Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Mang thai 3 tháng đầu: Quá trình phát triển của thai nhi & Thay đổi ở mẹ
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung không phải là tình trạng hiếm gặp trong thai kỳ. Vậy thai ngoài tử cung là gì ? Đâu là những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm nhất? Hay các biểu hiện thai ngoài tử cung nào chính xác và nguy hiểm? Cùng Huggies và chuyên gia Bùi Thị Thu Hà tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

>> Có thể bạn quan tâm:

  • Nên dùng que thử thai khi nào để có kết quả chính xác nhất? 
  • 19 dấu hiệu mang thai (có bầu) dễ nhận biết nhất sau 1 tuần đầu quan hệ 
  • Mang thai bao lâu thì nghén? Cách giảm ốm nghén hiệu quả
  • Thai ngoài tử cung là gì?

    Thai ngoài tử cung được định nghĩa khi thai làm tổ bên ngoài buồng tử cung. Hơn 95% thai ngoài tử cung có vị trí làm tổ là ở vòi trứng. Phân bố các vị trí của thai ngoài tử cung:

  • 75-85% thai ngoài tử cung là ở đoạn bóng.
  • 12% ở đoạn eo.
  • 6-11% ở đoạn loa.
  • 2% ở đoạn kẽ.
  • Vì vị trí nằm ngoài tử cung nên thai nhi không được buồng tử cung bảo vệ, vì vậy dễ bị tổn thương. Túi thai dễ vỡ, khi đó máu sẽ chảy trong ổ bụng gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ. Nếu có những biểu hiện thai ngoài tử cung, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý theo dõi và tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa kịp thời.

    Thai ngoài tử cung là gì

    Thai ngoài tử cung là hiện tượng thai làm tổ bên ngoài buồng trứng (Nguồn: Sưu tầm)

    Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung

    Bình thường, hiện tượng thụ thai xảy ra tại đoạn xa của vòi trứng. Trong suốt 5 ngày đầu sau thụ tinh, phôi ở giai đoạn trước làm tổ, với kích thước không đổi, được vận chuyển vào phía trong nhờ co thắt của vòi trứng và hoạt động của nhung mao lòng tai vòi. Estrogen đảm nhận một vai trò quan trọng trong vận chuyển. Phôi dâu, khi đến cửa ngõ vào tử cung sẽ dừng lại, chờ tác động mở cửa buồng tử cung của progesterone. Cửa vào tử cung chỉ được mở khi nồng độ progesterone đủ cao, chuẩn bị nội mạc tử cung cho làm tổ. Cửa sổ làm tổ được mở để đón phôi.

    Nguyên nhân chính của thai ngoài tử cung (hay còn gọi là chửa ngoài dạ con) là do tổn thương ống dẫn trứng. Tất cả các tác nhân từ ngoài vào trong gây tổn thương tai vòi về hình dạng lẫn chức năng đều làm cho sự di chuyển của trứng từ vị trí thụ tinh vào buồng tử cung bị chậm lại, thậm chí là không di chuyển được. Khoảng 50% trường hợp là do tổn thương bề mặt lớp nhung mao (lông chuyển) bên trong vòi trứng do hậu quả của viêm nhiễm Chlamydia trachomatis.

    Chlamydia tồn tại ở cơ quan sinh dục nữ là nguyên nhân gây viêm niệu đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm ống dẫn trứng và cuối cùng là viêm vùng chậu. Chính tiến trình viêm này để lại sẹo trong lòng ống dẫn trứng khiến trứng đã thụ tinh không thể di chuyển vào như lịch trình bình thường.

     Nguyên nhân chính dẫn đến mang thai ngoài tử cung là do tổn thương ống dẫn trứng

    Nguyên nhân chính dẫn đến mang thai ngoài tử cung là do tổn thương ống dẫn trứng (Nguồn: Sưu tầm)

    Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là gì?

    Thực tế cho thấy rằng, nếu chưa được siêu âm thì biểu hiện mang thai ngoài tử cung ban đầu không khác biệt với mang thai bình thường.

