Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Mang thai 3 tháng đầu: Quá trình phát triển của thai nhi & Thay đổi ở mẹ
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có đáng lo?

Đau bụng dưới khi mang thai

Đau bụng dưới khi mang thai là nỗi lo của không ít các mẹ bầu, nhất là các mẹ đang mang thai tháng cuối. Vậy nguyên nhân và các dấu hiệu để nhận biết tình trạng bà bầu đau bụng dưới tháng cuối dưới của mình có đáng lo hay không là gì? Huggies mời mẹ tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé

>>Tham khảo:

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối – Nguyên nhân vì đâu?

Nếu như đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang làm tổ trong bụng mẹ thì đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối thể hiện cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu của một số nguyên nhân khác.

Cơn gò giả hoặc dấu hiệu sắp sinh

Braxton Hicks là tên gọi của cơn gò sinh lý hay còn gọi là cơn gò giả (chuyển dạ giả). Tình trạng này xuất hiện khi mẹ bầu hoạt động quá mức và thường xảy ra không theo chu kỳ nhất định. Cơn đau có thể gây co thắt khó chịu cho mẹ bầu và sẽ thường hết sau khoảng 1 giờ. Nhưng nếu những tháng cuối thai kỳ mà mẹ bị đau bụng dưới thường xuyên, kèm theo rỉ ối, nút nhầy bị bong và đau lưng. Mẹ cần phải đến ngay cơ sở y tế uy tín và gần nhất để được theo dõi. Bởi đây có thể là những dấu hiệu thông báo cho việc mẹ sắp chuyển dạ sinh con. 

>>Tham khảo: Đau bụng chuyển dạ như thế nào? Dấu hiệu sắp sinh

Nhau thai bị bong non

Khi mang thai, tử cung của bà bầu phát triển cùng với nhau thai (cơ quan cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi). Tuy nhiên, do các tác động tiêu cực khác nhau, nhau thai có thể bong ra khỏi thành tử cung. Điều này dẫn tới tử cung bị căng cứng và đau. Nếu đau bụng kèm theo chảy máu âm đạo, mẹ bầu cần phải đến bệnh viện ngay lập tức để tránh những hậu quả không hay. 

>>Tham khảo: Nhau tiền đạo là gì? Phân loại, triệu chứng, cách điều trị

Em bé tác động lên thành bụng

Sự phát triển của thai nhi trong những tháng cuối đặc biệt mạnh mẽ hơn. Bé tăng nhanh cả về cân nặng và chiều cao. Chính sự phát triển này của bé sẽ chèn ép các dây thần kinh và từng thớ thịt trong bụng mẹ, dẫn đến những cơn đau bụng dưới.

Thai nhi càng lớn, sự căng cơ và dây chằng sẽ đạt đỉnh điểm vì phải nâng đỡ tử cung ngày càng lớn và nặng hơn. Bất cứ cử động nào của mẹ bầu, thậm chí chỉ một cơn ho nhỏ cũng có thể là nguyên nhân gây cho bà bầu đau bụng dưới tháng cuối khi mang thai.

>>Xem thêm: Mang thai 3 tháng cuối cần lưu ý những gì

Thai nhi ở tháng cuối phát triển mạnh mẽ nên chèn ép lên bụng mẹ gây đau bụng dưới cho bà bầu

Thai nhi ở tháng cuối phát triển mạnh mẽ nên chèn ép lên bụng mẹ gây đau bụng dưới cho bà bầu (Nguồn: Sưu tầm)

Vùng tiết niệu bị nhiễm trùng

Nếu gặp những tình trạng dưới đây khi mang thai, mẹ bầu cần phải đến ngay bệnh viện để được thăm khám để thăm khám sớm và tìm cách điều trị tốt nhất. Bởi đây có thể là những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Mẹ bầu nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dẫn đến tình trạng sinh non gây ảnh hưởng đến cả mẹ & bé.

  • Bà bầu gặp tình trạng nóng rát, khó chịu và đau khi đi tiểu (có thể đi kèm mùi tanh cùng xuất hiện máu).
  • Vùng bụng dưới ở trên xương mu, xương chậu bà bầu đau nhức dữ dội.
  • Bà bầu đi tiểu không kiểm soát mặc dù trong bàng quang chứa cực kỳ ít nước tiểu.

>>Xem thêm: Dấu hiệu sinh non, dọa sinh non - Nguyên nhân và cách điều trị

Táo bón

Chế độ ăn uống không khoa học, không đúng cách và ăn quá nhiều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở bà bầu. Ngoài ra của tử cung liên tục chèn ép lên thành ruột hoặc nồng độ Progesterone tăng mạnh cũng sẽ làm giảm nhu động ruột. Đây cũng được coi là nguyên nhân gây đau  dữ dội vùng bụng dưới. Để khắc phục, bà bầu phải áp dụng chế độ ăn uống dinh dưỡng và luyện tập thể dục hợp lý.

>>Xem thêm: Vận động khi mang thai: Bài tập thể dục tốt cho bà bầu

Ngoài ra, sự thay đổi hormone khi mang thai cũng góp phần không nhỏ gây nên những cơn đau bụng dưới khi mang thai. Vì hormone thay đổi, các dây chằng ở khuỷu tay và đầu gối cũng trở nên yếu hơn. Khi mẹ bầu phải di chuyển nhiều, hoặc khi xách đồ nặng, áp lực xuống phần bụng dưới cũng sẽ tăng lên, dẫn đến những cơn đau âm ỉ ở phần bụng dưới.

Theo bác sĩ Bùi Thị Thu Hà, cơn đau bụng dưới có thể do:

bac si

Trong những tháng cuối thai kỳ thường có những cơn gò nhỏ, gọi là cơn gò Braxton-Hicks sẽ làm cho các thớ cơ phần trên thân tử cung co rút lại khiến phần eo tử cung được kéo dài ra và mỏng dần thành đoạn dưới tử cung (bình thường eo tử cung dài 0.5cm, khi vào chuyển dạ thực sự đoạn dưới tử cung dài 10cm, trở thành một phần “ống đẻ” cho bé chui qua.

bac si

Nếu những cơn đau này không quá thường xuyên và nhanh chóng biến mất sau vài phút, mẹ bầu không cần quá lo lắng đâu nhé! Vì những hiện tượng này rất bình thường. Có tới 9/10 mẹ bầu gặp phải những cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối.

>>Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

Táo bón cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng dưới ở bà bầu

Táo bón cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng dưới ở bà bầu (Nguồn: Sưu tầm)

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối – Báo động mẹ cần chú ý!

Nếu cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối chỉ xuất hiện khi mẹ bầu ho, làm việc quá sức, hoạt động mạnh và sau khi nghỉ ngơi sẽ biến mất thì mẹ không nên quá lo bởi đây là một hiện tượng rất bình thường, mẹ có thể nghỉ ngơi một chút. Tuy nhiên, trong những trường hợp đau bụng dưới liên tục diễn ra, kèm với các dấu hiệu dưới đây thì mẹ nên nhanh chóng liên lạc với các bác sĩ chuyên khoa hoặc cơ sở uy tín gần nhất, phòng các trường hợp sinh non, sảy thai, nhau bong non, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác, mẹ nhé:

  • Đau bụng dữ dội, vượt quá mức chịu đựng, đặc biệt là vùng bụng phía bên phải.
  • Đau bụng theo chu kỳ có kèm máu chảy ra từ âm đạo.
  • Đau bụng dưới, kèm tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu mùi lạ…
  • Đau bụng đột ngột và dữ dội, kèm hiện tượng xuất huyết tử cung.
  • Đau nhói vùng bụng, có thể kèm máu đông chảy ra.
  • Đau co thắt bụng diễn ra đều đặn, liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Huyết áp rối loạn, có thể kèm biểu hiện sốt, chóng mặt, đau đầu, khó thở, mỏi mệt.
  • Da toàn thân hoặc một vùng có hiện tượng ngứa, vàng da, đôi khi xảy ra tại vùng mắt.

>>Xem thêm: Tiền sản giật là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Nhanh chóng đến bệnh viện ngay nếu những cơn đau bụng dưới xuất hiện kèm triệu chứng xuất huyết âm đạo

Nhanh chóng đến bệnh viện ngay nếu những cơn đau bụng dưới xuất hiện kèm triệu chứng xuất huyết âm đạo (Nguồn: Sưu tầm)

Cách hạn chế đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối

Để giảm thiểu các cơn đau vào tháng cuối mang thai. Mẹ bầu nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Dùng gối hoặc vật mềm để tựa lưng.
  • Lựa chọn tư thế nằm thoải mái nhất.
  • Đứng dậy từ từ.
  • Đi lại nhẹ nhàng thường xuyên.
  • Tham gia các hoạt động thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga
  • Tắm nước ấm (theo Healthline).
  • Khám thai mỗi tuần theo đúng lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa.
  • Hạn chế "việc yêu" trong thời gian này.
  • Tránh các vận động mạnh như: tập thể thao với cường độ cao, leo cầu thang, xách đồ nặng hoặc lao động quá sức.
  • Nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ và đến bệnh viện ngay để được tư vấn và xử trí kịp thời.

