Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Chế độ ăn tốt cho bà bầu trong thai kỳ

Chế độ ăn tốt cho bà bầu trong thai kỳ

Có thai nên ăn gì hay ăn gì tốt cho bà bầu? Đó là câu hỏi mà các mẹ đang mang thai mong muốn sinh ra một bé khỏe mạnh luôn tìm kiếm câu trả lời. Vấn đề không quá phức tạp, song những thông tin đa chiều từ bố mẹ, từ bạn bè người thân, những người xung quanh.: “nên kiêng món này, nên kiêng món kia, nên ăn món này để da bé sẽ đẹp, mắt sẽ to,…”. Một rừng thông tin đó sẽ làm bạn quá bối rối.

Vậy ở góc độ khoa học nhìn nhận ra sao? Cụ thể bà bầu nên ăn gì? Hay chế độ ăn cho bà bầu cần chú ý những gì ra sao?

Thực phẩm và dinh dưỡng là nguồn cung cấp thức ăn cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình mang thai, điều này quyết định khá nhiều đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi trong quá trình phát triển.

Cần có cái nhìn một cách tổng quát và khoa học về thực phẩm nói chung, các thức ăn nói riêng sẽ đem lại một chế độ ăn cho bà bầu đảm bảo dinh dưỡng, tốt và an toàn nhất cho mẹ và thai nhi.

Trong quá trình mang thai: 3 tháng đầu gọi là tam cá nguyệt đầu tiên, 3 tháng giữa là tam cá nguyệt thứ 2 và tam cá nguyệt thứ 3 là 3 tháng cuối. Ở mỗi tam cá nguyệt, nhu cầu thức ăn ở mẹ bầu có phần hơi khác nhau để phù hợp với sự tăng trưởng của thai nhi.

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Mẹ bầu nên ăn gì trong tam cá nguyệt đầu tiên?

3 tháng đầu mang thai là giai đoạn quan trọng. Hầu hết các cơ quan quan trọng của thai nhi đều hình thành và phát triển trong giai đoạn này. Vì vậy chế độ ăn cho bà bầu trong giai đoạn này nhắm vào sự phát triển và hoàn thiện đầy đủ cấu trúc cơ thể của bé.

Lưu ý: Thực phẩm gây sảy thai sớm

Đồng thời, đây cũng là thời gian thai nhi dễ bị ảnh hưởng bởi nhân tố môi trường. Mẹ nên tránh các yếu tố từ môi trường ảnh hưởng đến thai nhi như thuốc lá, bia rượu và các loại hóa chất nguy hiểm như thuốc từ sâu, chất phóng xạ.

Ở 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường bị ốm nghén, với biểu hiện ăn uống kém, buồn nôn và nôn ói, mệt mỏi…

Sở dĩ xuất hiện các triệu chứng trên bởi đây là giai đoạn thai nhi thích nghi với cơ thể người mẹ. Vậy bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giảm thiểu cảm giác khó chịu, đồng thời cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi?

  • Mẹ có thể ăn thức ăn lỏng như: cháo, soup, sữa, có thể là cháo thịt, cháo cá, cháo ngũ cốc, soup gà, soup cua, soup hải sản. …có thể chia thành 5-6 bữa mỗi ngày.
  • Bên cạnh đó, nếu mẹ thích ăn món gì cũng nên ăn món đó để đáp ứng đủ năng lượng, phù hợp khẩu vị của mẹ và cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Đặc biệt, trong tháng đầu tiên của thai kỳ, axit folic rất quan trọng, axit folic làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, bao gồm chứng nứt đốt sống (spina bifida). Mẹ bầu nên bổ sung axit folic đầy đủ trong giai đoạn này. Axit folic có trong: cam, măng tây, rau bina, bông cải xanh, quả bơ, ngũ cốc thô và sữa dành cho bà bầu…
  • Lưu ý mẹ bầu không nên ăn các loại thức ăn: rau răm, rau ngót, khổ qua, đu đủ chín và đu đủ xanh, trái thơm. Các loại thức ăn trên sẽ gây động thai.
  • Mẹ cần đảm bảo ăn những thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, tốt nhất nên chọn thực phẩm ở siêu thị, các nhà cung cấp có thương hiệu và được kiểm duyệt về an toàn thực phẩm một cách tốt nhất.

Tham khảo: Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu

Ăn gì tốt cho bà bầu

Ăn gì tốt cho bà bầu trong tam cá nguyệt thứ 2 và 3?

Ở giai đoạn này, chế độ ăn bà bầu ăn trở lại bình thường, hết ốm nghén, cảm giác ăn ngày càng ngon miệng và ăn được nhiều. Đây là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh. Thức ăn cho bà bầu ở giai đoạn này cũng phong phú, mẹ có thể ăn tất cả các loại thức ăn, đảm bảo đầy đủ thành phần dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, chất tinh bột, chất xơ, muối khoáng và vitamin. Thức ăn cần lấy từ nguồn cung cấp sạch, các loại thức ăn tươi, không nên dùng những loại thức ăn để lâu, đóng hộp hay đóng chai mà không có nhãn hiệu rõ ràng, các loại thức ăn có phẩm màu. Sau khi chế biến thức ăn, nên ăn ngay, không nên để qua đêm.

Tham khảo: Những điều kiêng kỵ khi mang thai

Những bà bầu có tiền căn các bệnh về nội khoa đi kèm nên chú ý về chế độ ăn uống: bà bầu bị đái tháo đường thì tránh ăn ngọt, bà bầu bị tăng huyết áp thì tránh ăn mặn. Những bà bầu có cơ địa dị ứng thức ăn nào thì không nên ăn thức ăn đó dưới cả dạng nguyên chất hay pha chế.

  • Ở tam cá nguyệt 2 và 3 thai nhi tăng trưởng mạnh nên rất cần can xi, và sắt. Mẹ bầu nên bổ sung:
  • Các loại thức ăn có nhiều can xi như hải sản, tôm, cua, ghẹ, nghêu, sò, hến, trứng, sữa.
  • Các loại thức ăn có nhiều sắt: các loại thịt động vật có máu đỏ như: thịt heo, thịt bò, thịt dê và các loại rau xạnh đậm. (Xem thêm: Sắt cho bà bầu có tác dụng gì?)
  • Cần uống đủ nước mỗi ngày, trung bình 1,5 – 2 lít nước lọc hay hơn tùy thuộc môi trường và hoạt động hàng ngày của mẹ,….

Trong suốt thời gian mang thai, mẹ lưu ý cần đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ sản khoa, từ đó mẹ biết được sự tăng cân của mình cũng như sự tăng cân của thai nhi. Trường hợp tăng cân quá mức thì mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn, bớt ăn tối và ăn khuya, giảm uống sữa. Trường hợp mẹ tăng cân ít, cân nặng của thai nhi nhẹ hơn so với tuổi thai thì nên tăng cường việc ăn cho mẹ và các bác sĩ thường khuyến cáo chế độ ăn cho bà bầu: nên ăn thêm bữa tối và bữa khuya, uống sữa nhiều hơn, trong khẩu phần ăn, tăng ăn thịt và rau xanh, kết hợp với uống nhiều nước.

Xem thêm:

Cách bổ sung canxi cho bà bầu từng giai đoạn thai kỳ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách theo từng giai đoạn

Bổ sung axit folic đúng cách cho mẹ bầu

BSCKII. NGUYỄN HỮU THUẬN

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;