Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Mang thai 3 tháng đầu: Quá trình phát triển của thai nhi & Thay đổi ở mẹ
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Hướng dẫn tư thế ngủ cho bà bầu tốt nhất chuẩn y khoa

tư thế ngủ tốt cho bà bầu

Giấc ngủ ngon cho mẹ bầu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Tư thế ngủ của mẹ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ và không phải tư thế nào cũng phù hợp khi mang thai. Cùng Huggies tìm hiểu về những tư thế ngủ cho bà bầu tốt nhất trong bài viết dưới đây nhé!

>> Tham khảo thêm:

Tầm quan trọng của giấc ngủ trong thai kỳ

Ngủ là hoạt động giúp cơ thể thư giãn và tái tạo năng lượng sau một ngày làm việc, lao động căng thẳng. Đối với phụ nữ mang thai, giấc ngủ là thời gian để các mạch máu hồi phục sau một ngày dài chịu áp lực từ việc tăng lưu lượng máu để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Bên cạnh đó, giấc ngủ trong thời kỳ mang thai còn giúp củng cố hệ thống miễn dịch, kiểm soát phản ứng của cơ thể với insulin, từ đó giảm nguy cơ tăng đường huyết, hạn chế tình trạngtiểu đường thai kỳ.

>> Tham khảo thêm: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu giờ mỗi ngày là đủ

Tầm quan trọng của giấc ngủ trong thai kỳ

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với mẹ bầu và thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)

Tư thế ngủ cho bà bầu an toàn, tốt nhất

Trong thai kỳ, kích thước tử cung sẽ không ngừng mở rộng để đáp ứng đủ chỗ cho sự lớn dần của thai nhi. Các chuyên gia khuyên rằng tư thế ngủ cho bà bầu tốt nhất là nằm nghiêng để mẹ bầu thở dễ dàng hơn, giảm áp lực lên tử cung, hạn chế chèn ép mạch máu và cải thiện quá trình lưu thông máu trong cơ thể.

Bà bầu nằm nghiêng bên nào là tốt? Nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ cho bà bầu được khuyến khích nhất vì:

  • Máu và chất dinh dưỡng dễ dàng đến nhau thai hơn khi mẹ bầu nằm nghiêng sang trái.
  • Tư thế ngủ cho mẹ bầu này giúp tránh tình trạng tử cung đè lên gan.
  • Giảm áp lực lên lưng và chân dưới, mang lại cảm giác thoải mái và thư giãn cho mẹ bầu.
  • Mẹ bầu nằm nghiêng bên trái giúp ngăn chặn hoặc giảm hiện tượng phù chân, đặc biệt trong nhữngtháng cuối của thai kỳ.
  • Cuối cùng, tư thế ngủ nghiêng bên trái cho bà bầu hạn chế tình trạng chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới - nguyên nhân gây giảm lưu lượng tim.

Bên cạnh tư thế ngủ nằm nghiêng bên trái, mẹ bầu nên kết hợp kê cao đầu và gác chân khi ngủ. Từ tuần thứ 16 thai kỳ trở đi, nếu mẹ bầu mắc các bệnh lý về tĩnh mạch hoặc thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm, hãy chú ý gác chân cao. Ngoài ra, nằm cao đầu giúp hạn chế trào ngược dạ dày cho phụ nữ mang thai do tử cung chèn ép. Sử dụng gối mềm để kê cao đầu và lưng, tạo góc 20 độ với giường, giúp giảm áp lực của thai nhi lên đường hô hấp trên, hạn chế ngáy khi ngủ.

Các chuyên gia cũng khuyến khích sử dụng gối ngủ chuyên dụng cho mẹ bầu. Vì hầu hết mẹ bầu không thể duy trì một tư thế nằm trong khoảng thời gian dài, nên việc có một chiếc gối mềm dài để kê phía trước bụng và phía sau lưng sẽ giúp giảm trọng lượng của bụng, giữ cột sống thẳng, giảm sức ép của chân này lên chân kia, mang lại giấc ngủ ngon cho mẹ bầu.

>> Tham khảo thêm: Quá trình thụ thai và chuẩn bị trước mang thai

Tư thế ngủ cho bà bầu an toàn, tốt nhất

Nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu (Nguồn: Sưu tầm)

Những tư thế ngủ thoải mái cho bà bầu theo từng giai đoạn thai kỳ

Tư thế ngủ của bà bầu có thể thay đổi theo từng giai đoạn của thai nhi theo tuần. Dưới đây là gợi ý những tư thế ngủ theo từng giai đoạn cụ thể mẹ bầu cần chú ý để có những giấc ngủ ngon, thư giãn và thoải mái.