>>Xem thêm: Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh cho mẹ bầu

Bên cạnh việc thư giãn cơ thể để giảm thiểu các cơn đau bụng dưới vào những tháng cuối thai kỳ. Đây cũng là thời gian mà mẹ nên chuẩn bị các đồ đi sinh cần thiết. Tã, bỉm sẽ là vật dụng quan trọng mà mẹ không được quên để chuẩn bị đón con yêu chào đời. Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu Châu Âu cùng hàm lượng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp mang đến trải nghiệm êm dịu cho trẻ sơ sinh. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu khả năng thấm hút cực nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo bề mặt khô thoáng và an toàn cho làn da của bé. 

Ngoài ra mẹ có thể thử dòng sản phẩm tã dán Huggies Tràm Trà Tự Nhiên của thương hiệu tã bỉm Huggies. Nhờ ứng dụng công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, tã sẽ làm dịu và kháng khuẩn làn da mỏng manh của bé. Công nghệ bong bóng 3D giúp tã khóa ẩm và ngăn thấm ngược vượt trội tới 99,9%. Mẹ có thể cân nhắc trong "hành trang" chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé. 

Sản phẩm tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade giúp nâng niu làn da nhay cảm của bé

Sản phẩm tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade giúp nâng niu làn da nhay cảm của bé (Nguồn: Huggies)

Câu hỏi thường gặp

Thai 38 tuần đau nhói bụng dưới có đáng ngại không?

Đau bụng dưới ở tuần thai thứ 38 là dấu hiệu cho thấy mẹ chuẩn bị chuyển dạ hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe khác. Tốt nhất, mẹ nên đến bệnh viện để được các bác sĩ theo dõi và thăm khám một cách tốt nhất.

Thai 36 tuần đau bụng dưới và đau lưng

Các cơn gò sinh lý thường xuất hiện nhiều từ tuần thai thứ 33 trở đi khiến nhiều mẹ gặp tình trạng đau bụng dưới. Cơn gò này sẽ xuất hiện khi mẹ hoạt động mạnh, do đó mẹ cần chú ý nghỉ ngơi giữ sức khỏe, tránh vận động nặng. Tuy nhiên nếu cơn gò diễn ra dồn dập kèm rò rỉ nước ối hay chảy máu âm đạo thì tốt nhất mẹ nên đến ngay các cơ sở y tế để được chuẩn đoán tình trạng. Bởi đây rất có thể là dấu hiệu mẹ chuyển dạ sớm.

Tóm lại, bà bầu đau bụng dưới tháng cuối là hiện tượng bình thường và không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, mẹ là người hiểu rõ nhất về cơ thể cũng như sức khỏe mình. Vì vậy, nếu những cơn đau làm bạn lo lắng, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies®và đừng quên tìm hiểu xem trong túi dự sinh của các mẹ Huggies® có gì nhé!

Ngoài ra, các mẹ tháng cuối có thể tìm hiểu thêm về những vấn đề sinh nở,chuyển dạ tại chuyên mục Sinh con trên website huggies.com.vn.

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/low-belly-pain-when-pregnant

https://www.healthline.com/health/pregnancy/low-belly-pain-when-pregnant

https://www.parents.com/pregnancy/my-body/aches-pains/pregnancy-abdominal-pain/

 

Sản phẩm bố mẹ tìm mua nhiều: Bộ đôi tã dán Huggies size NB và tã dán Huggies tràm trà size S dành cho các bé từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Mang thai 30/01/2019

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Khám thai lần đầu khi nào?

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Là 3-17 ngày, để chắc chắn hơn bạn đang mang thai nên theo dõi sau 1 tuần chậm kinh và 3 tuần sau khi thụ thai.

Mang thai 17/05/2022

Phôi Thai Có Từ Tuần Thứ Mấy? Giai Đoạn Phát Triển Phôi Thai

Phôi thai có từ tuần thứ mấy? Thời điểm nào phôi thai sẽ xuất hiện, phát triển và làm tổ? Huggies sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này trong bài viết sau.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;