    Biểu hiện mang thai ngoài tử cung (thai ngoài dạ con) khi chưa vỡ

    Tam chứng lâm sàng cổ điển của thai ngoài tử cung ở vòi trứng chưa vỡ như sau:

  • Trễ kinh: Gặp trong khoảng 75-90% sản phụ. Tuy nhiên, biểu hiện thai ngoài tử cung này rất khó phân biệt vì bất kỳ phụ nữ mang thai nào cũng có. Lời khuyên cho sản phụ khi trễ kinh hoặc kinh nguyệt không đều bất thường sau khi bắt đầu có quan hệ tình dục nên thăm khám bác sĩ để có phát hiện kịp thời.
  • Ra máu âm đạo bất thường : Chiếm 56% trường hợp mang chửa ngoài dạ con, có thể thay đổi từ mức độ nhẹ như ri rỉ máu đến mức độ nhiều giống như máu kinh. Ra máu âm đạo rỉ rả là hậu quả của việc tế bào nuôi của thai ngoài tử cung ít hơn tế bào nuôi của thai kỳ bình thường β-hCG thấp và không đủ để duy trì hoàng thể, gây thiếu hụt hocmon sinh dục bong tróc nội mạc từ từ ra huyết rỉ rả kéo dài.
  • Đau hạ vị: 99% sản phụ cho rằng đây là biểu hiện thai ngoài tử cung đã gặp phải. Đau vùng hạ vị, đau âm ỉ, có khi thành cơn, mức độ đau tăng dần theo sự phát triển của thai ngoài tử cung.
  • Một số biểu hiện mang thai ngoài tử cung

    Một số biểu hiện mang thai ngoài tử cung (Nguồn: Sưu tầm)

    Biểu hiện thai ngoài tử cung vỡ

    Khi thai ngoài tử cung vỡ, sản phụ sẽ có các triệu chứng của chửa ngoài tử cung chưa vỡ kèm theo đau bụng đột ngột, dữ dội, đau vã mồ hôi, xanh xao, nhợt nhạt. Trong thường hợp nặng hơn, khi bị chảy máu trong ổ bụng tùy theo mức độ mất máu mà sản phụ sẽ có triệu chứng khác nhau như da xanh, niêm mạc nhợt, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt… Khi có một trong những dấu hiệu trên, sản phụ cần đến ngay bệnh viện để có phản ứng kịp thời tránh phát sinh thêm nguy hiểm.

    >> Tham khảo: Những mốc khám thai quan trọng nhất mẹ không được quên

    Mang thai ngoài tử cung có giữ được không?

    Rất nhiều sản phụ khi được chẩn đoán mang thai ngoài tử cung thường hy vọng giữ được em bé dù dùng bất kỳ phương pháp nào. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì thai ngoài tử cung thường nằm ở những vị trí không thể cung cấp môi trường tốt cho phôi thai phát triển như ở vòi trứng, cổ tử cung,... Khi thai ngày một phát triển mà không được bảo vệ sẽ dễ vỡ và cũng không có khả năng tự di chuyển đến tử cung. Vì thế, các chuyên gia sẽ ưu tiên loại bỏ thai ngoài tử cung càng sớm càng tốt để bảo vệ sản phụ. Đây được xem là lựa chọn tối ưu nhất đối với đa số trường hợp mang thai ngoài tử cung.

    Ai có nguy cơ mang thai ngoài tử cung?

  • Viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng trên vòi trứng, gây viêm vòi trứng cấp tính và mãn tính gia tăng, đặc biệt do Chlamydia trachomatis.
  • Tiền sử phẫu thuật vòi trứng: tái tạo vòi trứng, vi phẫu nối vòi trứng sau đoạn sản.
  • Tiền sử bị thai ngoài tử cung, nhất là cùng bên.
  • Bất thường giải phẫu của vòi trứng: polyp, túi thừa.
  • Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp chứa progestin (levonorgestrel).
  • Sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản: kích thích rụng trứng, thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Phụ nữ hút thuốc lá thường xuyên cũng là một nguyên nhân dẫn đến mang chửa ngoài dạ con .
  • Mang thai ngoài tử cung thử que được không?