Tư thế ngủ tốt cho bà bầu 3 tháng đầu (1-3 tháng thai kỳ)

Trong 3 tháng đầu mang thai, tư thế ngủ của mẹ bầu có thể thay đổi linh hoạt vì phôi thai phát triển trong tử cung và dựa vào khung xương chậu của mẹ, lực tác động chưa đáng kể. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên tránh thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ vì đây không phải là tư thế ngủ tốt cho bà bầu.

>> Tham khảo thêm: Thai 2 tuần có biểu hiện gì? Dấu hiệu nhận biết khi mang thai

Tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng giữa (4-6 tháng thai kỳ)

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, tử cung mở rộng và cơ hoành bị hạn chế khiến hơi thở ngắn và nông hơn. Điều này gây ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng ở mẹ bầu. Đây cũng là thời kỳ quan trọng để bảo vệ bụng, tránh lực tác động. Nếu nước ối nhiều hoặc mang thai sinh đôi, mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái để ngăn axit dạ dày trào ngược. Bên cạnh đó, trong giai đoạn giữa thai kỳ này, mẹ bầu nên mua các loại gối ngủ chuyên dụng để tạo cảm giác thoải mái.

>> Tham khảo thêm: Thai nhi 6 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lưu ý khi siêu âm và dưỡng thai

Tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối (7-9 tháng thai kỳ)

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi thường có xu hướng chuyển động nhiều khiến mẹ bầu mất ngủ. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, tử cung sẽ xoay sang bên phải, nên mẹ bầu nên nằm nghiêng trái để giảm áp lực lên động mạch và xương chậu, đồng thời tăng lưu thông máu và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Nếu chân có dấu hiệu bị phù, mẹ bầu có thể kê cao chân khi nằm nghiêng bên trái để giảm áp lực.

Hiệp hội Bà bầu Mỹ (American Pregnancy Association) khuyến nghị tư thế ngủ cho bà bầu tốt nhất là S.O.S (Sleep on side), tức là nằm nghiêng một bên. Mẹ bầu có thể nằm nghiêng, co nhẹ hai chân và kẹp một gối nhỏ giữa hai chân để giảm áp lực lên cột sống.

>> Tham khảo thêm: Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé

Những tư thế ngủ thoải mái cho bà bầu theo từng giai đoạn thai kỳ

Hướng dẫn tư thế ngủ cho bà bầu theo từng giai đoạn thai kỳ (Nguồn: Frisco)

Những tư thế ngủ khi mang thai cần tránh

Như đã trình bày ở trên, tư thế ngủ cho bà bầu tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái. Nhưng có nhiều mẹ do đã quen nằm ngửa, nằm sấp từ trước nên khi mang bầu mẹ vẫn giữ thói quen này. Tuy nhiên các mẹ chú ý chỉ nên thực hiện tư thế nằm này trong giai đoạn đầu thai kỳ. Vì khi thai càng lớn, các tư thế này sẽ gây ra một số triệu chứng khó chịu cho mẹ & bé.

Tư thế nằm ngửa

Từ giai đoạn thai nhi tuần 24, mẹ bầu không nên nằm ngửa khi ngủ vì:

  • Ở tư thế này, tử cung sẽ đè vào tĩnh mạch chủ dưới, gây ứ trệ tuần hoàn, cản trở máu về tim, từ đó hạn chế lượng máu từ tim bơm ra và hậu quả là huyết áp tụt giảm. Các triệu chứng hay gặp là chóng mặt, mệt, tim đập nhanh hồi hộp, khó thở, mặt nhợt nhạt, đổ mồ hôi lạnh.
  • Nằm ngửa cũng khiến bầu to đẩy dạ dày, cơ hoành lên cao, khiến sản phụ khó thở.
  • Trọng lượng tử cung đè lên cột sống, cơ lưng, ruột và mạch máu lớn, gây đau lưng, bệnh trĩ khi mang thai và suy tuần hoàn, làm giảm tuần hoàn thai nhi.

Vì vậy, bầu nên nằm nghiêng bên trái để an toàn và thoải mái hơn.

>> Tham khảo thêm: Cách giảm đau lưng, đau thắt lưng khi mang thai

Tư thế nằm sấp

Các chuyên gia y khoa khuyến cáo tư thế ngủ cho mẹ bầu không nên áp dụng là nằm sấp vì:

  • Tư thế nằm sấp sẽ khiến trọng lượng mẹ đè lên tử cung và thai, gây áp lực lên ổ bụng, tử cung, tuần hoàn nhau - thai, ảnh hưởng đến tưới máu thai.
  • Gây áp lực lên tử cung và cơ quan tiêu hóa, tăng tình trạng ợ nóng.
  • Ở 3 tháng cuối, thai nhi lớn nhanh, nằm sấp ảnh hưởng đến lưu thông máu và cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.

>>> Xem thêm: Bà bầu và Huyết áp cao

Những tư thế ngủ khi mang thai cần tránh

Nằm sấp và nằm ngửa là tư thế ngủ mẹ bầu cần tránh (Nguồn: Vinmec)

Mẹo giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon đơn giản, hiệu quả

Do trong thai kỳ, có những thay đổi nội tiết + thai lớn, khiến sản phụ luôn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, ăn uống ì ạch khó tiêu nên dẫn đến tình trạng bà bầu mất ngủ, buồn bực. Để xử trí những triệu chứng khó chịu này khi mang thai và có một giấc ngủ ngon, mẹ bầu có thể thử các mẹo sau:

  • Không nghĩ ngợi, lo lắng quá nhiều về việc mất ngủ: Đừng lo lắng thái quá về tình trạng mất ngủ vì càng stress, khiến tình trạng mất ngủ khi mang thai càng nặng nề hơn.
  • Không tự ý mua thuốc ngủ hay các thuốc đông tây y không rõ nguồn gốc và không có sự theo dõi của bác sĩ.
  • Chia sẻ những khó chịu về ốm nghén khi mang thai: Giải toả căng thẳng, khúc mắc trong ngày với chồng hay gia đình về công việc, các nút thắt trong các mối quan hệ.
  • Ăn ngủ đúng giờ: Nên ăn tối trước 19 giờ hay trước khi đi ngủ tối thiểu 3 giờ. Không ăn đêm quá trễ quá vì sẽ làm hệ tiêu hoá ì ạch, đồ ăn ứ đọng, không tiêu hoá được. Có thể uống uống sữa trước khi ngủ 30-60 phút để tranh đói về đêm. Một số món ăn tốt cho bà bầu mà mẹ có thể tham khảo như: bồ câu hầm hạt sen, cháo cá chép,…
  • Vận động nhẹ nhàng trong ngày: Các bài tập yoga dành cho bà bầu, đi bộ 30 phút nhẹ nhàng hít thở không khí trong lành buổi tối, bơi lội…đều khiến cơ thể linh hoạt, dẻo dai, tăng tuần hoàn lên não và các cơ quan khác, tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngồi tĩnh lặng và hít thở sâu còn giúp duy trì tâm lý bình tĩnh, trạng thái tinh thần ổn định, giảm tâm lý tiêu cực ảnh hưởng đến cơ thể, nhất là khi bạn đang đối mặt với áp lực và căng thẳng trong cuộc sống, công việc.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi ngủ: Tắm nước ấm và rửa mặt bằng sữa rửa mặt giúp làm sạch các lỗ chân lông, khiến cơ thể sạch sẽ, dễ chịu. Massage chân, massage cho bà bầu toàn thân giúp giảm triệu chứng mệt mỏi.
  • Đọc sách giấy: Để giúp giảm căng thắng, thư giãn, tăng niềm vui và đam mê. Bạn cũng có thể dành 10- 20 phút trước ngủ để thai giáo, trò chuyện cùng thai nhi giúp kết nối mẹ con thêm sâu sắc. Nên tránh xa các bộ phim bạo lực và tránh sa đà vào các phim bộ dài tập, dẫn đến quên cả thời gian, bỏ lỡ thời khắc buồn ngủ. Tránh xa màn hình tivi và máy tính vì ánh sáng xanh phát ra từ màn hình TV và máy tính gia tăng áp lực lên não.
  • Đi vệ sinh trước khi ngủ để bàng quang được trống: Tránh uống quá nhiều nước trước ngủ vì dễ gây thức giấc ban đêm. Nên tránh thói quen đi tiểu về đêm vì như vậy sẽ tập cho bàng quang (bọng đái) một thói quen hư và ngưỡng chịu đựng áp lực của bàng quang sẽ kém, dễ bị kích thích mắc tiểu ngay cả khi nước tiểu chưa nhiều, lúc nào cũng có cảm giác còn sót nước tiểu.
  • Không gian ngủ thoải mái cho mẹ bầu: Không gian phòng ngủ phải yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, ánh sáng dịu nhẹ, nhiệt độ mát vừa phải 26-28 độ, tránh nhiệt độ quá lạnh về đêm khiến sản phụ bị cảm và nên có một tấm chăn coton mỏng che chắn hờ. Quần áo nên rông rãi thoải mái, mềm, thấm hút mồ hôi. Chăn mùng mền sạch sẽ, thoáng mát, gọn gàng. Các loại gối đỡ lưng hay đỡ bụng cũng giúp giảm trọng lượng của bầu và giảm đau lưng.
  • Nghe một số bài nhạc nhẹ để thư giãn trước khi ngủ: Nghe nhạc nhẹ trước khi ngủ có thể giúp mẹ bầu thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn như nhạc sóng não Delta…

