Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Chiều cao cân nặng trẻ 5 tuổi bao nhiêu là chuẩn?

Chiều cao cân nặng của trẻ 5 tuổi

Chiều cao cân nặng trẻ 5 tuổi và cách giúp bé phát triển tối ưu

Dựa vào chiều cao cân nặng trẻ 5 tuổi theo chuẩn, mẹ có thể nhận định rõ sự phát triển của bé để xem bé có đang phát triển bình thường hay không. Bé 5 tuổi của mẹ có đang phát triển đúng tuổi? Tham khảo ngay bài viết sau mẹ nhé!

Chiều cao cân nặng trẻ 5 tuổi bao nhiêu là chuẩn?

Không tăng trưởng nhanh như những năm đầu đời, chiều cao và cân nặng trẻ 5 tuổi phát triển chậm và ổn định qua từng năm. Cân nặng trẻ 5 tuổi trung bình có thể tăng thêm 1-2 kg, trong khi chiều cao bé 5 tuổi trung bình tăng hơn 3-6 cm trong giai đoạn này.

Theo WHO, chiều cao bé gái 5 tuổi trong giai đoạn này sẽ khoảng 107,9 cm và với các bé trai là 109,2cm. Để phát triển đồng đều với chiều cao, trẻ 5 tuổi cân nặng bao nhiêu kg là chuẩn? Về cân nặng trẻ 5 tuổi, các bé trai sẽ nặng trung bình 18.4 kg, bé gái 4 tuổi cân nặng khoảng 17,9kg.

Không cần theo dõi cân nặng của bé từng tháng như giai đoạn sơ sinh, với các bé 5 tuổi, mẹ có thể theo dõi cân nặng và chiều cao của bé theo từng năm, hoặc 6 tháng/ lần để nắm rõ tình hình phát triển của bé. Theo dõi cân nặng và chiều cao trẻ 5 tuổi cũng giúp mẹ dễ dàng phát hiện những dấu hiệu sức khoẻ bất thường của bé như: vấn đề về suy dinh dưỡng hay thừa cân, còi xương... để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cho hay:

bac si

Theo tổ chức Y Tế thế giới, bé trai 5 tuổi trung bình nặng 16-21kg, nếu bé trên 24,2kg là béo phì, dưới 14.1kg là suy dinh dưỡng. Tương tự bé gái 5 tuổi trung bình nặng 15.8-21.2kg, nếu bé trên 24.9kg là béo phì, dưới 13.7kg là suy dinh dưỡng. Về chiều cao, bé trai 5 tuổi cao trung bình 105.3-114.6cm, nếu bé dưới 100.7cm là thấp so với tuổi. Riêng bé gái 5 tuổi cao trung bình 104.7-114.2cm, nếu bé dưới 99.9cm là thấp nhé!

Sự phát triển cân nặng chiều cao ở trẻ quan trọng nhất không phải là con số bao nhiêu mà sự phát triển đều đặn qua thời gian mỗi 6 tháng hoặc mỗi năm. Một số trẻ có chỉ số cân nặng chiều cao ở ngưỡng thấp nhưng có sự gia tăng đều đặn mỗi năm theo chuẩn thỉ vẫn xem là bình thường mẹ nhé.

bac si

Tã cao cấp Huggies Platinum với ưu điểm vượt trội sẽ tạo sự khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng

Tã cao cấp Huggies Platinum với ưu điểm vượt trội sẽ tạo sự khô thoáng cho da bé trong quá trình vận động (Nguồn: Huggies)

Sự phát triển thể chất của trẻ 5 tuổi

Trẻ 5 tuổi có khả năng đi, đứng, chạy nhảy khá là vững vàng. Thậm chí, bé còn có khả năng di chuyển với một tốc độ rất nhanh và có sự phối hợp chuẩn xác giữa các động tác. Bạn sẽ thấy bé lăng xăng trên sân chơi và lúc nào cũng mồ hôi mồ kê nhễ nhại khi vui chơi cùng các bạn. 

Không những vậy, ở độ tuổi này, bé cưng của bạn còn được ví là một vận động viên tí hon với tầm nhìn 20/20, mỗi năm bé sẽ tăng thêm 2kg và cao hơn khoảng 6cm.

Cột mốc phát triển quan trọng

Kỹ năng vận động tinh và vận động thô của trẻ đang dần được hoàn thiện. Chính vì vậy, ở độ tuổi này, trẻ sẽ đạt được các cột mốc phát triển thể chất như:

  • Khả năng phối hợp tốt hơn, cơ thể trẻ cũng trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn 
  • Trẻ có thể chạy, nhảy cao với khả năng giữ thăng bằng rất tốt 
  • Trẻ biết đi xe đạp 2 hoặc 3 bánh 
  • Giữ thăng bằng 1 chân được lâu 
  • Trẻ có thể tự mặc quần áo, cài nút và khóa kéo, có thể tự buộc dây giày 
  • Trẻ có thể sử dụng thành thạo đũa, thìa khi ăn uống. 