    Thông thường, khi nồng độ β-hCG huyết thanh > 100 mUI/ml thì thử que Quickstick (QS) sẽ lên đương tính, tức 2 vạch. Tuy nhiên Quickstick test chỉ là định tính chứ không phải định lượng. Trong chẩn đoán sơ bộ ban đầu, nếu có trễ kinh, đau bụng, ra huyết âm đạo ít, QS (+) thì nghĩ đến có thai, nhưng không biết thai sớm, thai trong hay thai ngoài tử cung. Do đó, thông thường để chẩn đoán thai ngoài tử cung, thì người ta sẽ kết hợp bộ đôi định lượng β-hCG huyết thanh và siêu âm ngả âm đạo. Trong một thai trong tử cung bình thường, khi nồng độ β-hCG huyết thanh > 1.500 mUI/mL thì phải thấy được hình ảnh của thai trong tử cung qua siêu âm ngã âm đạo (1.500 mUI/mL đơn thai) và ngưỡng này tăng lên 3000 mUI/mL đối với song thai. Khi không thấy hình ảnh túi thai trong buồng tử cung và nồng độ hCG trên ngưỡng phân biệt, thì phải nghĩ đến khả năng có thai ngoài tử cung.

    Khi nồng độ hCG nằm dưới ngưỡng cắt và không thấy hình ảnh của túi thai trong lòng tử cung, thì ta sẽ có chẩn đoán thai không xác định vị trí với nồng độ β-hCG nằm dưới ngưỡng phân định” (Pregnancy of Unknown Location) (PUL). Sau đó, siêu âm kiểm và β-hCG 2 ngày sau. Nếu β-hCG tăng < 53% trong mỗi hai ngày, thì nghĩ đến khả năng có thai trong tử cung với diễn biến bất thường hay khả năng có thai ngoài tử cung.

    Tuy nhiên, cũng có trường hợp đặc biệt Quickstick có giá trị chẩn đoán. Ví dụ, một bệnh nhân nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ nhập viện với trễ kinh, đau bụng, ra huyết âm đạo, QS tự thử tại nhà (+), có các biểu hiện của choáng mất máu như mạch nhanh, huyết áp tụt, da xanh, niêm tái nhợt, sờ thấy bụng gồng cứng có phản ứng thì khả năng đầu tiên phải nghĩ tới là thai ngoài tử cung vỡ và xử trí theo dạng cấp cứu (hồi sức mẹ, siêu âm gấp mà không cần chờ đợi kết quả beta hCG).

    Mang thai ngoài tử cung thử que được không

    Nồng độ β-hCG huyết thanh > 100 mUI/ml thì que sẽ hiện 2 vạch (Nguồn: Sưu tầm)

    Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ?

    Khó có thể trả lời đâu là thời điểm thai ngoài vỡ vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Vị trí làm tổ: với những thai ngoài ở vòi trứng, thì thời gian vỡ sẽ chậm hơn so với các thai ngoài ở đoạn eo hay đoạn kẽ vì kích thước tai vòi ở 2 vị trí eo và kẽ rất hẹp, mạch máu lại phức tạp, khi vỡ sẽ chảy máu ồ ạt. Ngược lại, với những thai ngoài trong ổ bụng thì không hạn chế không gian nên thai có thể phát triển qua 3 tháng giữa, chỉ lo sợ khả năng tự vỡ khối thai gây chảy máu ồ ạt hay khi nhau thai ăn vỡ các mạch máu lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng mẹ.
  • Cơ địa từng người: Mỗi thai phụ có một kích thước và độ đàn hồi của buồng trứng, vòi trứng khác nhau, nên thời gian vỡ và sức chịu đau của mỗi người cũng sẽ khác nhau.
  • Sự phát triển của thai nhi không giống nhau: Không phải tất cả thai ngoài tử cung đều diễn tiến cuối cùng là vỡ và tất cả phải đòi hỏi phẫu thuật. Mang thai ngoài tử cung ở vòi trứng còn thể diễn tiến tự thoái triển hay sẩy khối thai qua loa vòi vào trong ổ bụng. Do đó, kết hợp lâm sàng, siêu âm và B hCG sẽ cho hướng điều trị thích hợp nhất.
  • Mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?

    Mang thai ngoài tử cung nhìn chung nguy hiểm cho sản phủ. Mỗi mức độ thai ngoài tử cung sẽ có những nguy cơ khác nhau. Cụ thể:

