MỤC LỤC BÀI VIẾT
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi được xem là một tiêu chuẩn để bố mẹ theo dõi sự phát triển của bé. Bảng được xây dựng với tổ chức Y tế thế giới (WHO) nên bố mẹ có thể yên tâm về mức độ uy tín. Bây giờ, cùng theo dõi bài viết sau của Huggies để tìm hiểu chi tiết về chỉ số chuẩn của con mình nhé!
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái và bé trai từ 0 - 12 tháng tuổi theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng của bé gái sơ sinh từ 0 - 1 tuổi
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh chuẩn WHO từ 0-12 tháng tuổi:
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn WHO của bé sơ sinh gái
>> Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng của bé gái từ 0 - 18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng của bé trai sơ sinh từ 0 - 1 tuổi
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn WHO của bé sơ sinh trai
>> Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng bé trai từ 0 - 18 tuổi chuẩn theo WHO
Hướng dẫn cách tra bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn theo WHO
Để dễ dàng theo dõi sự phát triển của bé, Huggies sẽ hướng dẫn đến bạn cách để đọc bảng chiều cao cân nặng cho cả bé gái và bé trai:
Có 3 cột lớn là cột “Tuổi” ” Cân nặng” ” Chiều cao”. Ba Mẹ gióng theo hàng ngang, từ cột “Tuổi” gióng sang cột cân nặng, chiều cao. Nếu cân nặng và chiều cao của bé đang nằm ở cột:
- Trung bình: Chiều cao cân nặng của bé đang đạt chuẩn trung bình.
- Dưới “giới hạn dưới”: Bé có thể đang suy dinh dưỡng, thiếu cân hoặc thấp còi.
- Trên “giới hạn trên”: Bé thừa cân béo phì (xét theo cân nặng) hoặc rất cao (xét theo chiều cao).
>> Tham khảo: Các giai đoạn phát triển của trẻ
Trẻ sơ sinh phát triển như thế nào trong 12 tháng đầu?
Trong 3 tháng tuổi đầu
Trong ba tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh bắt đầu quen với môi trường xung quanh, đặc biệt là sự gần gũi với gia đình như bố mẹ, ông bà,... Có một số thay đổi rõ rệt trong phản ứng của trẻ trong giai đoạn này, bao gồm khả năng cười và phản hồi lại nụ cười, khả năng đưa tay lên miệng, cầm nắm đồ vật, và khả năng tập trung vào các vật thú vị.
Trong 3 tháng từ 4 - 6 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu làm quen và tiếp cận với môi trường xung quanh bằng cách phát ra âm thanh thực, lật và trườn để di chuyển, sử dụng tay để lấy các đồ vật xung quanh và thể hiện sự vui mừng bằng cách cười nhanh và to.
Trong 3 tháng từ 7 - 9 tháng tuổi
Trẻ hiện đã nắm được cách bò và trườn để di chuyển đến những nơi mà trẻ muốn, và đáng kể là trẻ cũng có khả năng tự ngồi sau khi nhận được sự hỗ trợ từ cha mẹ. Để thúc đẩy sự phát triển trí não, cha mẹ nên tăng cường tương tác với trẻ, tạo ra những kích thích và hoạt động mới.
Trong 3 tháng cuối đến khi 1 tuổi
Giai đoạn cuối cùng đánh dấu mốc thời gian 1 năm tuổi này trẻ có sự phát triển rõ ràng, bắt đầu biết tự ăn bằng muỗng, nói từ đơn giản, thích khám phá xung quanh, học theo hành động của bố mẹ,...
Trẻ sơ sinh phát triển rõ rệt trong những năm tháng đầu đời (Nguồn: Sưu tầm)
Cách đo chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh
Khi thực hiện cân cho trẻ, các thao tác chuẩn bạn cần thực hiện như sau:
- Đảm bảo cân nhảy về số 0 hoặc vị trí thăng bằng trước khi cân.
- Bạn nên cân bé vào một thời điểm cố định trong ngày, tốt nhất là buổi sáng sớm, sau khi bé đi tiểu tiện và vẫn chưa ăn sáng. Nếu không được như vậy thì ít nhất bạn nên cân bé trước bữa ăn.
- Cho bé mặc quần áo tối thiểu, bỏ giày dép, mũ nón và các vật khác trong người.
- Bé đứng giữa mặt cân mắt nhìn thẳng, không được cử động tay chân. Với trẻ sơ sinh, bạn đặt nằm ngửa hoặc ngồi giữa lòng máng hoặc thúng để cân.
- Cha mẹ nhìn thẳng chính giữa mặt cân, ghi số cân theo kg với 1 số lẻ (ví dụ 12.5kg)
Đối với việc đo chiều cao cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 2 tuổi, chúng ta sẽ áp dụng phương pháp đo chiều dài ở tư thế nằm và được thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bạn cần lựa chọn một mặt phẳng cố định như mặt giường, sàn nhà… để đặt bé nằm lên.