>>> Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Thực đơn cho bà bầu

Mẹo giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon đơn giản, hiệu quả

Những điều cần lưu ý để đảm bảo giấc ngủ ngon cho mẹ bầu (Nguồn: Sưu tầm)

Những câu hỏi thường gặp về “tư thế ngủ cho bà bầu”

Bầu 3 tháng nằm ngửa được không?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể nằm ngửa nếu đã quen, nhưng chỉ nên nằm ngửa trong tháng đầu và tháng thứ 2. Từ tháng thứ 3, nên hạn chế nằm ngửa.

Ngoài ra, tử cung sẽ phát triển trong thai kỳ, mẹ bầu nên lưu ý chèn thêm gối sau lưng khi nằm ngửa để nâng đỡ cơ thể.

Mẹ bầu nằm nghiêng bên phải là trai hay gái?

Tư thế ngủ của bà bầu cũng có thể dự đoán giới tính thai nhi. Nhiều mẹ bầu chia sẻ rằng nếu nằm nghiêng bên phải khi ngủ, khả năng cao là mang thai con trai. Ngược lại, nếu nằm nghiêng trái, có thể mang thai con gái.

Bà bầu cần ngủ bao nhiêu giờ là đủ? Ngủ nhiều có tốt không?

Bà bầu cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nên đi ngủ trước 23h và dành 30 phút ngủ trưa để có thai kỳ khỏe mạnh. Bà bầu có thể ngủ nhiều hơn bình thường do cơ thể cần bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi.

Mẹ bầu ngủ trễ có sao không?

Mẹ bầu thức khuya, ngủ trễ hoặc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý của cả mẹ và con, không tốt cho sự phát triển của trẻ. Trong những tháng cuối thai kỳ, áp lực của bào thai đè lên tĩnh mạch phần thân dưới, gây phù nề. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh thức khuya.

Tư thế ngủ ngồi cho mẹ bầu có tốt không?

Ngủ ngồi đối với bà bầu khá an toàn, thậm chí tư thế này còn giúp bà bầu giảm được chứng ợ chua. Tốt nhất, bà bầu hãy đặt một chiếc gối lên sofa để có điểm tựa thoải mái nhất, sau đó dựa vào đó và ngủ.

Tư thế nằm sau sinh mổ là gì?

Nằm nghiêng là tư thế tốt nhất cho mẹ sinh mổ. Trong 6 giờ đầu sau mổ, không nên dùng gối đầu vì vết mổ bắt đầu đau khi thuốc mê hết tác dụng. Nằm ngửa sẽ làm đau hơn do tử cung co thắt.

Hy vọng những thông tin về tư thế ngủ ở trên sẽ giúp mẹ bầu có được giấc ngủ ngon và giảm mệt mỏi khi mang thai. Bên cạnh việc tìm hiểu các tư thế ngủ cho bà bầu & thai nhi tốt nhất. Mẹ cũng có thể tìm hiểu các đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh ngay từ giây phút này chuẩn bị cho giây phút đón con yêu chào đời. Tã, bỉm Huggies với các ưu điểm vượt trội như: thấm hút tốt siêu tốc, khô thoáng đến tận 12 tiếng, bề mặt từ các sợi mềm mại, khóa ẩm ngăn chất thải thấm ngược,... đã được rất nhiều mẹ bỉm tin dùng. Huggies còn là thương hiệu tã được chứng minh lâm sàng có hiệu quả trong việc chống hăm tốt nhất hiện nay. Mẹ có thể cân nhắc chọn tã Huggies để làm hành trang với con trong những năm tháng đầu đời nhé.

Mẹ đã tìm được biệt danh hay cho con gái, con trai yêu dấu của mình chưa? Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để được giải đáp các thắc mắc nhé.

>> Các bài viết liên quan:

>> Nguồn tham khảo:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Mang thai 30/01/2019

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Khám thai lần đầu khi nào?

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Là 3-17 ngày, để chắc chắn hơn bạn đang mang thai nên theo dõi sau 1 tuần chậm kinh và 3 tuần sau khi thụ thai.

Mang thai 17/05/2022

Phôi Thai Có Từ Tuần Thứ Mấy? Giai Đoạn Phát Triển Phôi Thai

Phôi thai có từ tuần thứ mấy? Thời điểm nào phôi thai sẽ xuất hiện, phát triển và làm tổ? Huggies sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này trong bài viết sau.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;