vui đó.

Đối với hầu hết các bậc cha mẹ, những hình ảnh siêu âm thai đầu tiên như là lần “kết nối” đầu tiên với thai nhi vậy. Câu nói "thấy mới tin" thực sự đúng trong trường hợp này, nhất là khi lần mang thai này nằm ngoài kế hoạch. Những hình ảnh này cũng giúp có được những khẳng định việc mang thai lần này, đặc biệt là nếu trước đây thai phụ đã từng gặp biến chứng hay có lo lắng về sức khỏe thai nhi.

Tham khảo: Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được

Phản ứng khi nhìn thấy con lần đầu?

Cha mẹ thường phản ứng theo những cách khá bất ngờ khi lần đầu nhìn thấy hình ảnh con mình. Một số người hoàn toàn im lặng, những người khác kêu lớn lên và thậm chí có thể nói năng lung tung ngoài ý muốn. Nước mắt là một phản ứng thông thường, đối với cả cha và mẹ.

Một số người nói rằng họ có thể nhìn thấy thai nhi có những nét của mình, hoặc của người thân trong gia đình. Nhưng việc đó không quan trọng bằng việc xác định được rằng mọi việc đều tốt và thai nhi phát triển bình thường. Những thông tin này là lý do chính để thực hiện siêu âm.

Ngoài việc xác định giới tính thai nhi (đối với một số phụ huynh) và thậm chí là xem bé giống bố hay mẹ, việc quan trọng và cần thiết hơn cả là xác định thai nhi có những biểu hiện bình thường. Nhiều cha mẹ thậm chí còn không nhận ra rằng mình thực sự quan tâm và lo lắng về điều này như thế nào cho đến khi họ được nghe thông tin này

Lý do chính để thực hiện siêu âm thai?

Mục đích chủ yếu là để đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của em bé theo cách không xâm lấn nhất có thể. Đồng thời để xác định có bao nhiêu bào thai, để kiểm tra tuổi thai và phát hiện nếu có bất kỳ vấn đề nào khác.

Tham khảo:     Sự phát triển thai nhi theo tuần

Hình ảnh siêu âm thai không được đảm bảo 100%. Chuyên viên siêu âm có thể mắc sai lầm và có thể diễn giải sai, hoặc do sai sót của thiết bị. Vì vậy, một báo cáo dựa trên hình ảnh siêu âm với những thông tin tốt nhất có được tại thời điểm đó sẽ được gửi lại cho bác sĩ của bạn.

Hình ảnh siêu âm thai được hình thành như thế nào?

Sóng âm thanh tần số cao được gửi và nhận từ một đầu dò, là một thiết bị cầm tay do chuyên viên siêu âm điều khiển. Những hình ảnh này sẽ dội ngược lại từ các cơ bắp, mô mềm, xương và các cơ quan của thai nhi dưới hình thức “phản âm” (tiếng vang) và từ đó tạo thành hình ảnh trên màn hình. Vì siêu âm được thực hiện trong "thời gian thực” nên bạn có thể nhìn thấy các cử động của bé và thậm chí thấy máu chảy trong các mạch máu.

Những hình ảnh hiển thị trên màn hình thuộc định dạng 2D. Các chuyên viên siêu âm sẽ kiểm tra cẩn thận những hình ảnh này cùng lúc khi họ thực hiện việc đo đạc, ghi tên và đánh giá tại thời điểm thực. Bạn có thể nhìn vào một màn hình riêng, hoặc chuyên viên siêu âm có thể xoay màn hình của họ về phía bạn để cùng xem các hình ảnh siêu âm thai.