  • Xuất huyết do vỡ thai ngoài tử cung: thai ngoài tử cung có khả năng vỡ bất cứ lúc nào. Nếu thai ngoài tử cung bị vỡ, máu ồ ạt vào trong ổ bụng, bệnh nhân biểu hiện đau bụng đột ngột dữ dội, da xanh, niêm nhạt, mạch nhanh, nhẹ và huyết áp khó bắt, mệt hoặc ngất xỉu do sốc mất máu. Nếu không đưa đi cấp cứu kịp thời, tình trạng mất máu không được bù trừ, thể tích tuần hoàn không duy trì đủ, người bệnh dễ trụy mạch và tử vong.
  • Những nguyên nhân của thai ngoài tử vẫn có thể còn tồn tại sau điều trị: như các viêm nhiễm vùng chậu, tổn thương vi nhung mao trong lòng ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, can thiệp phẫu thuật trên ống dẫn trứng, thói quen dùng thuốc tránh thai khẩn cấp progestin, đặt vòng... nếu phát hiện sớm thai ngoài tử cung tại thời điểm còn chưa vỡ, việc điều trị bảo tồn cũng không đảm bảo trọn vẹn được khả năng sinh sản say này.
  • Tăng nguy cơ thai ngoài tử cung tái phát: Trong phẫu thuật nội soi rạch xẻ ống dẫn trứng lấy túi thai và bảo tồn tai vòi, sẽ gây sẹo trong lòng ống dẫn trứng. Hệ quả là trong các chu kỳ kế tiếp, vẫn có khả năng lặp lại thai ngoài tử cung.
  • Tăng nguy cơ vô sinh hoặc hiếm muộn về sau do đã phẫu thuật cắt bỏ 1 ống dẫn trứng.
  • Cách đề phòng mang thai ngoài tử cung

  • Tránh các bệnh lý viêm nhiễm, lây truyền qua đường tình dục.
  • Duy trì mối quan hệ một vợ một chồng lâu dài từ cả hai phía với người bạn tình đã được xét nghiệm và có kết quả kiểm tra âm tính với các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Dùng bao cao su để bảo vệ.
  • Thay đổi hành vi: người trẻ tuổi hay quan hệ tình dục sẽ có nguy cơ mắc bệnh chlamydia cao hơn. Điều này là do tác động từ hành vi và các yếu tố sinh học thường thấy ở giới trẻ như quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc miệng, quan hệ ngẫu hứng không bảo vệ, có nhiều bạn tình, kể cả bạn đồng giới.... Do đó, nếu là nữ giới dưới 25 tuổi và hay quan hệ tình dục, bạn nên làm xét nghiệm chlamydia hàng năm.
  • Khi trễ kinh và thử thai có hai vạch, phụ nữ nên đi khám sớm để xác định tình trạng thai (thai trong hay thai ngoài tử cung, thai có tiến triển hay không).
  • Tham khảo thêm:

  • Đa ối là gì? Dấu hiệu, đa ối khi mang thai có nguy hiểm không
  • Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối
  • Thai trứng (chửa trứng) là gì? Dấu hiệu, cách điều trị thai trứng
  • Tiền sản giật là gì? Dấu hiệu và cách điều trị tiền sản giật
  • Câu hỏi thường gặp về thai ngoài tử cung

    Bao lâu thì biết thai đã vào tử cung?

    Thông thường, thai sẽ di chuyển vào tử cung trong khoảng 1-2 tuần sau khi thụ thai. Điều này có nghĩa là thai vào tử cung muộn nhất là khoảng 2 tuần, tức khoảng 15-16 ngày sau khi thụ thai.

    Thai ngoài tử cung đau bụng ở đâu?

    Khi mang thai ngoài tử cung, bạn có thể cảm thấy đau bụng tại vị trí thai làm tổ, thường là vùng bụng dưới. Ngoài ra còn kèm theo cảm giác đau bụng như mót rặn, tương tự như khi bị táo bón. Tình trạng đau bụng có thể kéo dài, đau âm ỉ và khó chịu, đôi khi đau dữ dội kèm theo chảy máu âm đạo.>

    Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies để giải đáp những thắc mắc trong suốt thai kỳ nhé.

    BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

    Mang thai 30/01/2019

    Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Khám thai lần đầu khi nào?

    Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Là 3-17 ngày, để chắc chắn hơn bạn đang mang thai nên theo dõi sau 1 tuần chậm kinh và 3 tuần sau khi thụ thai.

    Mang thai 17/05/2022

    Phôi Thai Có Từ Tuần Thứ Mấy? Giai Đoạn Phát Triển Phôi Thai

    Phôi thai có từ tuần thứ mấy? Thời điểm nào phôi thai sẽ xuất hiện, phát triển và làm tổ? Huggies sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này trong bài viết sau.

    Dạy bé tập nói
    Bé tập đi 07/12/2018

    9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

    Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;