Cột mốc phát triển cảm xúc và xã hội của trẻ 5 tuổi

Theo Verywellfamily, khi bước sang tuổi lên 5, trẻ sẽ biết cách kiểm soát và điều tiết cảm xúc tốt hơn. Không những vậy, trẻ cũng rất hào hứng với các hoạt động giao tiếp xã hội như kết bạn và muốn nhận được phản hồi tích cực từ người lớn. 

Mặc dù những cơn khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 đã qua đi nhưng đôi khi trẻ vẫn bộc phát những cảm xúc tiêu cực khi có điều gì đó không hài lòng. Bé có thể dễ tự ái, cảm thấy buồn bã khi không được chú ý hoặc sẵn sàng xông vào để lấy lại món đồ chơi của mình… 

Ngoài ra, đây cũng là độ tuổi mà nhiều trẻ bắt đầu biết nói lên cảm xúc của chính mình, chẳng hạn trẻ có thể nói với bạn: “Mẹ ơi, con cảm thấy không vui khi phải đi ngủ sớm”. Nếu bé cảm thấy buồn bã về một điều gì đó, con có thể chia sẻ thẳng thắn với bạn, chẳng hạn như: “Mẹ ơi, con đang giận bạn Y.!”. 

Cột mốc phát triển quan trọng

  • Trẻ 5 tuổi có thể rời xa cha mẹ trong một thời gian nhất định mà không cảm thấy buồn bã quá mức 
  • Biết chia sẻ đồ chơi với những đứa trẻ khác 
  • Có xu hướng muốn làm người chỉ huy, đặc biệt là khi chơi với bạn 
  • Có thể nói dối để làm hài lòng bố mẹ, bạn bè 
  • Thích ra ngoài chơi, dù đó chỉ là một chuyến đi ngắn ngủi 
  • Thích chơi trò chơi đóng kịch, chơi với người bạn trong trí tưởng tượng. 

Cột mốc phát triển cảm xúc và xã hội của trẻ 5 tuổi

Trẻ trong độ tuổi này bắt đầu hiểu sự khác biệt giữa “đúng” và “sai”. Trẻ cũng hiểu rõ các quy tắc cơ bản và muốn tuân theo để làm bạn hài lòng. 

Ngoài ra, một đứa trẻ 5 tuổi cũng có rất nhiều thắc mắc, tò mò về thế giới xung quanh. Bé luôn háo hức được khám phá và học hỏi những điều mới mẻ. Chính vì vậy, bạn sẽ thấy bé sẵn sàng tháo tung mọi thứ để xem chúng hoạt động ra sao. Bé cũng rất hứng thú với các hình khối, màu sắc qua trò chơi xếp hình, lego… 

Ở độ tuổi này, trẻ có thể thể hiện nhu cầu và mong muốn của mình bằng lời nói. Ngôn ngữ của trẻ dần trở nên dễ hiểu và trẻ cũng có thể hiểu các hướng dẫn phức tạp hơn từ bạn. Ngoài ra, sẽ có lúc bạn gặp phải tình huống trẻ nói không ngừng nghỉ, hỏi liên tục và sử dụng thành thạo những câu cảm thán, từ ngữ đa dạng. 

Cột mốc phát triển quan trọng 

  • Hiểu khái niệm đơn giản về thời gian 
  • Có thể đếm ít nhất đến 10 hoặc nhiều hơn 
  • Ghi nhớ và gọi tên ít nhất 4 màu 
  • Ghi nhớ một số chữ cái 
  • Gọi tên các sự vật quen thuộc 
  • Có thể viết được một số chữ cái, con số 
  • Có thể kể một câu chuyện rõ ràng, rành mạch 
  • Sử dụng chính xác các đại từ như con, cô, bác… 
  • Hiểu và thực hiện các mệnh lệnh gồm 3 bước, chẳng hạn: thay đồ, ăn sáng rồi đến trường học 
  • Hiểu được trình tự của một câu chuyện, cái gì diễn ra đầu tiên, tiếp đó là gì và kết thúc như thế nào