Các hình ảnh hiển thị của thai nhi có thể được xem giống như các lát bánh cắt ra từ một ổ bánh mì. Mỗi một hình ảnh là một lát bánh mì. Để dễ so sánh, chúng ta có thể xem siêu âm 3D hay 4D như một bộ phim ngắn, còn siêu âm 2D là những ảnh chụp 24 hình/giây để tạo thành bộ phim ngắn đó).  Siêu âm sản khoa tiêu chuẩn cung cấp hình ảnh 2D, nhưng nó cũng có thể thực hiện siêu âm 3D và 4D. Hình thức siêu âm này đắt tiền hơn và không phải phòng khám nào cũng có dịch vụ này. Lưu ý rằng siêu âm 3D hoặc 4D không mang lại lợi ích gì hơn cho sức khỏe hoặc việc chẩn đoán. Mặc dù vậy, chúng có thể giúp nhìn rõ hơn nếu có vấn đề, ví dụ như nếu thai nhi bị hở môi hoặc vòm miệng, bị khuyết tật tim hoặc khiếm khuyết tại ống thần kinh. Đối với nhiều cha mẹ, 3D hay 4D dường như giúp họ cảm thấy gắn bó hơn với con mình trước khi bé sinh ra. Điều này là do chất lượng hình ảnh sống động.

Khi siêu âm bạn sẽ nhìn thấy gì?

Bạn sẽ nhìn thấy em bé của mình, nhưng không phải toàn bộ cơ thể cùng một lúc. Ví dụ, bạn sẽ nhìn thấy đầu, vai và có thể là phần trên cánh tay của bé. Sau đó, khi chuyên viên siêu âm di chuyển đầu dò trên bụng của bạn, bạn sẽ nhìn thấy bé dưới các góc độ khác nhau.

Đôi khi bạn có thể gặp khó khăn để phân biệt chính xác những phần cơ thể khác nhau của bé. Hình ảnh có thể bị nổi hạt, khó xác định, không có gì cụ thể ngoài những mảng sáng tối. Nhưng cũng có lúc bạn có thể nhìn thấy những hình ành rõ ràng mà không cần chuyên viên siêu âm phải giải thích chúng là gì.

Có lúc người bố sẽ nhìn và phân biệt được rõ ràng những hình ảnh siêu âm thai này hơn người mẹ, hoặc ngược lại. Vì bạn nhìn màn hình ở tư thế nằm, còn bố đứa trẻ ở tư thế ngồi nên điều này đôi khi có thể ảnh hưởng đến góc nhìn hình ảnh và sự diễn giải về chúng.

Những rủi ro của việc siêu âm?

Theo những kiến thức/hiểu biết hiện thời, việc thực hiện siêu âm không có ảnh hưởng gì đến mẹ hoặc con. Siêu âm không dựa vào bức xạ như X -quang, và vì vậy không gây ra rủi ro.

Siêu âm thai là một công cụ đo lường và chẩn đoán tiêu chuẩn được sử dụng trong lĩnh vực sản khoa trong nhiều năm và nhiều nghiên cứu đã được tiến hành về việc sử dụng nó. Và cho đến nay, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh siêu âm mang lại nguy hiểm. Mặc dù vậy, siêu âm vẫn là một thủ tục y tế và nên được nhìn nhận một cách nghiêm ngặt.

Việc sinh nở đã có từ muôn đời nay và siêu âm mới chỉ được thực hiện trong vòng khoảng 30 năm trở lại đây. Một số ý kiến cho rằng siêu âm không nên được sử dụng quá thường xuyên và cơ thể của người mẹ vốn được thiết kế cho việc mang thai và sinh con. Chung qui, những ý kiến này cho rằng công nghệ hiện nay đã trở nên quá xâm lấn. Tuy nhiên, việc phát hiện và chẩn đoán vấn đề sớm đã mang lại nhiều lợi ích to lớn, và đó chính là lý do khiến hình ảnh siêu âm thai đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chăm sóc thai sản.

Có nhiều lý do chúng ta không nên lạm dụng hình ảnh siêu âm thai, trong đó bao gồm nguy cơ "can thiệp quá mức" đối với một ca mang thai bình thường và khỏe mạnh. Các bà mẹ đang mang thai cần biết rằng hình ảnh siêu âm thai chỉ là một trong những cách để đánh giá tình hình sức khỏe thai nhi. Cảm giác của bản thân người mẹ và các đánh giá lâm sàng của bác sĩ sản về sự phát triển của thai nhi cũng quan trọng không kém

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé yêu chưa? Nếu chưa, cùng tham khảo đặt tên cho con với Huggies nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;