- Dùng 1 chiếc thước dây đặt bên cạnh và song song với chiều nằm của trẻ.
- Duỗi chân bé nhẹ nhàng sao cho hai gót chân chạm nhau.
- Cuối cùng, bố mẹ đo chiều dài cho bé từ vị trí đỉnh đầu cho đến gót chân và đọc kết quả với đơn vị đo là cm.
>> Tham khảo:
- Cách tính chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ theo WHO
- Cách theo dõi biểu đồ chiều cao cân nặng của trẻ
Đo chiều cao của bé sơ sinh trong tư thế nằm (Nguồn: Sưu tầm)
Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh
1. Gen di truyền
Di truyền là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các chỉ số chiều cao cân nặng của trẻ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, yếu tố di truyền có một nhân tố tác động lớn đến sự phát triển và kích thước các bộ phận cơ thể bé. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì chiều cao của trẻ thường chỉ chịu ảnh hưởng của khoảng 23% từ yếu tố di truyền mà thôi.
2. Dinh dưỡng và môi trường sống
Theo nghiên cứu của Đại học Liên hợp quốc tại Tokyo, yếu tố môi trường bên ngoài như dinh dưỡng là điều rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Ví dụ như tình trạng trẻ suy dinh dưỡng có thể làm chậm quá trình phát triển thể chất của bé. Nó không những tác động đến xương, độ chắc khỏe của răng, kích thước các cơ quan trong cơ thể mà còn làm trì hoãn khả năng phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì.
3. Các bệnh lý mạn tính
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Quốc gia, tạp chí y khoa nổi tiếng của Hoa Kỳ, vào tháng 1/2000, trẻ em từ 8 đến 19 tuổi có tiền sử bị mắc phải bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm thường có chiều cao nhỏ hơn và cân nặng nhẹ hơn rất nhiều so với trẻ em khỏe mạnh. Ngoài ra, sự phát triển sinh lý và sức khỏe sinh sản của trẻ trong giai đoạn dậy thì và tuổi vị thành niên cũng bị ảnh hưởng và có thể gặp các rối loạn và trì hoãn.
4. Thời gian ngủ
Giấc ngủ của bé sơ sinh có liên quan đến sự phát triển của chiều cao. Khi ngủ thì cơ thể bé sẽ tiết ra hormon tăng trưởng giúp cơ thể phát triển và tăng chiều cao. Vì thế, một giấc ngủ đủ và sâu giấc rất quan trọng để giúp phát triển chiều cao của em bé.
Phát triển chiều cao bằng cách tạo thói quen cho bé ngủ sớm và cố định một khung giờ (Nguồn: Sưu tầm)
5. Sức khỏe của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai và cho con bú
Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu trong thời gian mang thai đóng vai trò lớn trong sự phát triển toàn diện của bé con sau này, trong đó có chiều cao cân nặng. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu mẹ bầu thường xuyên gặp căng thẳng có thể ảnh hưởng đến tinh thần và trí tuệ của trẻ.
Bên cạnh đó, chế độ ăn của mẹ cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng như sắt, axit folic, canxi và các axit béo cần thiết như DHA trong thời kỳ cho con bú. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ cơ xương và sức đề kháng của bé.
6. Vận động và tập luyện thể thao
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin trẻ em ngày càng lười vận động và thức khuya nhiều hơn. Những hình ảnh trẻ em đá bóng, nhảy dây ngày càng ít mà thay vào đó là hình ảnh dán mắt vào màn hình tivi, điện thoại thông minh hay ipad. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới khả năng phát triển về thể chất lẫn tinh thần của bé. Vì thế, để bé có thể phát triển toàn diện về chiều cao cân nặng bạn cần khuyến khích các bạn nhỏ tham gia các hoạt động ngoài trời, các hoạt động thể thao như đá cầu, bơi lội, đạp xe…
Trẻ em tham gia các hoạt động thể thao giúp phát triển chiều cao cân nặng (Nguồn: Sưu tầm)
Hy vọng rằng bài viết đã mang đến cho bạn những hiểu biết về bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh chuẩn WHO giúp theo dõi sự phát triển của bé con. Để biết thêm thông tin về chiều cao và cân nặng của bé, bố mẹ đừng ngần ngại để lại câu hỏi tại Góc chuyên gia của Huggies để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc. Huggies chúc bé luôn ăn ngoan, ngủ ngoan và duy trì chiều cao, cân nặng chuẩn để bố mẹ được yên tâm!
>> Nguồn tham khảo:
- https://www.who.int/tools/child-growth-standards/standards/length-height-for-age
- https://www.babycenter.com/baby/baby-development/average-weight-and-growth-chart-for-babies-toddlers-and-beyo_10357633
>> Khám phá thêm: