Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Mang thai 3 tháng đầu: Quá trình phát triển của thai nhi & Thay đổi ở mẹ
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Những lưu ý khi mang thai tháng cuối thai kỳ

Những lưu ý khi mang thai tháng cuối thai kỳ

Chúc mừng mẹ đã gần như hoàn thành quá trình mang thai đầy cảm xúc. Bước vào tháng mang thai cuối cùng, cũng đồng nghĩa với việc mẹ chuẩn bị có thể đón con chào đời trong niềm hạnh phúc rồi! Trong giai đoạn này, có những lưu ý đặc biệt quan trọng nào mẹ cần ghi nhớ? Tham khảo bài viết dưới đây của Huggies ngay, mẹ nhé!

Tham khảo: Mang thai 3 tháng cuối

Những thay đổi bình thường trong tháng cuối thai kỳ

Tháng cuối cùng khi mang thai là giai đoạn quan trọng nhất, đánh dấu sự kết thúc của hành trình mang thai và sự khởi đầu của một cuộc sống mới. Có rất nhiều điều bố mẹ cần tất bật chuẩn bị, tuy nhiên sức khỏe của mẹ và bé vẫn nên được ưu tiên hàng đầu.

Giai đoạn này cơ thể người mẹ sẽ có nhiều thay đổi, mẹ cần đặc biệt lưu ý những thay đổi này xem liệu chúng bình thường hay bất thường, vì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé sau này. Dưới đây là một số thay đổi thông thường mẹ có thể nhận thấy:

  • Tăng cân: Mẹ sẽ tiếp tục tăng cân, nhưng một số mẹ bầu có thể nhận thấy có sự giảm cân trong tháng này, nhưng không đáng lo, vì do sự sụt giảm sản xuất nước ối. Hầu hết mẹ bầu trông rất to, cồng kềnh và không hấp dẫn nhưng đừng lo lắng vì điều đó là hoàn toàn bình thường. Sau khi sinh, với tập thể dục và chế độ ăn uống hợp lý, mẹ sẽ trở nên bình thường.
  • Ngực to hơn: bầu ngực sẽ trở nên to hơn, mềm và bắt đầu rỉ sữa...
  • Đi tiểu thường xuyên: mẹ sẽ thường xuyên đi tiểu trong thời gian mang thai tháng thứ 9. Sự gia tăng trọng lượng của bé, sẽ tạo nên áp lực trên bàng quang càng lớn. Vì vậy, mẹ sẽ cảm thấy một sự thôi thúc thường xuyên đi tiểu. Tháng này, đầu của bé đã xuống tiểu khung để sẵn sàng cho sự ra đời.
  • Gia tăng mệt mỏi: Hầu hết mẹ bầu trở nên dễ mệt mỏi khi mang thai tháng thứ 9, trong khi một số mẹ khác cảm thấy đầy năng lượng. Đừng lo lắng điều này, hoàn toàn phổ biến vì bé của mẹ vẫn đang phát triển. Trong thời gian mang thai tháng thứ 9, bé thường tăng cân 2½ pounds và chiều dài 2 inch. Nói chung, mẹ có thể cảm thấy không thoải mái với áp suất trong bụng mẹ và cân nặng của bé gia tăng. Vì vậy, điều quan trọng là nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
  • Cảm giác phù nề hơn: Mẹ có thể thấy sưng mắt cá chân và bàn chân hơn. Ngoài ra mẹ có thể nhận thấy khuôn mặt mình hơi phúng phính hơn một chút.

Lưu ý:

Chuyển động của bé trong những tháng cuối thay kỳ là một trong những điều mẹ cần đặc biệt lưu ý. Khi nhận ra bất kỳ thay đổi bất thường nào, mẹ nên báo bác sĩ ngay lập tức nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Ngoài ra, mẹ cũng cần tìm hiểu thêm về biểu hiện cơn co thắt Braxton Hicks hay còn gọi dấu hiệu chuyển dạ giả. Mẹ có thể cảm thấy những cơn co thắt thường xuyên hơn vì mẹ đang gần ngày sinh. Khi chuyển dạ thật sự, mẹ có thể nhận thấy những dấu hiệu chuyển dạ dưới đây:

  • Cơn co thắt không ngừng ngay cả khi mẹ di chuyển hoặc thay đổi vị trí của mẹ.
  • Chúng bắt đầu ở phía sau và tỏa dần dần quanh vùng bụng của mẹ.
  • Các cơn co thắt xuất hiện nhiều hơn năm lần một
  • Cơn co kéo dài 30 đến 70 giây.
  • Theo thời gian cơn co càng lúc càng mạnh.
  • Cường độ cơn đau mỗi lúc mỗi tăng lên khi đi bộ .
  • Cơn co xuất hiện vào những khoảng thời gian đều đặn.

Nếu mẹ đột nhiên nhận thấy những cơn co thắt đau đớn hơn và sự xuất hiện chất dịch từ âm đạo không có mùi và không màu, hoặc tiêu chảy bất thường hoặc rò rỉ chất nhầy. Sự xóa mở cổ tử cung bắt đầu và trở nên mỏng hơn khi bé chuẩn bị ra đời, đây chính là thời điểm cần đưa mẹ đến bệnh viện ngay vì túi ối đã vỡ và bé đã sẵn sàng để ra đời!

Tham khảo: Cẩm nang mẹ bầu 3 tháng cuối

Mẹ có biết:

Ở thời điểm này, mẹ có thể chuẩn bị trước tã, bỉm cho bé cùng miếng lót sơ sinh, sẵn sàng cho hành trang đón bé chào đời. Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Những dấu hiệu bất thường trong khi mang thai tháng cuối thai kỳ

Bên cạnh những thay đổi thông thường, mẹ cũng cần lưu ý đến bất kỳ dấu hiệu nào bất thường nhằm tìm biện pháp can thiệp kịp thời. Sau đây là một số dấu hiệu bất thường mẹ bầu cần lưu ý.

Xuất hiện các cơn đau gò cứng bụng

Ở thời điểm này, sự khó chịu ở phần bụng ngày một nhiều. Nguyên nhân là do em bé đã lớn hơn rất nhiều nên tử cung của mẹ phình to hơn và chèn ép các cơ quan xung quanh.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng lưu ý rằng:

bac si

Ở cuối thai kỳ, mẹ có thể bạn gặp phải các cơn đau co thắt tử cung Braxton Hicks gây chuyển dạ giả. Các cơn co thắt này thường không đều và thưa, cũng không thể dự đoán được. Không giống như chuyển dạ thật, các cơn gò này thường không gây ra sự giãn nở của cổ tử cung và cũng không kéo dài với cường độ mạnh và tần suất đều.

bac si

Khi mẹ hoạt động, tập thể dục hay làm việc trong thời gian dài, các cơn gò cứng bụng sẽ xuất hiện. Đây là hiện tượng phổ biến đối với các mẹ bầu. Nếu mẹ ngồi nghỉ một lúc, các cơn đau này cũng giảm đi thì mẹ không cần quá bận tâm.

Nếu như các cơn đau vẫn không thuyên giảm mà tần suất xuất hiện còn nhiều hơn kèm ra nút nhầy hồng, ra máu hay vỡ ối thì đây có thể là dấu hiệu của chuyển dạ thật. Chẩn đoán chuyển dạ thật sự là khi có ≥ 2 cơn co dài ≥ 20 giây mỗi 10 phút, các cơn gò này gây đau.

Cơn gò trong chuyển dạ thật thường tiến triển và ngày càng dày lên. Dù mẹ nghỉ ngơi hay di chuyển, hoặc thay đổi vị trí như thế nào thì cơn gò cũng sẽ không ngưng lại.

Chuyển dạ sẽ gồm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 xóa mở cổ từ cung. Trong giai đoạn 1 là giai đoạn xóa mở CTC thì sẽ có 2 pha: pha tiềm thời (CTC mở < 6="" cm)="" và="" pha="" hoạt="" động="" (ctc="" /> 6cm)
  • Giai đoạn 2: sổ thai tức thai nhi đi trong ống đẻ cho đến khi sổ thai ra
  • Giai đoạn 3: sổ nhau

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng bổ sung thêm:

bac si

Dựa vào các giai đoạn chuyển dạ và khi thấy những dấu hiệu bất thường, mẹ cần phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt, nhất là các trường hợp vỡ ối tại nhà. Với các trường hợp thấy dịch âm đạo ri rỉ ướt khác bình thường, mẹ cũng cần vô viện để loại trừ khả năng ối rỉ một cách thầm lặng. Nếu ối rỉ quá lâu (> 18 giờ) thì nguy cơ nhiễm trùng sẽ cao, ảnh hưởng về lâu dài đến tiên lượng mẹ con.

bac si

Chảy máu

Nếu bị chảy máu khi mang thai tháng cuối thì có thể mẹ đã đến lúc chuyển dạ hoặc gặp một vấn đề bất thường. Vì vậy, khi gặp hiện tượng trên, mẹ cần phải đi bác sĩ ngay.

Đột nhiên bị đau bụng kèm theo chảy máu

Đây có thể là biểu hiện của một số tình trạng sau:

  • Dọa sinh non: Do tử cung co thắt, các cơn gò cứng sẽ xuất hiện đều đặn trong khoảng thời gian nhất định tương tự như đau chuyển dạ.
  • Dọa sảy thai: Dù mẹ đã dừng mọi hoạt động và ngồi nghỉ, nhưng cơn gò cứng bụng vẫn không giảm và có máu đông chảy ra.
  • Nhau bong non: Thông thường, nhau thai sẽ tự bong ra cơ thể của mẹ sau khi sinh. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp, nhau thai bong trước khi được sinh ra. Khi bị tình trạng này, mẹ sẽ phải đối diện với các cơn đau dữ dội và bất ngờ. Tử cung của mẹ sẽ bị xuất huyết nhưng lượng máu chảy ra ngoài lại không nhiều.

Phụ nữ mang thai tháng thứ 9 cần lưu ý điều gì?

Nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong tháng cuối cùng của thai kỳ, cũng như chuẩn bị tốt nhất cho thời điểm lâm bồn, mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Trong tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ cần gặp bác sĩ sản khoa mỗi tuần. Trong mỗi lần khám, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung của mẹ có những thay đổi gì chỉ ra các dấu hiệu báo sinh. Trong những lần khám cuối cùng với bác sĩ sản khoa, hãy hỏi bác sĩ nếu mẹ vẫn còn bất kỳ câu hỏi nào về chuyển dạ và sinh nở.
  • Tập thở: Với việc tăng kích cỡ bụng, mẹ sẽ khó thở hơn. Vì vậy, tốt hơn là mẹ nên học các kỹ thuật thở và cũng có thể tham gia các lớp học yoga trước khi sinh. Ngoài ra, khi mẹ bước vào chuyển dạ thực sự, các kỹ thuật thở này sẽ giúp mẹ rất nhiều.
  • Tập thể dục cho bà bầu: nếu bác sĩ của mẹ chấp thuận, mẹ có thể và nên tiếp tục di chuyển. Tập thể dục có thể giúp mẹ làm giảm đau nhức trong giai đoạn những tháng cuối thai kỳ, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp tâm trạng tốt hơn và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng như tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ.
  • Hãy chuẩn bị tinh thần và thể chất cho những điều sắp xảy ra. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên uống thuốc bổ vitamin. Ăn một lượng nhỏ vài lần và ăn những thức ăn lành mạnh.
  • Mẹ không nên hút thuốc hoặc uống rượu vì chúng có thể gây hại nghiêm trọng cho bé của mẹ. Mẹ nên tự hào về mình là đã đối mặt với tất cả những thách thức, đau đớn, đau nhức và khó chịu. Bây giờ mẹ đang ở trong giai đoạn hân hoan chào đón một thiên thần nhỏ bé sắp ra đời.
  • Hãy cố gắng thư giãn càng nhiều càng tốt và mẹ chỉ nên nghĩ đến các khía cạnh tích cực về những việc sắp tới. Hãy dành thời gian để đọc hay suy nghĩ về những ngày đầu của em bé để giúp ngăn ngừa sự hoảng loạn và căng thẳng sau khi sinh. Nghe nhạc thư giãn và uống một lượng nước trái cây mình thích để có cảm giác thoải mái hơn.
  • Ngủ, ngủ, và ngủ: Điều này xuất phát từ kinh nghiệm các mẹ bầu. Mẹ cố gắng tranh thủ ngủ khi có thể. Mất ngủ có thể gây nhiều ảnh hưởng bất lợi cho mẹ, hãy cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Chất lượng giấc ngủ không những tốt cho mẹ mà cả cho bé yêu đang phát triển trong bụng mẹ.
  • Nếu bạn đã con con, nên dành thời gian để chuẩn bị tinh thần cho con vể việc bé sẽ trở thành anh/chị gái của em bé trong bụng mẹ. Mẹ có thể thủ thỉ với bé về việc đặt tên cho em, chọn màu áo, màu quần,...giúp bé khỏi bỡ ngỡ khi em ra đời. Đó là một cách quan trọng để củng cố mối quan hệ gia đình.
  • Tháng cuối thai kỳ có thể là một khoảng thời gian rất đáng trân trọng, đó là khoảng thời gian khi mẹ và ông xã, cùng với bé đầu lòng (nếu có), nên cùng nhau chia sẻ khoảng thời gian rất đặc biệt và đáng nhớ này.
  • Mẹ hay ông xã cũng nên lập danh sách những ai có thể giúp đỡ khi mẹ sinh trong bệnh viện và phân công cụ thể ai làm gì cùng giờ giấc thích hợp. Tình huống khẩn cấp nên liên hệ ai, ngoài ông xã của mẹ ra.
  • Lập kế hoạch tuyến đường đến bệnh viện: trong điều kiện hay kẹt xe hiện nay, hành trình đến bệnh viện trong giai đoạn mẹ chuyển da thực sự đó cũng là mối lo âu. Nhưng nếu mẹ và ông xã có kế hoạch định tuyến trước, có thể giúp tài xế lái xe an toàn và hợp lý đến bệnh viện kịp thời hơn.

Tham khảo: Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Những lưu ý khi mang thai cuối kỳ

Có nên quan hệ tình dục trong tháng cuối thai kỳ?

Câu trả lời vẫn là có, mẹ nhé. Đối với một số mẹ bầu, ở giai đoạn này, việc quan hệ có thể gặp nhiều khó khăn do vùng bụng đã phát triển khá to. Một số lưu ý cho mẹ bầu cùng ông xã trong giai đoạn này cần ghi nhớ như sau:

  • Tư thế quan hệ: Chọn tư thế thoải mái, không cấn bụng để quan hệ nhẹ nhàng.
  • Không sử dụng các vật thể lạ đưa vào cơ thể để tránh viêm nhiễm, bệnh truyền nhiễm,v.v...
  • Tần suất quan hệ: Vừa phải, việc quan hệ quá mức và quá lâu, kém điều độ có thể dẫn đến xuất huyết âm đạo, viêm nhiễm âm đạo trong giai đoạn này.

Việc quan hệ trong giai đoạn này cũng có thể giúp mẹ vượt cạn trong thời gian nhanh chóng, tinh thần thư giãn vì cảm nhận được sự yêu thương từ bạn đời của mình. Tuy nhiên, nếu nằm trong các trường hợp lưu ý về vấn đề sức khỏe như tiền sản giật, tiền sử sảy thai, sinh non, cao huyết áp, mẹ cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Tham khảo: Quan hệ tình dục khi mang thai

Bố mẹ cần chuẩn bị gì trong tháng cuối thai kỳ?

Câu trả lời vẫn là có, mẹ nhé. Đối với một số mẹ bầu, ở giai đoạn này, việc quan hệ có thể gặp nhiều khó khăn do vùng bụng đã phát triển khá to. Một số lưu ý cho mẹ bầu cùng ông xã trong giai đoạn này cần ghi nhớ như sau:

Trẻ sắp được sinh ra đời báo hiệu sẽ có nhiều công việc cần được chăm lo, chuẩn bị chu đáo. Việc chuẩn bị tốt trước khi sinh sẽ giúp bố mẹ giảm thiểu những căng thẳng khi con chào đời và chăm lo cho bé được chu toàn nhất.

Tham khảo: Những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh

Dưới đây là những điều quan trọng bố mẹ cần lưu ý chuẩn bị ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ:

  • Mẹ nên chuẩn bị bộ dụng cụ cho bé khi sinh (đa phần hiện nay ở các bệnh viện có làm điều này, nhưng cũng tùy từng nơi).
  • Chuẩn bị drap giường, gối, khăn lông, dụng cụ tắm rữa, vệ sinh cho bé tại nhà (sau khi bé được xuất viện).
  • Khi chọn đồ cho bé, mẹ chỉ cần mua vừa đủ, không nên mua quá nhiều vì bé sẽ lớn rất nhanh và không mặc vừa nữa.
  • Trang trí phòng bé cũng là điều nên làm nếu mẹ có điều kiện kinh tế.
  • Đem thẻ bảo hiểm y tế của mẹ, giấy tờ khám bệnh và sổ theo dõi sức khỏe mẹ trong kỳ mang thai.
  • Tìm hiểu cách chăm sóc hậu sản cho mẹ nhằm giúp mẹ phục hồi nhanh nhất sau sinh
  • Cùng nhau thảo luận và quyết định tên cho con
  • Đừng quên đăng kí thành viên để tham gia vào câu lạc bộ các mẹ Huggies® để tìm hiểu xem trong túi dự sinh của các mẹ Huggies® có gì nhé!

Tham khảo: Chăm sóc sau sinh

Chúng tôi chúc mẹ có cuộc sinh nở an toàn và gia đình hạnh phúc! Hy vọng em bé mới ra đời sẽ làm thay đổi cuộc sống của mẹ và gia đình sẽ có nhiều niềm vui quý giá mà thậm chí mẹ không thể tưởng tượng. Nếu như mẹ vẫn còn thắc mắc gì vui lòng đặt câu hỏi ở Góc chuyên gia Huggies nhé!

Bạn đã quyết định tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

>> Nguồn tham khảo:

Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:

tã dán sơ sinh Huggies, Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, tã dán Huggies size l, tã dán Huggies size xl, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, tã quần Huggies size l, tã quần Huggies size xl, tã quần Huggies size xxl, Huggies platinum, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum

Ảnh bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

BS. Bùi Thị Thu Hà

Với thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, 11 năm trong việc tư vấn tiền thai sản, Bs. Bùi Thị Thu Hà hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và là thành viên trong đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® sẽ giải đáp những thắc mắc của Mẹ.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Mang thai 30/01/2019

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Khám thai lần đầu khi nào?

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Là 3-17 ngày, để chắc chắn hơn bạn đang mang thai nên theo dõi sau 1 tuần chậm kinh và 3 tuần sau khi thụ thai.

Mang thai 17/05/2022

Phôi Thai Có Từ Tuần Thứ Mấy? Giai Đoạn Phát Triển Phôi Thai

Phôi thai có từ tuần thứ mấy? Thời điểm nào phôi thai sẽ xuất hiện, phát triển và làm tổ? Huggies sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này trong bài viết sau.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;