Các kỹ năng sống cơ bản trẻ 5 tuổi có thể học được

  • Sử dụng đũa: Dưới 5 tuổi, bé thường được ăn bằng thìa. Khi bước sang tuổi thứ 5, bố mẹ nên tập cho bé cách sử dụng đũa. Sự vụng về, làm rơi vãi thức ăn ban đầu sẽ làm bố mẹ hơi cáu giận. Tuy nhiên, bố mẹ cần kiên trì, con sẽ học cách cầm đũa rất nhanh và bố mẹ sẽ cảm thấy bất ngờ xen lẫn hạnh phúc khi chứng kiến con trưởng thành hơn sau mỗi bữa ăn. 
  • Vệ sinh cá nhân: Bé có thể tự súc miệng, đánh răng và rửa mặt. Người lớn cũng nên dạy trẻ cách rửa tay trước mỗi bữa ăn và nhận biết khi nào thì quần áo của mình bị bẩn cần phải giặt. Đối với các bé gái, việc chải chuốt làm điệu cũng rất quan trọng. Bạn hãy dạy con thói quen tóc tai luôn gọn gàng và chọn trang phục phù hợp với từng hoàn cảnh. 
  • Mặc quần áo: Hàng ngày mỗi khi tắm cho con xong, bố mẹ hãy để trẻ tự chọn quần áo và tự mặc đồ. Có thể ban đầu trẻ sẽ không làm mọi thứ được theo ý bố mẹ. Tuy nhiên, hãy luôn động viên và đừng tiếc những lời ủng hộ dành cho bé. Con sẽ cảm thấy ý kiến của mình được tôn trọng. Song song đó, đừng quên dạy con phải để quần áo thật ngăn nắp và gọn gàng nhé. 
  • Dạy trẻ biết nói ‘cảm ơn’ và ‘xin lỗi’: Bé 5 tuổi đã đủ nhận thức để hiểu được nên dùng những câu nói đó trong hoàn cảnh nào. Vì vây, việc dạy bé ngay thời điểm này rất có lợi cho việc hình thành nhân cách của trẻ sau này. 
  • Dạy con làm việc nhà: Trẻ 5 tuổi đã có thể làm được những công việc đơn giản như tự xếp gọn đồ chơi của mình thật ngăn nắp. Mục đích của việc này chính là dạy trẻ cách trân trọng những gì mình đang có cũng như ý thức trách nhiệm với những thứ là của mình. 
  • Ghi nhớ thông tin đơn giản (tên bố mẹ, địa chỉ nhà,...): Nhớ các thông tin cơ bản sẽ giúp con an toàn nếu chẳng may đi lạc. 
  • Biết chia sẻ: Trẻ em 5 tuổi đã nhận biết được các mối quan hệ quanh mình. Dạy trẻ cách biết chia sẻ trong cuộc sống là vô cùng quan trọng vào lúc này. Trẻ sẽ có lòng bao dung hơn và hạn chế dùng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn.

Chăm sóc bé 5 tuổi phát triển vượt trội

Chăm sóc bé 5 tuổi phát triển vượt trội

Giống như các độ tuổi khác, để giúp bé phát triển chiều cao, cân nặng cũng như trí não vượt trội, mẹ nên đặc biệt lưu ý đến vấn đề dinh dưỡng, giấc ngủ cũng như khuyến khích bé vận động nhiều hơn.

  • Dinh dưỡng đầy đủ: Bé 5 tuổi cũng cần được bổ sung đầy đủ nguồn dinh dưỡng từ các nhóm chất cơ bản: Tinh bột, chất đạm, béo, vitamin và các khoáng chất trong 3 bữa chính. Đồng thời, mẹ cũng có thể bổ sung dinh dưỡng cho bé với 2-3 bữa phụ/ ngày bằng các thực phẩm như trái cây, sữa chua, sữa tươi, bánh mì…
  • Bảo vệ giấc ngủ của bé 5 tuổi: Thời gian ngủ lý tưởng của bé trong giai đoạn này là khoảng 10-12 tiếng. Nếu không ngủ đủ giấc, bé con của mẹ có thể trở nên cáu kỉnh và khó chịu vào ban ngày. Để giúp bé có giấc ngủ ngon, mẹ nên hạn chế sự xuất hiện của các thiết bị điện tử trong phòng bé. Không chỉ làm bé con khó ngủ, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy các thiết bị điện tử còn là nguyên nhân làm bé bị béo phì nữa đó mẹ ơi.
  • Những trò chơi phát triển trí não và thể chất: Bước vào tuổi lên 5, bé đã có tư duy độc lập, biết suy nghĩ và hình thành tính cách riêng biệt. Bé cũng biết cách đọc, phát âm rõ chữ và yêu thích các trò chơi vận động. Mẹ có thể khuyến khích bé tham gia các hoạt động như nhào lộn, chạy vượt chướng ngại vật, chạy xe đạp, trượt ván… Những trò chơi đòi hỏi sự tư duy như lego, trốn tìm, các trò chơi mô hình lắp ghép xe, nhà… cũng rất phù hợp để bé 5 tuổi phát triển trí não.

Chiều cao cân nặng trẻ 5 tuổi như thế nào là chuẩn? Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp mẹ có được câu trả lời cũng như hiểu thêm về cách chăm sóc bé 5 tuổi. Ngoài ra, để theo dõi sự phát triển của bé, mẹ có thể tham khảo thêm Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hoặc tham khảo thêm tại chuyên mục Chăm sóc bé để biết thêm những hữu ích về cách chăm sóc và nuôi dạy con nhé!

Avatar expert

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi, Khám chữa bệnh trẻ em, Tham vấn dinh dưỡng và chích ngừa sẽ cùng đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® giải đáp thắc mắc của Mẹ.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;